Aingeru

New Member

Download miễn phí Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves





Nếu bạn muốn tô bằng màu đặc thì chọn Solid Color, muốn lấp đầy hình
bằng một hình ảnh nào đó thì chọn Image (trong hộp thoại kế tiếp nhấn vào biểu
tượng thư mục để tìm chọn hình ảnh trong máy mà bạn cần, nhấn vào cây bút kế
bên để đưa hình ảnh vào một phần mềm chỉnh sửa ảnh nào đó như Photoshop hay
Gimp, PhotoFiltre. Những phần mềm này bạn quy định trước trong File >
Preferences > Images Editors).
Xin nói qua về các nút trong hộp thoại ShapeFill:
1) Xoay màu, hình ảnh; 2) Điều chỉnh kích thướcdải màu hay hình ảnh; 4) Làm
lệch màu, hình ảnh theo hướng ngang (horizontally) hay dọc (vertically).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o sự trình chiếu. Flash có 2 loại khung hình: khung chốt
(key frame) là nơi bạn sẽ vẽ hình lên đó và các khung trung gian (tween frame)
nằm xen giữa. Khung trung gian được KM xử lý tự động nhằm làm cho sự thay đổi
giữa 2 khung chốt kế tiếp nhau nhịp nhàng hơn, nhờ đó ta thấy chuyển động trên
phim uyển chuyển, giống thật hơn. Kỹ thuật này được gọi là “smoothing”- “làm
trơn”, KM gọi là “morphing”. Số khung trung gian là do bạn quy định, nếu bằng 0
thì chẳng có “morphing” nào xảy ra hết.
Bây giờ chúng ta cùng làm quen với giao diện của KM (hơi đơn
giản).
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
3
KM có 4 kiểu giao diện tương ứng với 4 mức kĩ năng: wizards, basic, advanced,
cartooning, mặc định là Advanced. Bạn có thể chọn giao diện từ phía phải của
thanh công cụ chuẩn hay từ File  Preferences  User interface style.
Thanh công cụ chuẩn :
1): Xuất ra flash, gồm xuất ra chỉ tập tin SWF hay vừa SWF vừa HTML (dùng để
xem flash)
2): Gọi bảng Properties để xem tính chất của hình vẽ hay đối tượng đã chọn trên
khung.
3) Hiện bảng Score/Timeline.
4) Xem bảng Movie Overview (xem một cách tổng quát về phim như: các khung
chốt, các hình vẽ, các hành động, âm thanh… ).
5): Pan, dùng để “xê xích” bản vẽ đến nơi mình muốn.
6): Zoom, để soi lớn/nhỏ bản vẽ.
7): Xem trợ giúp.
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
4
8): Chọn giao diện.
Bảng Score/Timeline: Xem các khung chốt và các hình ảnh, đối tượng cùng
các hiệu ứng, hành động (tắt nhạc, chơi nhạc, dẫn đến một trang web v.v…) trên
đó.
I - Score/Timeline: Xem số khung chốt (trên thước 4) và chọn các đối tượng trên
khung (chọn bằng cách nhấp chuột vào các chấm trên bảng). Copy hình đã chọn
vào khung kế tiếp.
1) Đẩy hình đã chọn sang khung kế trái hay phải.
2) Tăng chiều dài của phim.
Những bảng như thế này thường có dấu tam giác bên dưới nút Close (X), khi
bạn nhấn vào nút này, bảng sẽ thu nhỏ lại.
II- Effects: Các hiệu ứng trên hình. Sẽ xuất hiện nút có dấu + để bạn thêm hiệu
ứng cho hình đã chọn.
III- Sounds & Actions: Các hành động, âm thanh được nhúng vào phim.
IV – Story Board: Xem diễn biến câu chuyện của phim qua các khung hình chốt.
Bảng List of Shapes (được gọi ra bằng View > List of Shapes) :
Xem, chọn và chỉnh sửa (đổi tên, xóa, sao chép, khoá …)
các đối tượng trong khung. Hãy chú ý vị trí tương đối giữa
các đối tượng, những đối tượng nằm trên có thể che khuất
những đối tượng nằm dưới. Bạn có thể giải quyết vấn đề đó
trên bảng này, bằng cách chọn đối tượng rồi nhấn vào nút
mũi tên trên bảng để đưa lên trên hay xuống dưới sao cho
hợp lý.
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
5
Ở đây, bạn còn có thể chọn cùng lúc nhiều hình (vừa nhấn Ctrl vừa chọn hay nhấn
vào “Shapes” để chọn toàn bộ) để nhóm các hình thành một nhóm (group). Nhóm
hình được thể hiện trên bảng với chữ G đậm phía trái. Việc khóa (lock) hình có
tác dụng tránh những thay đổi xảy ra một cách vô tình đối với hình được khoá khi
ta đang thay đổi trên hình khác.
Thanh công cụ đứng:
1) Chọn/di chuyển hình. Hình vẽ trên khung được tạo thành từ sự nối liền các
điểm. Khi bạn nhấn chuột (đang ở nút 1) lên hình
thì các điểm này sẽ hiện ra, trong đó các điểm
vuông là điểm nối. Điểm tròn nằm giữa 2 điểm
vuông thì làm cong đường thẳng nối 2 điểm ấy.
2) Chọn/di chuyển điểm. Bằng cách di chuyển điểm,
bạn có thể làm hình vẽ bị méo mó, biến dạng tuỳ
thích, giống như nặn đất sét ấy mà.
3) Chèn hình ảnh hay một đoạn flash từ ngoài vào.
Lưu ý khi bạn chèn flash thì trên bản vẽ bạn sẽ
không thấy nó mà chỉ thấy hình chữ nhật đại diện.
Khi xuất phim của bạn ra thành flash thì bạn sẽ
thấy thôi.
Hãy chú ý dấu tam giác màu đen ở góc dưới của nút, nó cho biết nút này
có phụ chọn. Những phụ chọn này hiện ra khi bạn nhấn vào dấu ta giác hay
nhấn và giữ nút lâu một chút.
4) Thêm chữ (text) vào phim. Có 1 điều tui rất vừa ý là KoolMoves không
những hỗ trợ Unicode mà cả font VNI nữa, mà các bạn lại biết rằng font VNI
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
6
có rất nhiều font đẹp như Thư pháp, VNI-Maria, VNI-Linus v.v…
5) Thêm movieclip (đoạn phim hoạt hình con) vào phim chính.
6) Thêm text với hiệu ứng mẫu, thêm mẫu lấy từ thư viện (nếu bạn có cài ☺ ).
7) Thêm những đối tượng như thanh cuốn, danh sách chọn, nút nhấn, ô đánh
dấu (như trên các trang web hay có ấy mà).
Sau đây là những công cụ vẽ:
8) Vẽ những hình đơn giản như hình tròn, vuông, chữ nhật, êlip (có 5 phụ
chọn).
9) Vẽ hình theo kiểu điểm nối điểm. Sau khi chọn nút 9, bạn đánh dấu lên
khung để tạo điểm, khi đó giữa 2 điểm kế nhau sẽ có đường nối. Tại điểm
cuối cùng, bạn nhấp kép chuột để kết thúc, đường biên của hình được tạo
thành. Nút này có 2 phụ chọn: đường biên kín hay hở. Tính chất kín hay hở
có thể thay đổi sau khi vẽ bằng cách chọn hình rồi gọi bảng Properties ra,
sau đó chọn giá trị Yes/No cho câu hỏi “Is closed ?”. Trên bảng này bạn còn
có thể làm cho miền trong của hình được lấp đầy hay không tại câu hỏi “Is
filled ?”.
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
7
10) Vẽ hình/đường theo kiểu cầm bút (2 phụ chọn).
11) Vẽ đường theo kiểu điểm nối điểm, cũng nhấp kép tại điểm cuối cùng.
Khi chọn các nút trên, bạn có thể chọn thêm một số tính chất như màu sắc, độ
dày nét cho công cụ vẽ tại vùng 17)
12) Thêm điểm tròn vào giữa 2 điểm vuông (để làm cong đường thẳng nối 2
điểm vuông). Điểm tròn sẽ nằm ở chỗ mà bạn chấm chuột vào.
13)/14) Thêm/bớt điểm vuông.
15) Nút này có tới 7 phụ chọn như sau:
1/Thay đổi to nhỏ.
2/Xoay theo trục vuông góc với mặt phẳng hình
vẽ.
3/Lật ngang
4/Lật lên xuống.
5/Đẩy một đầu trong khi đầu kia cố định.
6/Đè bẹp
7/Xoay theo một trục nằm trên mặt phẳng hình vẽ.
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
8
16)Lấp đầy miền trong của hình bằng màu hay hình ảnh, tô màu cho chữ.
Bạn có thể chọn hình cùng lúc trên nhiều
khung: 2)trên tất cả các khung, 3)trên khung
hiện tại cùng tất cả các khung trước nó, 4)trên
khung hiện tại cùng tất cả các khung sau nó.
Dùng các công cụ của KoolMoves như thế nào?
Sau khi đã làm quen với KoolMoves, bây giờ chúng ta hãy bắt đầu vào việc. tui
đang thiết kế banner flash cho www.photojerk.com, một host lưu trữ hình ảnh
miễn phí (tui đã dùng dịch vụ này để lưu những bài nhạc flash mà tui sưu tầm
được và rất vừa ý về tốc độ tải của nó). Ý tưởng về banner này như sau: tui sẽ
vẽ chữ Photojerk lồng trong một bức ảnh một rừng cây. Rừng cây rậm rạp biểu
tượng cho sức chứa của host, trên bức ảnh ấy tui vẽ thêm một dòng chảy tạo
thành từ những tấm ảnh nhỏ, ý nói sự mạnh mẽ của host Photojerk.
Bây giờ tui sẽ định kích thước cho banner là 756 x 160 pixels trong Movie > Movie
Width/Height.
Thiết kế banner flash dễ dàng với KoolMoves Nguyễn Hồng Quân
9
Để căn hình cho chính xác, b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top