phuong_lopez

New Member

Download miễn phí Tài liệu Xã hội học khoa học và công nghệ Xã hội học môi trường





Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa. riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Kể từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại (các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội, và đặc biệt là giới khoa học với việc làm dấy lên các tranh luận về khái niệm này mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ). Một số quan điềm cho rằng khái niệm “Phát triển bền vững” mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý thuyết mơ hồ và phức tạp. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý luận trừu tượng nhưng nó đã có những đóng góp nhất định.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường, mở rộng về hợp tác quốc tế. Giảm bớt được các khâu trung gian trong việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN từng bước được hoàn thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
d) Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao
Hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.
3.1.2. Những yếu kém:
- Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực (bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng), nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn thấp, trang thiết bị nghiên cứu rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu trong cùng ngành. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
- Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các “tổng công trình sư”, đặc biệt là cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Hệ thống GD&ĐT chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN và CNH-HĐH đất nước.
- Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN với GD&ĐT và SX-KD; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, trường đại học và doanh nghiệp. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho NCKH theo đầu người thấp, kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
- Cơ chế quản lý KH&CN chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính:
Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
Quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các tổ chức KH&CN chưa có được quyền tự chủ đầy đủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy chức năng động, sáng tạo.
Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động khoa học và công nghệ, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.
Cơ chế quản lý tài chính hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; tự chủ về tài chính chưa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.
- Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức môi giới, quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
3. Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 tập trung thực hiện 3 nhóm mục tiêu chủ yếu.
a) Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, phát triển bền vững theo định hướng XHCN và hội nhập thành công vào kinh tế thế giới
b) Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh
c) Xây dựng và phát triển năng lực KH&CN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực. Phát triển tiềm lực KH&CN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực.
Để chuẩn bị cho việc ra đời Chiến lược KH&CN giai đoạn 2011-2020, thực tiễn đã đặt ra một số yêu cầu sau:
a) Về cơ chế:
- Khắc phục những hạn chế của Chiến lược KH&CN giai đoạn 2001 - 2010; gắn kết chặt chẽ KH&CN với các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo…; đưa hoạt động KH&CN thâm nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội ở các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp; hướng hoạt động KH&CN vào giải quyết những vấn đề thiết thực của cuộc sống.
- Huy động tối đa sự tham gia của các bộ (ngành), địa phương, doanh nghiệp, các nhà khoa học đầu ngành thuộc mọi lĩnh vực nhằm tăng cường trao đổi ý tưởng, thông tin, tạo sự đồng thuận cao nhất trong việc quyết định lựa chọn các phương án chiến lược. Đặc biệt, cần tiếp thu các phương pháp, cách tiếp cận hiện đại của thế giới, đặc biệt là cách tiếp cận “nhìn trước”, hệ thống đổi mới quốc gia để bảo đảm lựa chọn các kịch bản một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn, làm cho KH&CN trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
- Đổi mới quản lý, giao cho các tổ chức KH&CN quyền tự chủ rất cao, cả về tài chính, tổ chức, biên chế. Điều này đã được quy định rõ trong Nghị định 115 và Nghị định 80, được ví như “khoán 10” trong khoa học.
- Sớm hình thành một hệ thống doanh nghiệp KH&CN. Đây là một loại hình doanh nghiệp mới, do các nhà khoa học lập ra, ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Viện là công ty mẹ, trong viện có nhiều công ty con.
b) Về tài chính:
Cho phép các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong sử dụng kinh phí của nhà nước. Không nên quyết toán theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu.
- Cho phép được linh hoạt chuyển đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu,...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top