ngominhdat82

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phạm trù giá trị hàng hóa với nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
 
NỘI DUNG 2
1, Lý luận Mác - Lênin và phạm trù giá trị hàng hoá . 2
1.1, Quan điểm một số trường phái về phạm trù giá trị hàng hoá . 2
1.2, Lý luận giá trị lao động của Các Mác . 2
1.1.1 , Chất giá trị . 2
1.1.2 , Lượng giá trị hàng hoá . 7
2, Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp . 13
2.1 , Vấn đề lợi nhuận trong chủ nghĩa tư bản . 13
2.2 , Lợi nhuận trong kinh tế đổi mới ở nước ta . 14
3, Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế . 17
3.1 , Cách tính lợi nhuận . 17
3.2 , Các biện pháp cụ thể . 18
 
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ấy , vun trồng ; còn thao tác của người thợ dệt vải là dệt . Một người sử dụng cái cày , con trâu , còn người kia sử dụng khung cửi , máy dệt . Cuối cùng người nông dân thu được lúa , người thợ thu được vải .
Lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng càng nhiều loại . Tất cả lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động trong xã hội ngày càng chi tiết . Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá . Bất cứ giá trị sử dụng nào , nếu không phải do thiên nhiên trực tiếp ban cho , thì đều do một lao động cụ thể nào đó tạo ra . Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn , là một phạm trù không thể thiếu trong mọi chế độ xã hội .
Đó là mặt thứ nhất của lao động . Vậy còn thế nào là lao động trừu tượng , mặt thứ hai của lao động ? Ta hãy quay trở lại ví dụ một mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc . Một mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc có nghĩa là lao động làm ra một mét vải bằng lao động sản xuất ra năm kilôgam thóc . Về mặt lao động cụ thể thì lao động làm ra vải hoàn toàn khác với lao động sản xuất ra thóc . Nhưng chúng lại có thể so sánh được với nhau , vì đằng sau các lao động cụ thể có ẩn giấu một cái gì chung mà mọi lao động đều có .Vậy cái chung đó là gì ? Lao động của người thợ dệt vải cũng như lao động của người trồng lúa , tuy về cụ thể thì khác nhau , nhưng đều là sự hao phí sức óc , sức thần kinh và sức bắp thịt của con người . Trên phương diện đó mà xét thì mọi lao động đều là lao động đồng nhất của con người .
Vậy , lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là sự hao phí sức lực của con người nói chung , không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào , thì gọi là lao động trừu tượng .
Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức óc , sưc thần kinh và sức bắp thịt của con người . Nhưng bản thân sự hao phí sức lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là lao động trừu tượng . Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phải quy các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh với nhau được thành một thứ lao động đồng nhất , có thể so sánh với nhau được , tức là phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Vì vậy lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của nền sản xuất hàng hoá .
Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Chúng ta hãy xem xét lại ví dụ vải và thóc . Nếu gạt bỏ sự khác nhau về giá trị sử dụng , thì vải và thóc chỉ còn lại là sự kết tinh của một lao động đồng nhất của con người . Làm ra vải và thóc là hai lao động cụ thể khác nhau . Nhưng nếu xét về mặt tạo ra giá trị , thì hai lao động này lại giống nhau về chất : đó đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người .
Như vậy , xét lao động cụ thể là xem lao động đó tiến hành như thế nào , sản xuất ra cái gì ? còn xét lao động trừu tượng là xem lao động đó tốn bao nhiêu sức lực , hao phí bao nhiêu thời gian lao động .
Là lao động cụ thể , thì lao động tạo ra giá trị sử dụng của các hàng hoá . Là lao động trừu tượng , thì lao động tạo ra giá trị của hàng hoá . Chất của giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng : “ M ”.
Cần thấy rằng không phải có hai thứ lao động được kết tinh trong một hàng hoá , mà chỉ có lao động của một người sản xuất , nhưng lao động đó có hai mặt : một mặt là lao động cụ thể , và mặt khác là lao động trừu tượng . Hàng hoá phải có ích mới có thể có giá trị , cũng như lao động phải có ích mới được công nhận là lao động của con người , mới được coi là lao động trừu tượng của con người .
Đến đây chúng ta tiếp tục phân tích mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá . Như trên đã nói , mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân , cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá . Mâu thuẫn đó được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể , giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá .
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng biểu hiện ở chỗ lao động của người sản xuất hàng hoá , nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung , thì luôn luôn là một bộ phận của lao động xã hội . Nhưng cũng lao động đó , nếu xét về sự hao phí sức lao động dưới một hình thức cụ thể nhất định thì người sản xuất lại không thể biết trước xã hội cần hình thức lao động cụ thể nào , với số lượng bao nhiêu ? Do vậy , có hiện tượng là một bộ phận lao động xã hội có thể bị sử dụng vào những việc không cần thiết của xã hội , không được xã hội thừa nhận . Chỉ có thông qua thị trường mới biết được những lao động cụ thể nào được xã hội thừa nhận hay không .
Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng thể hiện ở chỗ : hàng hoá là giá trị đối với những người sản xuất ra nó và là giá trị sử dụng đối với những người không sản xuất ra nó , nhưng lại cần nó . Muốn thực hiện giá trị của hàng hoá , người chủ của nó phải mất quyền sở hữu về giá trị sử dụng ,nhường nó cho người khác sử dụng . Ngược lại , người khác muốn có quyền sỏ hữu về nó thì phải trả giá trị của nó cho người đang sở hữu nó . Hàng hoá bán được , có nghĩa là giá trị sử dụng biến thành gia trị , mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng được giải quyết và ngược lại . Mâu thuẫn này thể hiện rõ trong thời kỳ khủng hoảng sản xuất thừa , lúc đó hàng hoá bị ứ đọng , sản xuất ra không tiêu thụ được , giá trị hàng hoá không được thực hiện .
1.2.2 , Lượng giá trị hàng hoá :
*Thời gian lao động xã hội cần thiết :
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu giá trị về mặt chất . Bây giờ chúng ta nghiên cứu giá trị về mặt lượng .
Hàng hoá do lao động sản xuất ra . Chất của giá trị hay thực thể của giá trị như đã nói là lao động . Do vậy lượng giá trị hàng hoá do thời gian lao động quyết định .
Gía trị được đo lường như thế nào ? Đo bằng thời gian lao động , và thời gian lao động được chia thành từng khoảng như giờ , ngày tuần tháng ...
Nhưng như thế phải chăng một người lười biếng , vụng về , sản xuất một hàng hoá mất nhiều thời gian , thì hàng hoá của anh ta sẽ có giá trị lớn hơn là hàng hoá do một người thợ giỏi và chăm làm , tốn ít thời gian hơn hay sao ? Tất nhiên là không phải như thế . Thời gian lao động tạo ra giá trị không phải là thời gian cá biệt của từng người sản xuất , mà là thời gian lao động xã hội cần thiết .
Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết ? Đó là thời gian cần để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội , tức là với trình độ kỹ thuật trung bình , trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình . Thông thường đó là thời gian lao động của những người sản xuất và cung cấp tuyệt đại bộ phận một loại hàng hoá nào đó trên thị trường . Hai loại hàng hoá khác nhau mà thời gian lao động xã hội c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Khảo sát giá trị liên kết và ngữ nghĩa của các từ nối theo phạm trù tương phản trong văn bản tiếng V Văn hóa, Xã hội 2
B [Free] Nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu Phạm trù hàng hoá, mối quan hệ giữa lượng giá trị của hàng hoá, năng suất lao động và cườ Tài liệu chưa phân loại 0
A Nghiên cứu phạm trù hàng hoá, mối quan hệ giữa lượng giá trị của hàng hoá và năng suất lao động và c Tài liệu chưa phân loại 0
B Lí luận về giá trị thặng dư phạm trù giá trị thặng dư Tài liệu chưa phân loại 0
T Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư, những phân tích về phương pháp sản xuất Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - Mác đã phân tích như th Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top