nhutuyet1989

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 4
Chương 1. Thực trang thị trường chứng khoán Việt Nam 5
1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam 5
1.1.1. Quá trình chuẩn bị 5
1.1.2. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam 6
1.2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 7
1.2.1. Các phiên giao dịch 7
1.2.2. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam 8
1.2.3. Các chủ thể tham gia 11
1.3. Đánh giá chung về thị trường chứng khoán Việt Nam 13
1.3.1. Những thành công 13
1.3.2. Những hạn chế 15
 
Chương 2. Giải pháp cho sự phát triển thị trường CK Việt Nam .17
2.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 17
2.1.1. Yêu cầu hoàn thiện và phát triển 17
2.1.2. Những định hướng cơ bản 19
2.2. Một số giải pháp cho sự phát triển của
thi trường chứng khoán Việt Nam 21
2.2.1. Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý cho thị trường 21
2.2.2. Tạo hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán 22
2.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các tổ chức tài chính trung gian 24
2.2.4. Xây dựng hệ thống giao dịch mới đáp ứng yêu cầu
phát triển của thị trường 25
2.2.5. Tăng cường công tác quản lý và giám sát 26
2.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ 27
Kết luận 28
Tài liệu tham khảo 29



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hực hiện.
Từ phiên giao dịch đầu tiên đến hết năm 2000 có 66 phiên giao dịch. Năm 2001 có 152 phiên giao dịch và năm 2002 con số phiên giao dịch là 218 phiên.
Ban đầu trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ tiến hành giao dịch 3 phiên 1 tuần. Từ ngày 1/3/2002 đã nâng lên thành 5 phiên một tuần. Thời gian giao dịch trong các phiên từ 9 đến 10 giờ các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Việc tăng phiên giao dịch này đã có tác dụng tích cực tới việc giao dịch và niêm yết các chứng khoán trên thị trường.
1.2.2. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam ban đầu chỉ có 4 loại cổ phiếu với tổng giá trị cổ phần vào khoảng hơn 300 tỷ đồng và 2 loại trái phiếu Chính phủ.Tính đến hết năm 2002 số lượng cổ phiếu đã lên tới con số 20. Các nhà đầu tư đã có thể tiếp cận với 41 loại trái phiếu, trong đó có 39 loại trái phiếu Chính phủ và 2 loại trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán đạt 4.276.338 tỷ đồng. Hiện nay có 9 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường, trong đó có 3 công ty cổ phần và 6 công ty trách nhiệm hữu hạn.
Có 20 công ty niêm yết trên thị trường với các mã chứng khoán như sau: REE, SAM, HAP, TMS, LAF, SGH, CAN, DPC, BBC, TRI, GIL, BTC, BPC, BT6, GMD, AGF, SAV, TS4, KHA, HAS.
Tuy nhiên quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ bé so với tổng giá trị thị trường, chưa đạt được 0,5% GDP.
Khối lượng giao dịch trong năm 2001 và năm 2002:
Năm
Tổng khối lượng
giao dịch
Giao dịch khớp lệnh
Giao dịch
thoả thuận
2001
19.721.930
17.811.430
1.910.500
Tỷ trọng(%)
100
90,31
9,69
2002
36.818.849
29.558.290
7.260.559
Tỷ trọng(%)
100
80,28
19,72
Bảng 1: Khối lượng giao dịch năm 2001 và 2002
Nguồn: Tổng cục thống kê
Giá trị giao dịch trong năm 2001 và năm 2002:
Năm
Tổng giá trị giao dịch (1000đ)
Giao dịch khớp lệnh (1000đ)
Giao dịch thoả thuận (1000đ)
2001
1.034.721.064
931.151.629
103.569.435
Tỷ trọng(%)
100
89, 99
10,01
2002
2.076.731.706
785.397.325
291.334.471
Tỷ trọng(%)
100
72,94
27,06
Bảng 2: Giá trị giao dịch năm 2001 và 2002
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đó là tình hình giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong các năm 2001 và 2002. Ta sẽ thấy được sự chênh lệch về quy mô giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và một số thị trường chứng khoán khác. Trong khi quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tổng giá trị thị trường, chưa đạt được 0,5% GDP thì theo số liệu từ năm 1994, các thị trường chứng khoán của các quốc gia khác đã đạt được quy mô rất lớn. Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ số chủ yếu của các thị trường chứng khoán quan trọng của thế giới năm 1994.
Các chỉ số chủ yếu của thị trường chứng khoán
một số nước năm 1994
(đơn vị tỷ USD)
Nước và khu vực
Thị trường cổ phiếu
Thị trường trái phiếu
USD
GDP%
USD
GDP%
China
44
9
33
7
Hongkong
270
205
11
9
Indonesia
47
30
9
6
Korea
192
51
161
43
Malaysia
199
283
40
56
Philippines
56
87
25
39
Singapore
135
217
45
72
Thailand
132
94
14
10
Germany
471
25
1719
90
Japan
3720
80
3443
74
UK
1210
116
366
35
USA
5082
75
7429
110
Bảng 3: Các chỉ số chủ yếu của thị trường chứng khoán một số Quốc gia
Nguồn: The emerging Bond Market 6/1995/ của WB
Ta thấy so với thị trường chứng khoán của các Quốc gia phát triển trên thế giới thì thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tổng giá trị thị trường, chưa có một vị thế xứng đáng trong hệ thống tài chính với tư cách là kênh huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Song đây mới chỉ là sự khởi đầu, không thể trong một thời gian ngắn lại đáp ứng ngay mục tiêu huy động vốn. Vấn đề là ở chỗ phải xác định, xây dựng được chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế.
1.2.3. Các chủ thể tham gia
Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán gồm có: Trung tâm giao dịch chứng khoán, Các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, các nhà quản lý, các nhà đầu tư…
Trung tâm giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán.
Để thị trường chứng khoán có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả và an toàn , không thể thiếu các tổ chức tài chính trung gian, trong đó có các công ty chứng khoán, nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu lưu thông tấp nập trên thị trường, qua đó một lượng vốn nhàn rỗi được đưa vào đầu tư cho phát triển kinh tế từ những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Các công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp. Các công ty chứng khoán có chức năng của người môi giới, người chuyên viên và bảo lãnh chứng khoán. Để có thể hoạt động, các công ty chứng khoán phải hội đủ các điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh. Theo quy chế dự thảo về chức năng công ty chứng khoán Việt Nam có thể bao gồm như sau:
- Công ty chứng khoán là người môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty là người trung gian mua bán chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chứng quyền, bảo chứng phiếu và hợp đồng quyền lựa chọn. Công ty chứng khoán thực hiện các lệnh mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch. Các công ty chứng khoán nắm giữ một khối lượng tiền bạc và chứng khoán của khách hàng.
- Chức năng thứ hai của công ty chứng khoán là tự doanh, có nghĩa là kinh doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng trước rồi đến mình sau. Tuyệt đối cấm những giao dịch của công ty chứng khoán mà thanh toán bằng tiền của khách hàng.
- Chức băng thứ ba của công ty chứng khoán làbảo lãnh phát hành. Nhờ vào chức năng trung gian của mình mà công ty chứng khoán có mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, nhất là các nhà đầu tư để triển khai hoạt động bảo lãnh chứng khoán mới phát hành.
- Chức năng thứ tư của công ty chứng khoán là cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng. Hoạt động tư vấn đòi hỏi có nhiều kiến thức chuyên môn mà không cần có nhiều vốn.
Hiện nay ở Việt Nam có 9 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường, trong đó có 3 công ty cổ phần và 6 công ty trách nhiệm hữu hạn.
Một trong những thành viên không thể thiếu được của thị trường chứng khoán đó là các công ty niêm yết chứng khoán. Các công ty niêm yết có nhiệm vụ phát hành chứng khoán và công bố thông tin. Cũng như các công ty chứng khoán, các công ty niêm yết muốn hoạt động cũng phải hội đủ các điều kiện về pháp lý cũng như về tài chính. Tính đến hết năm 2002, ở Việt Nam có 20 công ty niêm yết chứng khoán.
Các nhà quản lý ở đây chính là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán.
Một trong các thành viên tham gia thị trường chứng khoán đó là các nhà đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là một lực lượng rất quan trọng và không thể thi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Na Luận văn Kinh tế 0
P Một số nhận xét về thực trạng ứng dụng marketing và đề xuất đề tài nghiên cứu Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát việc thực hiện đề tài cuối kì môn Thống kê ứng dụng của sinh viên Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM Luận văn Kinh tế 0
Q Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN cấp Nhà nước (Kèm theo Quyết định sổ 10 /2007/QĐ-BK Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đề tài/ dự án Luận văn Sư phạm 0
B Ứng dụng thực tại trộn trong đào tạo điện tử (Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại họ Luận văn Sư phạm 0
L Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại họ Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top