Download miễn phí Nghiên cứu tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam





Mục lục
Giới thiệu .3
Mô hình lý thuyết.6
Mô hình thực nghiệm.8
Một sốhàm ý chính sách .18
Kết luận.19
Tài liệu tham khảo .20
Các chú thích trong bài .21



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ơng pháp
GMM (Generalized Method of Moments), với số liệu thu thập từ 15 nước đang phát triển
trong quãng thời gian 28 năm, cũng đưa ra kết quả khá nhất quán với kết quả trên. Theo kết
quả phân tích thực nghiệm của họ, chi thường xuyên có đóng góp quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế, chứ không phải chi đầu tư. Từ số liệu mảng cho 34 tỉnh thành của Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2005 cùng với phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên hàm sản xuất
ngẫu nhiên) và phương pháp tiếp cận phi tham số (dựa trên DEA) Nguyễn Khắc Minh (2008)
đã chỉ ra tính phi hiệu quả trong chi tiêu công tồn tại trong cả chi tiêu công và đầu tư công
hàng năm. Cũng nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân sách và tăng
trưởng kinh tế Phạm Thế Anh (2008b) đã dùng số liệu thu thập được từ 61 tỉnh thành ở Việt
Nam trong giai đoạn 2001-2005. Tác giả chia chi đầu tư và thường xuyên thành năm ngành
khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng tích cực hơn của các khoản chi đầu tư so
với chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại chi thường xuyên có tác động tích cực
hơn đối với chi đầu tư trong một số ngành khác.
Khả năng tác động của mức độ phân cấp tài khoá đối với tăng trưởng kinh tế ở các
nước đang phát triển cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một số nghiên cứu điển hình
như: Davoodi, Xie, Zhou (1995) , Zhang và Zhou (1997, 1998), Davoodi và Zhou (1998),
Woller và Phillips (1998), Lin và Liu (2000)... Theo các nghiên cứu của Zhang và Zhou
(1997) và Lin và Liu (2000), phân cấp tài khoá có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
lần lượt tại Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi nhiều nghiên cứu khác cho kết quả là sự phân
cấp tài khoá làm chậm tốc độ tăng trưởng, ví dụ như Zhang và Zhou (1998) đối với Trung
Quốc, Davoodi, Xie, Zhou (1995) đối với Mĩ và Davoodi và Zhou (1998) đối với mẫu nghiên
cứu bao gồm các nước phát triển và đang phát triển. Ngoài ra, Woller và Phillips (1998) lại
không tìm thấy mối liên hệ nào giữa hai vấn đề này ở các nước đang phát triển. Nguyễn Phi
Lân (2009) với số liệu thu thập được ở 61 tỉnh thành của Việt Nam chỉ ra rằng phân cấp tài
khoá có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt nam.
Như vậy, đã có một số nghiên cứu về vấn đề chi tiêu ngân sách ở các địa phương của
Việt Nam như: Nguyễ Khắc Minh (2008) xét đến hai thành phân chi tiêu ngân sách nói chung
là chi đầu tư và chi thường xuyên; Phạm Thế Anh (2008b) xét đến chi đâu tư và chi thường
xuyên ở các ngành của từng địa phương; Nguyễn Phi Lân (2009) xét cả thu và chi ngân sách
ở các địa phương. Khác với nghiên cứu trên, bài nghiên cứu này phân chia ngân sách địa
phương thành chi đâu tư, chi thường xuyên và chi khác ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp dưới cấp
tỉnh. Câu hỏi mà chúng tui đặt ra cho bài nghiên cứu này là các thành phân chi tiêu ở các cấp
cấp (cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh) đã được phân bổ hợp lý chưa? Liệu có cách phân bổ nào tốt
hơn không?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tui dựa trên một số mô hình lý thuyết về chi tiêu chính
phủ và tăng trưởng kinh tế được sử dụng phổ biến để xây dựng mô hình xem xét đánh giá
hiệu quả các khoản chi ngân sách ở cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh. Với bộ số liệu thu thập được
của 31 địa phương tại Việt Nam, chúng tui xây dựng mô hình kinh tế lượng đơn giản sử dụng
6
phương pháp ước lượng tham số với một số biến kiểm soát ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng
kinh tế của các địa phương. Kết quả của mô hình thực nghiệm cho thấy việc tăng cường đầu
tư cấp huyện và giảm đầu tư cấp tỉnh có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khá lớn.
Chúng tui chỉ đưa ra các nhận định dựa trên kết quả nhận được từ mô hình đề xuất mà không
bàn tới các vấn đề khác có liên quan như công tác quản lý vốn hay hình thức cấp vốn đầu tư
thế nào là hiệu quả nhất.
Ngoài phần giới thiệu bài nghiên cứu của chúng tui có ba phần nữa. Tiếp sau phần này là
phần xây dựng mô hình lý thuyết và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. Tiếp đó, chúng
tui trình bày mô hình thực nghiệm chúng tui đã tiến hành và hàm ý chính sách của mô hình
này. Phần IV là một số kết luận chung của bài viết.
Mô hình lý thuyết
Trên thế giới có ba mô hình rất nổi tiếng về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế
là của Barro (1990),Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Davoodi và Zou (1998). Mô hình
của Barro (1990) nói về tác động của chi tiêu chính phủ nói chung tới tăng trưởng kinh tế.
Mô hình của Devarajan, Swaroop và Zou (1996) phân chia chi tiêu chính phủ thành 2 thành
phần chi tiêu. Mô hình của Davoodi và Zou (1998) chia chi tiêu chính phủ thành 3 cấp là liên
bang, bang và cấp dưới bang. Dựa vào ba mô hình trên chúng tui xây dựng mô hình của bài
nghiên cứu như sau.
Mô hình của chúng tui sử dụng hàm sản xuất với hai đầu vào là tư bản tư nhân và chi
tiêu chính phủ. Nếu ký hiệu k là lượng tư bản tư nhân trên một đơn vị lao động hiệu quả, g là
tổng chi tiêu chính phủ, sg là chi ở cấp chính quyền tỉnh, lg là chi ở cấp chính quyền huyện.
Mô hình của chúng tui được xây dựng như sau:
Khu vực sản xuất:
Để đơn giản, chúng tui giả định hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas và có hiệu suất
không đổi theo quy mô, với sản lượng phụ thuộc vào lượng tư bản của khu vực tư nhân trên
một đơn vị lao động hiệu quả và hai thành phần chi tiêu khác nhau của chính phủ là gs và gl.
Cụ thể hàm sản xuất được viết dưới dạng:
21 ββα
ltst ggky = (1) với 0,0,0 21 >>> ββα và 121 =++ ββα
Trong đó, y là sản lượng bình quân đầu người, α là độ co giãn của tổng sản lượng y với tổng
lượng tư bản trên một đơn vị lao động hiệu quả của nền kinh tế. Còn 21,ββ lần lượt là độ co
giãn của tổng sản lượng y với các thành phần chi tiêu chính phủ.
Khu vực chính phủ: Do không nhằm mục đích xem xét vai trò của các loại thuế suất khác
nhau đến tăng trưởng, nên chúng tui cũng giả định chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng một
7
mức thuế suất cố định τ . Điều đó hàm ý chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân
bằng. Do vậy :
g= τ *y = gs + gl
gg ss φ= ⇒ yg ss τφ= (2)
gg ll φ= ⇒ yg ll τφ= (3)
Trong đó iφ (i = s và l) là tỷ trọng chi tiêu của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện.
Thay (2) và (3) vào (1)(1):
ααββ τφφ
1
121 )( −= lstt ky (4)
Phương trình (4) thể hiện mối quan hệ giữa tổng sản lượng của kinh tế với tỷ trọng chi tiêu
của chính quyền cấp tỉnh và tỷ trọng chi tiêu của chính quyền cấp huyện.
Hộ gia đình:
Giả định rằng nền kinh tế gồm các hộ gia đình giống nhau, với các quyết định của chính
phủ về τ và iφ mỗi hộ gia đình sẽ lựa chọn các quyết định về mức tiêu dùng c để tối đa hoá
lợi ích cho cả vòng đời. Dựa trên lý thuyết lợi ích cận biên giảm dần nên giả định hàm lợi ích
của hộ gia đình là: )ln()( ccu = và vấn đề của hộ gia đình là tối đa hoá:
∑∞=
0
)( tt
t dcuU β (5)
với ràng buộc:
kkkcy ttt δτ +−+=− +1)1( (6)
Phương trình (6) hàm ý phần thu nhập sau...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top