hongchi0502

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Khai sinh từ những năm đầu thế kỷ XX, gắn bó cùng biết bao thăng trầm của
người Việt, Phở đã dần trở thành món ăn “quốc hồn, quốc túy”, được ngợi ca trong rất
nhiều áng văn của các nhà văn nổi tiếng như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn,
Vũ Bằng… Phở Việt Nam đã lợt vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN
bình chọn. Trước đó, ngày 20-9-2007, từ điển tiếng Anh giản lược Oxford (Shorter
Oxford English Dictionary) khi xuất bản đã đưa vào từ “phở”. Phở Việt Nam hiện có
mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích.
Nhà báo David Rosengarten đã nhận xét: “Ẩm thực Việt Nam đứng đầu là món Phở.”
Phở nổi tiếng nhất là Phở Hà Nội. Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành
một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Phở Hà Nội khác biệt nổi
bật nhờ vào vị thanh khiết, trong trẻo của nước dùng, bánh phở dẻo nhưng không nát
và đặc biệt là những lát thịt bò được thái thật mỏng và ướp gia vị đặc trưng. Dựa vào
những lợi thế sẵn có, Phở Việt Nam nói chung, Phở Hà Nội nói riêng có cơ hội để tiến
xa hơn trong mắt du khách nước ngoài và thậm chí vượt ra khỏi thị trường Việt Nam.
Việc tìm hiểu những đánh giá của thực khách quốc tế về Phở Việt Nam, cụ thể là Phở
Hà Nội, sẽ đóng góp vào việc cải thiện chất lượng, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của
thực khách quan tâm và yêu thích món ăn đặc trưng này, phần nào có thể giúp cho đặc

sản này tiếp cận gần hơn tới du khách nước ngoài, phần nào mang văn hóa ẩm thực
Việt Nam tới gần hơn với bè bạn năm châu. Bên cạnh đó, điều tra về cảm nhận của
thực khách nước ngoài sẽ đem lại những gợi ý kinh doanh cho các doanh nghiệp có
mong muốn mang sản phẩm Phở tới thị trường nước ngoài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định thực tế Phở Hà Nội đang được du khách
nước ngoài đánh giá ra sao và khoảng cách giữa mong muốn và cảm nhận của họ về
Phở Hà Nội hiện nay. Từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị cho việc mang Phở Hà Nội
tới thị trường nước ngoài rộng lớn hơn, coi Phở Hà Nội như một sản phẩm giúp định
vị Hà Nội trong muôn vàn điểm đến của khách du lịch trên toàn thế giới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu đánh giá của khách nước ngoài về Phở Hà Nội.
- Xác định những điểm phù hợp và chưa phù hợp của hương vị Phở trong việc
hấp dẫn khách du lịch, cũng như cách bài trí không gian thưởng thức và cung
cách phục vụ món ăn.
3
- Đưa ra những đề xuất cho những doanh nghiệp muốn phát triển món Phở
hướng tới đối tượng khách du lịch ngay tại thị trường trong nước, cụ thể là thị
trường Hà Nội và cho cả các doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường nước
ngoài.
Nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ những câu hỏi:
- Khách nước ngoài biết những gì về Phở Hà Nội?
Họ biết qua những kênh thông tin nào?
- Du khách có những đánh giá như thế nào về Phở Hà Nội? Cụ thể là về hương
vị, về cách thưởng thức, về cung cách phục vụ và không gian thưởng thức…?
- Du khách có những mong muốn gì để cải thiện những điều mà họ chưa hài lòng
về Phở Hà Nội?
4. Đối tượng nghiên cứu
Khách nước ngoài hiện đang du lịch tại Hà Nội trong thời gian thu thập dữ liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn Hà Nội. Nhưng có thể gói gọn lại trong những quận trung tâm như
Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa do đặc điểm những quận này tập trung đông đảo
lượng khách du lịch nước ngoài, có thể thay mặt cho những quận còn lại.
6. Thông tin cần thu thập
6.1. Thông tin cần thu thập
Cần thiết phải thu thập cả 2 dạng thông tin thứ cấp và sơ cấp.
- Thông tin thứ cấp: bao gồm thông tin về những vấn đề như: lịch sử ra đời và
phát triển của Phở Hà Nội, Phở Hà Nội trong danh mục đặc sản của các địa
phương, sự khác biệt giữa Phở Hà Nội với Phở tại những địa danh khác…

- Thông tin sơ cấp: những cảm nhận, đánh giá của du khách…
6.2. Đối tượng cung cấp thông tin
- Thông tin thứ cấp được tìm hiểu và thu thập thông qua báo, tạp chí, internet,
sách văn học viết về ẩm thực Hà Nội, sách ẩm thực…
- Thông tin sơ cấp được tìm hiểu và thu thập từ du khách du lịch.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, internet bằng phương pháp nghiên cứu
tại bàn.
- Để thu thập thông tin sơ cấp từ du khách sử dụng phương pháp nghiên cứu điều
tra phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi có số lượng là 200 bản.
Nghiên cứu lựa chọn mẫu theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên do các
đối tượng sẽ tham gia phỏng vấn không có sự khác biệt rõ rệt về hành vi. Bên
4
cạnh đó, cách chọn mẫu này phù hợp với điều kiện và nguồn lực của
người tiến hành điều tra nghiên cứu.
Bảng câu hỏi được thiết kế để phù hợp nhất với đối tượng được điều tra.
Nội dung của bảng câu hỏi thống nhất với nội dung thông tin cần thu thập.
Phiếu điều tra được viết bằng tiếng Anh, ngắn gọn, dễ hiểu, thuận tiện cho việc
thu thập thông tin và tránh gây khó hiểu và hiểu lầm cho người được hỏi.
Các phiếu điều tra sau cùng được tập hợp lại và phân tích cụ thể bằng
phần mềm SPSS. Số liệu sẽ được phân tích sử dụng các phương pháp phân tích
nhân tố hay phân tích độ tin cậy để nhóm các biến; các chỉ tiêu tần số và số
bình quân cũng như các chỉ tiêu thống kê mô tả khác được sử dụng để đánh giá
chung về nhận thức, thái độ và hành vi của khách hàng; bảng chéo và so sánh số
bình quân sẽ được sử dụng để xem xét sự khác nhau trong cảm nhận khách
hàng.
8. Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài bao gồm
1. Giới thiệu về Phở Hà Nội
1.1. Lịch sử hình thành Phở Hà Nội
1.2. Quá trình phát triển của Phở Hà Nội
1.3. Những khác biệt nổi bật của Phở Hà Nội so với những địa phương khác
2. Phở Hà Nội trong đánh giá của du khách nước ngoài thời điểm hiện tại
2.1. Những đánh giá chung của du khách nước ngoài về Phở Hà Nội
2.1.1. Sự nổi tiếng của Phở Hà Nội trong lòng du khách nước ngoài
2.1.2. Nhận xét của du khách về Phở Hà Nội
2.1.3. Sự cảm nhận của du khách về sự khác biệt trong Phở Hà Nội
2.2. Những mong muốn và góp ý của du khách về Phở Hà Nội
3. Một số đánh giá, đề xuất
3.1. Những đánh giá tổng quan
3.2. Những đề xuất cho những cửa hàng Phở trong nước
3.3. Những đề xuất hướng tới những cửa hàng Phở hướng tới thị trường
nước ngoài
5
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU VỀ PHỞ HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành của Phở Hà Nội
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền
Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia
thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo
món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược
nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng
phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu, đọc như
"pô tô phơ"). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc
phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ
chúng. Cũng có giả thuyết cho rằng phở có gốc là một món ăn Quảng Đông mang tên
"ngưu nhục phấn".
Truyền ngôn dân gian khá phù hợp với những tư liệu còn lại từ đầu thế kỷ 20:
phở có tiền thân từ món “xáo trâu”, ra đời một cách dân dã từ bến bãi sông Hồng vào
những năm đầu của thế kỷ trước (Trăm năm chuyện Thăng Long Hà Nội, NXB Trẻ 2004). Khởi
đầu, đó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ mà không ai ngờ rằng,
chỉ vài thập niên sau nó có một tương lai huy hoàng đến thế.
1.2. Quá trình phát triển của Phở Hà Nội
Theo các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là
người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố Hàng Hành mạn tây
bắc Hồ Gươm. Song phở Hà Nội đã xuất hiện trước thời điểm đó ít nhất 15 năm (Phở -
a speciality of Hanoi, NXB Thế giới, 2006)
Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn đã khẳng định
khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hàng “quốc hồn-quốc túy” trong
nền ẩm thực Việt. Ông ghi nhận: “1913 trọ số 8 Hàng Hài thỉnh thoảng, tối được
ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Mặc nhiên, chính Nguyễn
Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình
“Nhớ và ghi về Hà Nội”. (Nguyễn Công Hoan, Nhớ và ghi về Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ, 2004)
Các cửa hàng phở đầu tiên ở Hà Nội phải kể đến một quán phở Tầu bán cả đồ
xào nấu trước bến xe điện Bờ Hồ và quán Cát Tường chủ người Việt chuyên bán phở
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

baoyen1202

New Member
Bạn ơi gửi giúp mình link tài liệu này được k? Mình Thank nhiều!

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Đề án: Phở Hà Nội tới thị trường nước ngoài

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top