Download miễn phí Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Cái nhìn toàn cảnh, khuyến nghị giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam





Trái ngược với sự phấn khởi ban đầu khi các dấu hiệu phục hồi kinh tế thế
giới ngày một rõ ràng hơn, tình hình kinh tế, đặc biệt là các diễn biến trên thị
trường chứng khoán buộc chúng ta phải có đánh giá chính xác và đưa ra các quyết
sách kịp thời. Đây chính là những thách thức mà người ta gọi là những chính sách
kinh tế thời hậu khủng hoảng.
Như đã phân tích ở trên, khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ khi Thế chiến
thứ hai kết thúc đã thực sự làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Trước hết đó là sự
đánh mất vai trò lãnh đạo duy nhất của Mỹ, cũng như sự thống trị của đồng Dollar
Mỹ trong nền kinh tế thế giới. Thay vào đó là sự lớn mạnh của các tổ chức tài
chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mặc dù tại các tổ chức này,
Mỹ vẫn là nước có quyền biểu quyết lớn nhất, nhưng uy tín cũng như tiếng nói của
họ đã sụt giảm sau sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn trên Wall Street. Hiện
tại, các nước thuộc nhóm BRICs (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc)
đang đòi xem xét lại cơ cấu đóng góp trong IMF, đặc biệt là Trung Quốc, để có
thêm quyền biểu quyết tại tổ chức này



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gân hàng và công ty chứng khoán sẽ bị
kiểm soát chặt chẽ hơn trên thị trường chứng khoán Mỹ, việc sử dụng các công cụ
tài chính, đặc biệt là đòn bảy tài chính sẽ gặp phải nhiều hạn chế, cũng như các tổ
chức tài chính phải tr­ích nhiều hơn cho các quỹ dự phòng rủi ro.
VIỆT NAM VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
Phản ứng của Việt Nam
Trong một thế giới toàn cầu hoá như ngày nay, cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã tạo ra những "sang chấn" đáng kể đổi với nền kinh tế
vĩ mô của Việt Nam. Các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng này có thể bao
gồm :
Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp (hơn 50% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản) : Đến hết
quý 1-2009, khi so với cùng kỳ, xuất khẩu chỉ tăng 2,4% (nếu loại trừ 2,3 tỉ đô la
tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu giảm tới 15%).
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và
Việt Nam không phải là một ngoại lệ : trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu
được 2,1 tỉ USD đầu tư nước ngoài, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi
nguồn vốn FDI cam kết đạt 6 tỉ USD, tương đương 60% số vốn của cùng kỳ năm
2008. Thực tế, nguồn vốn FDI đăng ký sụt giảm ngay từ tháng 1, chỉ đạt 185 triệu
USD. Sang tháng 2, tổng vốn tăng mạnh do có 3 dự án lớn được cấp phép tại Bà
Rịa - Vũng Tàu, và một dự án tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỉ USD. Các dự án
khác tăng vốn rất ít, và trong 3 tháng, chỉ có 34 lượt dự án xin tăng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2009, lượng kiều
hối chuyển về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng và các công ty chuyển tiền là 3,2
tỉ đô la, giảm 20% so với mức của năm 2008. Lượng kiều hối trong năm 2009 bị
giảm là điều không thể tránh khỏi, một phần do nạn thất nghiệp tại những quốc gia
có cộng đồng người Việt sinh sống. Theo thẩm định của giới chuyên gia, thì tổng
lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong 2009, theo những con đường khác nhau
có thể giao động từ 6 đến 6,8 tỉ đô la, trong khi đó, lượng kiều hối trong năm 2008
là 7,2 tỉ đô la.
Những yếu tố trên sẽ làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi, đe doạ sự ổn
định của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để đối phó với tác
động của cuộc khủng hoảng, Đảng và Chính phủ đã kịp thời đề ra các giải pháp
quyết liệt và có hiệu quả nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội,
phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức 5-6%. Để đảm bảo mục tiêu
trên, Việt Nam đã triển khai một loạt các chính sách tài chính tiền tệ, các giải pháp
kích cầu đầu tư tiêu dùng.
Thứ nhất, trong lĩnh vực tiền tệ, Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ linh
hoạt, từng bước cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%, giảm dự trữ bắt buộc từ
5% xuống 1%, duy trì sự ổn định của tỉ giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại
hối.
Thứ hai, trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp giãn
và cắt giảm thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25%, giảm
30% thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm và miễn thuế đối với các
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, giãn việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập chứng khoán. Ngoài ra, Chính phủ đã giảm thuế xuất khẩu, tăng thuế
nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên
liệu và đầu vào sản xuất.
Thứ ba, Chính phủ đã triển khai gói kích cầu trị giá 17 nghìn tỉ đồng (tương
đương 1 tỉ USD) dưới hình thức hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Sau gần 2 tháng thực hiện
đến nay đã có hơn 200 nghìn tỉ đồng (tương đương 12 tỉ USD) tín dụng đã được
giải ngân từ ngân hàng với sự hỗ trợ của gói kích cầu này.
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả tổng hợp của gói kích cầu là góp phần
tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, quý sau cao hơn trước, quý 4 năm 2009
GDP tăng 6,8% và cả năm đạt mục tiêu 5-5,2% và cơ bản thực hiện được mục tiêu
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, chỉ số
giá tiêu dùng ở mức 7%; bội chi ngân sách là 6,9%... là thành tích lớn trong bối
cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm
11,4%, và vốn FDI giảm 11,2% so với năm 2008 trong khi tổng vốn đầu tư tăng
14,4% chủ yếu nhờ vốn đầu tư nhà nước tăng tới tới 45,5%.
Nới lỏng chính sách tài khoá đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách
lên đến 6,9% GDP chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các
khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ chính phủ cũng tăng mạnh
từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến
khoảng 44% GDP. Theo công bố từ nguồn tin Bộ Tài chính thị nợ nước ngoài cho
đến thời điểm hiện nay của Việt nam là 29% GDP.
Thị trường chứng khoán khởi sắc
Những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế, kèm theo hiệu ứng của gói kích
cầu, đã giúp năm 2009 để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát
triển của thị trường chứng khoán. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần
lượt được thiết lập : phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy
235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong
lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư (NĐT)
đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ
tháng 11-2008 : VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch
cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm
(42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm
2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ
tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi
tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại
sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ
quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu.
Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh
mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày
22-10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây
cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008.
Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối
với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập
kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136
triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn
tỉ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top