good_friends801

New Member

Download miễn phí Luận văn Chính sách nhập khẩu của Mỹ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ 1
1. Khát quát về luật thương mại Mỹ 1
1.1. Mối quan hệ giữa luật liên bang và luật các bang của Mỹ trong hoạt động ngoại thương 1
1.2. Luật điều tiết hoạt động xuất khẩu 2
1.2.1. Các luật hỗ trợ xuất khẩu và triển khai hiệp định thương mại 2
1.2.2. Kiểm soát xuất khẩu 3
1.3. Luật điều tiết hoạt động nhập khẩu 3
1.3.1. Hạn chế nhập khẩu 3
1.3.2. Quyền hạn chế hàng dệt và nông sản 4
1.3.3. Các tiêu chuẩn sản phẩm 5
2. Một số quy định trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 5
2.1. Quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Mỹ 5
2.2. Hàng rào thuế quan của Mỹ 5
2.2.1. Danh bạ thuế quan thống nhất (HTS) 5
2.2.2. Định giá hải quan 6
2.2.3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 10
2.2.4. Hoàn thuế nhập khẩu 13
2.2.5. Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá 14
2.3. Hàng rào phi thuế quan của Mỹ 17
2.3.1. Hạn ngạch nhập khẩu 17
2.3.2. Hạn chế nhập khẩu vì an ninh quốc gia và cán cân thanh toán quốc gia 19
2.4. Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 20
2.4.1. Quy định về nguồn gốc xuất xứ 20
2.4.2. Quy định về ký mã hiệu 21
2.4.3. Quy định về nhãn mác thương mại 22
2.4.4. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ 23
II. CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM . 24
1. Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam trong thời kỳ cấm vận 24
2. Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với Việt Nam 26
3. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ 31
 
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I. NHU CẦU NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM CỦA MỸ 35
1. Một vài nét về thị trường Mỹ 35
2. Vai trò của Việt Nam trong chính sách nhập khẩu của Mỹ 37
3. Nhu cầu một số mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Việt nam 38
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 42
1. Tình hình chung 42
2. Thực trạng xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể 44
III. ĐÁNH GIÁ 58
 
 
CHƯƠNG III: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 64
1. Triển vọng xuất khẩu do Hiệp định thương mại Việt- Mỹ mang lại 64
2. Triển vọng xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể 65
2.1. Cà phê 65
2.2. Thuỷ hải sản 67
2.3. Dệt may và giày dép 68
2.4. Dầu khí 69
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 70
1. Giải pháp ở tầm vĩ mô 70
2. Giải pháp ở tầm vi mô 78
3. Giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể 81
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a Mỹ. Mặc dù kim ngạch này rất nhỏ so với nhập hàng năm mặt hàng giày dép của Mỹ, thế nhưng đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn trong số các mặt hàng mà Mỹ nhập khẩu của Việt Nam và chỉ đứng sau nhóm hàng thuỷ hải sản và cà phê, chè, gia vị. Cũng giống như mặt hàng dệt may, các mặt hàng giày dép mà Mỹ nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là do các công ty của Mỹ đặt gia công các công ty giày dép của Việt Nam để tận dụng giá nhân công rẻ. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường Mỹ đang đầy rẫy các mặt hàng giày dép của Trung Quốc, Thái Lan, Malaxia,… vì thế mặc dù Việt Nam tương đối có thế mạnh đối với mặt hàng này thế nhưng một thực tế là nhu cầu của Mỹ về mặt hàng giày dép của Việt Nam không thực sự cao. Nếu Việt Nam không tăng cường các biện pháp tiếp thị, đẩy mạnh công tác thiết kế, tạo lập nhãn hiệu của riêng mình thì ngành giày gia Việt Nam khó có thể tăng trưởng mạnh trên thị trường Mỹ, cho dù Việt Nam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc.
Thuỷ hải sản: Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ hải sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản với giá trị nhập khẩu hàng năm trên 8 tỷ USD. Các loại hải sản nhập khẩu nhiều nhất là tôm, tôm hùm, sò và cua trong đó tôm có giá trị lớn nhất (hàng năm Mỹ nhập khẩu trên 2 tỷ USD đối với các mặt hàng này). Năm 1999, Mỹ nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam với kim ngạch 108 triệu USD, chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ, và năm 2000, con số này lên tới gần 300 triệu USD, đứng thứ 17 trong số các nước mà Mỹ nhập khẩu mặt hàng này, và năm 2001 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ đã lên tới 482,4 triệu USD. Có thể nói tiềm năng ngành thuỷ sản của Việt Nam là rất to lớn và nhu cầu đối với mặt hàng này của Mỹ cũng không phải là nhỏ. Việt Nam là một đối tác thương mại của Mỹ và mặc dù mới chỉ ở mức tiềm năng và thăm dò nhưng việc Mỹ đang ngày càng quan tâm nhiều tới các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam tập trung vào các sản phẩm chế biến cao cấp có giá trị cao.
Cà phê, chè, hạt tiêu, gia vị: hàng năm nhu cầu của Mỹ nhập khẩu không nhiều ỏ nhóm ngành hàng này so với các loại hàng hoá khác. Trị giá nhập khẩu hàng năm khoảng trên 4 tỷ USD (trong đó cà phê nhân khoảng trên 3,5 tỷ USD, hột tiêu 0,1 tỷ USD, còn lại là chè và các loại gia vị khác). Năm 1999, Mỹ nhập khẩu ngành hàng này từ Việt Nam với tổng kim ngạch 117,7 triệu USD, chiếm 3% thị phần và đứng thứ 5 trong số các nước mà Mỹ nhập khẩu, và mặc dù năm 2001, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng này giảm tương đối, thế những điều này không có nghĩa là nhu cầu của Mỹ đối với nhóm hàng này giảm sút. Con số thị phần 3% năm 1999 đánh giá phần nào nhu cầu của Mỹ đối với ngành hàng này của Việt Nam, và mặc dù chưa thực sự lớn nhưng cũng rất đáng khích lệ trong điều kiện giá cả trên thị trường quốc tế không ổn định, và cũng là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Hàng gốm sứ: Có thể nhận thấy một điều là dung lượng thị trường đối với mặt hàng này là vô cùng to lớn và Mỹ gần như không sản xuất mặt hàng này. Theo như dự báo thì nhu cầu nhập khẩu của mặt hàng này của Mỹ sẽ tăng từ 7% lên đến 15% mỗi năm. Hiện tại Mỹ nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất là từ Trung Quốc, Italia, Mexico và Nhật Bản. Thị trường Mỹ cũng đã bắt đầu chấp nhận các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam (chủ yếu là các loại tượng, chậu và đồ gốm sứ nghệ thuật) từ năm 1994. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gốm sứ Việt Nam của Mỹ 3,6 triệu USD và năm 2000 là khoảng 5 triệu USD. Mặc dù kim ngạch còn rất thấp nhưng chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu
tiềm tàng vô cùng to lớn của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này, và đây quả là dấu hiệu đáng mừng cho mặt hàng gốm sứ của Việt Nam. Trên thực tế, chất lượng, mẫu mã mặt hàng gốm sứ của Việt Nam không thua kém gì các hàng hoá của Trung Quốc nhưng do chưa được hưởng Quy chế Tối huệ quốc nên giá cả mặt hàng này trên thị trường Mỹ còn cao do đó chưa đánh thức được nhu cầu còn tiềm ẩn của Mỹ đối với mặt hàng này.
Cao su và sản phẩm cao su: Nhóm hàng này bao gồm cao su thiên nhiên, săm lốp ô tô, các sản phẩm cao su dùng trong công nghiệp và y tế, quần áo bảo hộ lao động,v.v... Đây là nhóm hàng có nhu cầu rất lớn ở Mỹ, và hàng năm Mỹ nhập khẩu trên dưới 1 tỷ USD cao su thiên nhiên và trên 9 tỷ sản phẩm cao su. Năm 1998, Mỹ nhập khẩu hơn 9 tỷ USD cao su và sản phẩm cao su. Các nước mà Mỹ nhập khẩu chủ yếu là Canađa, Nhật Bản, Malaysia, Indonexia, Thái Lan. Nhập khẩu của Mỹ đối với các mặt hàng của Việt Nam chỉ đạt giá trị hơn 3 triệu USD năm 1998, 3,5 triệu USD năm 1999, khoảng 8,6 triệu USD năm 2000 và năm 2001 nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng này của Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn hơn 2 triệu USD. Có thể thấy rằng nhu cầu cao su và sản phẩm cao su của Mỹ là rất cao và mặc dù không thể biết được rõ ràng nhu cầu đối với mặt hàng này của Việt Nam nhưng lợi thế của Việt Nam đối với mặt hàng này là rất lớn, đặc biệt là cao su thiên nhiên.
Với những phân tích về vị thế của Việt Nam trong chính sách nhập khẩu của Mỹ cũng như nhu cầu của Mỹ đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế, chúng ta phần nào có thể thấy rằng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu thâm nhập vào thị trường Mỹ. Những hàng hoá Việt Nam có lợi thế và có khả năng chiếm lĩnh thị phần thị trường Mỹ đa phần đều nằm trong nhu cầu của Mỹ. Mặc dù chúng ta không thể biết chính xác nhu cầu của Mỹ đối với từng mặt hàng cụ thể của Việt Nam nhưng thực trạng thương mại, chính sách ngoại giao và ngoại thương cởi mở hơn của Mỹ đối với Việt Nam cũng cho chúng ta thấy rằng Mỹ đang xem Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng.
II. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
1. Tình hình chung
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào thị trường Mỹ năm 2000 đã được đa dạng về chủng loại và tăng về giá trị xuất khẩu so với năm 1999. Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm hàng hải sản chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ. Nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai là cà phê, chè, gia vị chiếm khoảng 16%, tiếp đến là giày dép chiếm 15% (giảm so với năm 1999), sản phẩm may mặc chiếm xấp xỉ 10%. (Bảng 1).
Bảng 1: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: triệu USD
Nhóm hàng
1999
2000
2000/1999
Tổng XK
601,9
827,4
225,5
Cá, hải sản
108,1
242,9
134,8
Cà phê, chè, gia vị
117,7
132,9
15,2
Giày dép
145,8
124,5
-21,3
Nhiên liệu
83,8
90,7
6,9
Thịt&chế phẩm
31,5
57,7
26,2
Hoa quả
23,7
51,1
26,4
Sản phẩm may mặc
36,4
81,0
44,6
Tác phẩm nghệ thuật,sưu tầm đồ cổ
0,6
12,9
12,3
Nguồn: Chương trình tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Một số nhóm hàng có chiều hướng giảm trong năm 2000 như giày dép, cà phê, chè, nhiên liệu, v.v... (Bảng 1). Điểm đáng lưu ý là năm 2000 một số mặt hàng lần đầu tiên được xuất...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế của ngân hàng trung ương Công nghệ thông tin 0
M Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 2
F Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta Luận văn Kinh tế 2
C Chính sách thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 2
N Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập Luận văn Kinh tế 2
S Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới Luận văn Kinh tế 0
Q Chính sách xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm nước khoáng Vital của công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập Luận văn Kinh tế 0
T Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
H Tác động của chính sách kinh tế tới nền kinh tế Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top