meocon_932001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Kết luận

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay thương mại quốc tế trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, cho phép mở rộng khả năng sản xuất, tiêu dùng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nó Đảng và Nhà nước ta khẳng định không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật đẩy mạnh các hoạt động XNK đó là những đòi hỏi khách quan của thời đại". Thực tế trong thời gian qua nền kinh tế đã từng bước khắc phục được những khó khăn và đã có những bước phát triển rõ rệt.
Công ty XNK Hà Tây cũng như nhiều công ty sản xuất kinh doanh XNK khác. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh với nước ngoài đã từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn, phương pháp quản lý mới tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng. Hiện nay sản phẩm của công ty đang có mặt trên thị trường nhiều nước. Uy tín của công ty ngày càng được nâng cao do chất lượng, sản phẩm được tín nhiệm và luôn luôn thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu.
Với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, thương lượng đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu là công việc có vai trò cực kỳ quan trọng, có quyết định thành hay bại của một chuyến kinh doanh. Trong thời gian qua tuy gặp không ít những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan công ty luôn phấn đấu vượt qua mọi trở ngại thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu và hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu của mình.
Công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nước ngoài nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nếu khắc phục được những hạn chế này phát huy hơn nữa những ưu điểm vốn có thì công ty sẽ càng thực hiện tốt hơn nữa hợp đồng xuất khẩu của mình. Muốn vậy điều vô cùng quan trọng là công ty tự trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề có liên quan tới pháp lý, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chuyên đề đã được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PTS. Trần Thị Hoà Bình và các cán bộ thuộc công ty XNK Hà Tây.


Tài liệu tham khảo
I. Pháp luật quốc tế về ngoại thương.
1. Công ước New York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài 1958.
2. Công ước Lahaye 1964 về mua bán động sản hữu hình.
3. Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
4. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ năm 1983.
5. INCOTERMS 1990.
II. Pháp luật Việt nam về ngoại thương
1. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được HĐNN thông qua ngày 25.9.1989.
Công báo số 20 năm 1989
2. Quy định 296 TM-DL/XNK ngày 9.4.1992 về cấp giấy phép xuất khẩu nhập khẩu hàng hoá.
Các văn bản pháp luật về quản lý kinh doanh XNK thương mại và du lịch tập 1. NXB Pháp lý năm 1992.
3. Quy định 297 TM-DL/XNK ngày 9.4.1992 về giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá.
Các văn bản pháp luật về quản lý kinh doanh XNK thương mại và du lịch tập 1. NXB Pháp lý năm 1992.
4. Nghị định 33/CP ngày 19.4.1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Công báo số 11 năm 1994
5. Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28.10.1995.
6. Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10.5.1997.
Công báo số 13 năm 1997
7. Quyết định số 11/1998 QD-TTg ngày 23.1.1998. Về cơ chế điều hành XNK năm 1998.
Công báo số 7 năm 1998
8. Quy định của Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ngày 10.3.1998 về tờ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với h7àng hoá xuất nhập khẩu.
III. Tài liệu khác:
1. Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. PGS. PTS Nguyễn Thị Mơ. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội - xuất bản 1994.
2. Tạp chí luật học năm 1996-1998.
3. Tạp chí thương mại năm 1995-1998
4. Tài liệu của công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Phần A: Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hiện nay
I/ Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Tính tất yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu
2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu
II/ Nguồn luật áp dụng cho hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Điều ước quốc tế
2. Nghị định song phương và đa phương
3. Tập quán quốc tế
4. án lệ
5. Luật quốc gia
III/ Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực
2. Thủ tục ký kết
3. Các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu
IV/ Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Nguyên tắc thực hiện
2. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
V/ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu
1. Cấu thành trách nhiệm
2. Miễn trách nhiệm của người ***
3. Chế độ trách nhiệm do vi phạm
VI/ Qiải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế
1. Khái niệm về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
2. Các cách giải quyết tranh chấp
Phần B: Thực tiễn ký kết và thực hiện Hợp đồng xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Nhiệm vụ quuyền hạn của Công ty.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
4. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.
II/ Ký kết hợp đồng xuất khẩu
1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
2. Những vấn đề chung về hợp đồng xuất khẩu
3. Các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu
III/ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Xin phép xuất khẩu
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
3. Kiểm tra chất lượng
4. Thuê tàu
5. Mua bảo hiểm
6. Làm thủ tục hải quan
7. Giao hàng với tàu
8. Thanh toán
IV/ Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu
1. Các vấn đề tranh chấp
2. Giải quyết tranh chấp
V/ Đánh giá về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty
1. Nhận xét về ký kết hợp đồng xuất khẩu
2. Nhận xét về tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Phần C: Hướng hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty.
I/ Hoàn thiện việc ký kết hợp đồng xuất khẩu
1. Hoàn thiện về ký kết hợp đồng xuất khẩu
2. Hoàn thiện công tác tổ chức ký kết hợp đồng xuất khẩu.
II/ Hoàn thiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Hoàn thiện pháp lý về thực hiện hợp đồng xuất khẩu
2. Hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Kết luận
Tài liệu tham khảo


Lời nói đầu

Ngày nay, với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế các quốc gia đang tích cực tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Mỗi một quốc gia đang trở thành một mắt xích của nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào dù mạnh đến đâu đi ngược với xu thế trên lại có thể phát triển. Trong điều kiện này thương mại quốc tế mở rộng cánh cửa để nền kinh tế các nước hướng ra thị trường bên ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất mỗi nước đều dựa vào những tiềm năng như tài nguyên, vị trí địa lý, lao động.
Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Các doanh nghiệp có chủ động sản xuất kinh doanh. Ngày càng nhiều các công ty tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế. Trong trong quá trình buôn bán quốc tế, nhiều công ty, tổ chức... đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Cụ thể là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn non kém, cán bộ sản xuất nhập khẩu chưa được đào tạo một cách có hệ thống, chưa am hiểu về tập quán thương mại, luật buôn bán quốc tế v.v... Đặc biệt là về chế độ ký kết và thực hiện. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một trong nhiều công ty tham gia sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Công ty luôn luôn phấn đấu vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ của mình. Song bên cạnh đó mới bước vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Khả năng còn hạn chế dẫn đến trong kinh doanh công ty còn vấp váp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công ty.
Qua thời gian thực tập ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, tui thấy các công ty sản xuất kinh doanh xuất khẩu trực tiếp thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình làm ăn buôn bán với nước ngoài. Chính vì vậy mà tui mạnh dạnh nghiên cứu đề tài.
"Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây" với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty.

Nội dung gồm các phần sau:
Phần A: Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hiện nay.
Phần B: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
Phần C: Hướng hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty.















Phần A
Chế độ ký kết và thực hiện
hợp đồng xuất nhập khẩu hiện nay

I. Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu
1/ Tính tất yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu
Ngày nay sự phát triển kinh tế của một quốc gia không thể tách rời với các quốc gia khác trên thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng các quốc gia không thể tồn tại tách biệt với thế giới bên ngoài mà có thể đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất và có thể phát triển. Vì thế cần phát triển thương mại quốc tế để phát triển đất nước.
Tuy nhiên, trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh thương mại quốc tế nói riêng cũng rất nhiều phức tạp. Mặc dù, đã được bàn bạc, thoả thuận kỹ nhưng nếu không có hợp đồng thì nhiều khi vẫn có thể bị huỷ bỏ. Điều này dễ xảy ra nếu thực tế sẽ không có lợi cho một bên nào đó.
Trên thực tế giao dịch bằng miệng nhiều khi vẫn có hiệu lực và bị ràng buộc. Nhưng nếu có tranh chấp sẽ không có chứng cứ cụ thể để giải quyết. Trường hợp giao kết bằng điện thoại, telex thông thường phải lưu giữ những nội dung chào hàng xác định và các thông báo gửi tin ưng thuận, nếu có tranh chấp thì đó là chứng cứ. Tuy nhiên nếu có tranh chấp xảy ra không có hợp đồng là rất khó xử. Vì thế trong kinh doanh thương mại quốc tế hợp đồng là rất cần thiết vì:
- Trong kinh doanh thương mại quốc tế giữa các nước với nhau, nếu có sự khác nhau về chủ thể ngôn ngữ, chính trị, luật pháp, tôn giáo, tập quá. Đồng thời có sự hiểu nhầm về thuật ngữ thống nhất đã dùng trong bản hợp đồng. Vì thế khi có hợp đồng và các điều khoản qui định trong hợp đồng thì các bên có thể hiểu một cách thống nhất với nhau.
- Hợp đồng là văn bản bằng chứng ghi rõ những điều khoản trên giấy trắng mực đen và chữ ký của 2 bên tham gia hợp đồng. Vì thế sẽ là căn cứ pháp lý ràng buộc các bên thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận. Đồng thời nó là cơ sở để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đã ký kết
- Hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp xảy ra nếu như các bên không thực hiện đúng và đầy đủ trong hợp đồng. Nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.
2/ Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu
a) Khái niệm
Hợp đồng mua bán ngoại thương còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Trước hết nó là hợp đồng mua bán nói chung. Thuật ngữ "hợp đồng mua bán" được hiểu là sự thoả thuận về việc di chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá từ người bán sang người mua nhằm phân biệt với các hợp đồng khác như hợp đồng cho thuê, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm... là những hợp đồng không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá mà đối tượng của hợp đồng hay là quyền sử dụng hàng hoá hay là dịch vụ. Từ những vấn đề khái quát trên chúng ta có thể rút ra một số điểm sau:
- Hợp đồng mua bán là sự thoả thuận của các bên ký kết, hình thức của sự thoả thuận có thể bằng miệng hay bằng văn bản.
- Chủ thể hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Những người bán, người mua này có thể là cá nhân, pháp nhân hay Nhà nước.
- Nội dung của hợp đồng đề cập tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, trả tiền và nhận tiền.
- Tính chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá mang những nét đặc trưng của hợp đồng ước hẹn, hợp đồng song vụ, hợp đồng di chuyển quyền sở hữu.
Pháp luật các nước nói chung đều có những quan điểm thống nhất về những điểm nêu trên. Nhưng khác với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đồng mua bán ngoại thương có tính chất quốc tế. Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương được luật pháp các nước cũng như các điều ước quốc tế qui định một cách khác nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện chế độ kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
N Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty tài chính cao su Luận văn Kinh tế 2
K Hoàn thiện Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân Công ty Điện toán và truyền số liệu ( Luận văn Kinh tế 0
K Tính toán thiết kế và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn thu Biogas của nhà máy chế biến tinh bột sắn yên bình Luận văn Kinh tế 2
J Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty tài chính Cống nghiệp Tàu thuỷ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top