pe_su_gl_16

New Member
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh
nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động
trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai
phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng
biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc
sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản lý lao động sẽ giúp giải
quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành
bại của một doanh nghiệp.
Để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ riêng, có năng
lực phẩm chất, khả năng lãnh đạo công ty và đào tạo cán bộ công nhân
lành nghề để theo kịp với tiến bộ và trình độ khoa học - kỹ thuật của thế
giới.
Nhằm tạo cho mình chỗ đứng ở hiện tại và tương lai, Công Ty cổ
phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
này. Phải quản lý lao động của Công ty như thế nào để đảm bảo chỗ

đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải
có công tác quản lý lao động trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công
Ty cổ phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam”
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo đã bảo ban dạy dỗ
trong quá trình học tập tại trường. Thank ban Giám đốc, các CBCNV
của Công Ty cổ phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tui hoàn thành tốt chuyên đề này.
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương :
Chương 1: Tổng quan Công Ty cổ phần khảo sát và xây dựng IH việt
Nam
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công Ty cổ
phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại
công ty cổ phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN KHẢO SÁT VÀ
XÂY DỰNG IH VIỆT NAM
1.1 : Quá trình hình thành phát triển công ty
1.1.1 : Giới thiệu chung
- Tên công ty : Công Ty cổ phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: IH VIET NAM SURVERY AND
CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : IH VNSUANCO., JSC
- Trụ sở chính : Số 44, tổ 16 Cầu Bươu, phường Kiến Hưng,
quận Hà Đông, Hà Nội
- Điện thoại : 04.36857559 - Số Fax : 04.36857560
- Loại hình doanh nghiệp : công ty cổ phần
- Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đồng ( Năm tỷ đồng)
- Số cổ phần: 50.000 ( Năm mươi nghìn cổ phần)
- Giấy CNĐKKD : số 0104172691 do sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà
Nội cấp lần thứ 4 ngày 7 tháng 7 năm 2011
1.1.2 : Quá trình phát triển công ty


- Công ty đi vào hoạt động vào ngày 1/2/2009 lúc đầu công ty gặp
phải nhiều khó khăn về tài chính và nhân lực nhưng với sự lãnh đạo của
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
ban lãnh đạo công ty thì năm đầu tiên của công ty đạt được kết quả tốt.
- Từ lúc thành lập đến nay thì Công ty phát triển qua những thăng
trầm do cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung
và đến công ty nói riêng. Hoạt động của công ty là hoạt động về xây
dựng đây là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính.
Tuy vậy từ năm 2009- 2012 công ty hoạt động luôn đạt kết quả cao
doanh thu lớn và lợi nhuận luôn dương tuy không lơn nhưng đó cũng là
kết quả đáng mừng. Bên cạnh đó đời sống cán bộ công nhân viên của
công ty cũng ngày càng được nâng cao
- Quá trình liên kết với các Công ty khác : Công ty là một doanh
nghiệp cổ phần do sự đóng góp của các tổ chức cá nhân. Trong quá trình
hoạt động do mới thành lập nên công ty mới chỉ tập chung vào nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty và chưa liên kết với công ty khác
- Năm 2009 công ty mua máy móc thiết bị để phục vụ cho thi công
trị giá đến 5 tỷ đồng. Từ đó đến nay khi công ty mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh công ty đều đầu tư thêm máy móc trang thiết bị. Do hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng nên trị giá tài sản rất lớn.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của công ty
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ Phần Khảo sát và xây dựng IH Việt Nam do Ông Cao
Xuân Dũng làm chủ tịch HDQT kinh doanh các lĩnh vực nghành nghề
sau :
-Khảo sát địa chất công trình,địa chất thủy văn
-Giám sát thi công xây dựng : loại công trình-xây dựng hầm mỏ ;
lĩnh vực chuyên môn giám sát : xây dựng – hoàn thiện
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
-Hoạt động đo đạc bản đồ ,thăm dò địa chất ,nguồn nước
-Hoạt động tư vấn kỹ thuật khác có liên quan
-Khai thác và thu gom than cứng,than non,khai thác khi đốt tự
nhiên,khái thác quặng sắt, quặng không chứa sắt và kim loại quý hiếm
(theo quy định của nhà nước )
-Sản xuất bản đồ kim hoàn và chi tiết liên quan
- Xây dựng công trình công ích,các loại nhà,công trình kỹ thuật dân
dụng khác và các công trình đường bộ.
- Kinh doanh hàng hóa về thiết bị điện
1.2.2 Quy mô của công ty
- Quy mô của công ty
Về tình hình sử dụng lao động :
Tổng số lao động đến 31/12/2012: 490 người
Lao động nữ : 125 người
- Vốn hiện tại: 50 tỷ đồng
- Trang thiết bị chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty: Máy vi tính, máy xúc, máy ủi, máy trộn…
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
- Sơ đồ cơ cấu quản lý
Trên cơ sở quyền hạn và chức năng của công ty ,tổ chức quản lý và
sản xuất kinh doanh như sau :
Cơ cấu này được thực hiên qua sơ đồ sau :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
5
P. GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN, KẾ HOẠCH QUẢN LÍ
KỸ THUẬT,
KCS
HÀNHCHÍNH
TỔ CHỨC
BAN CHỈ HUY CÁC CÔNG TRƯỜNG
CÁC ĐỘI T.C
CHUYÊN DỤNG
CÁC ĐỘI THI
CÔNG XÂY
DỰNG
KẾ TOÁN VẬT TƯ
TẠI C.TRƯỜNG
ĐỘI XE
GIÁM ĐỐC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
- Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty
Với cơ cấu trên , chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng ban đơn vị
như sau :
+ / Giám đốc : là người sáng lập ra Công ty, Giám đốc là người đại
diện về mặt pháp nhân cho Công ty, chịu trước pháp luật về điều hành
Công ty .
Giám đốc có quyền hạn , trách nhiêm như sau :
Xây dựng chiến lược phát triển ,kế hoạch dài hạn cũng như hàng
năm của Công ty ,phương án ,dự án đầu tư.
Tổ chức quản lý Công ty.
Quyết định giá mua giá bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với quy
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
chế của Công ty.
Bổ nhiệm , miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật nhân viên trong Công
ty
+/ Các phó giám đốc :
Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành Công ty
theo phân cấp ủy quyền của Giám đốc , chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về nhiệm vụ được Giám đốc ủy nhiệm.
+ / Phòng Kế toán : Giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện công
tác kế toán thống kê của Công ty và có nhiêm vụ ,quyền hạn theo quy
định của pháp luật.
+ / Các phòng ban khác : các phòng ban chuyên môn,nghiệp vụ chúc
năng tham mưu,giúp Giám đốc điều hành các nhiệm vụ của Công ty .
Phòng tổ chức hành chính : thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ nhân
sự theo thủ tục về hành chính của nhà nước .
Phòng kế hoạch : xây dựng và tư vấn các kế hoạch,đề án ,dự án cho
Công ty
Phòng quản lý kỹ thuật : quản lý trang thiết bị kỹ thuật của Công ty.
+/ Ban chỉ huy công trường : có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra , đôn
đốc các công việc ở công trường. Nhất là khi thực hiện các dự án lớn
công ty đã xây dựng nên sơ đồ tổ chức ở hiện trường, lập ra ban điều
hành dự án để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lí điều hành của
nhà thầu cũng như các yêu cầu của chủ thầu.
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
1.4 Đánh giá hoạt động của công ty năm 2009-2011
1.4.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh công ty 2009-2011
Bảng 1 : Tình hình kinh doanh năm 2009 – 2011
Đơn vị: đồng
CHỈ TIÊU
2009
2010 2011 2012
So sánh 2010/2009
So sánh
2011/2010
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
92,179,453,585 102,421,615,094 121,375,039,163 145,650,046,996 16.21 18.51
2. Chi phí 90,801,464,458 100,890,516,064 119,595,284,545 143,514,341,454 13.52 16.72
3. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 1,377,989,127 1,531,099,030 1,779,754,618 2,135,705,542 13.24 16.24
Thu nhập đầu người 3,168,000 3,520,000 3,921,000 4,705,200 10 11
Nguồn BCTC các năm của công ty
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Thông qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm
2009- 2012 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty như sau:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2010 tăng
so với năm 2009 là 16.21 %, năm 2011 tăng hơn năm 2010 là
18,953,424,069 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,51%. Do trong năm
2011 Công ty không có các khoản giảm trừ nên Doanh thu thuần ở đây
cũng chính là Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2012
doanh thu tăng 20% so với năm 2011
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm sau cao hơn năm trước, năm
2010 tăng so với năm 2009 với tỷ lệ là 13.24 %, năm 2011 tăng so với
năm 2010 tỷ lệ là 16.24 %. Có được kết quả như vậy là do tốc độ tăng
doanh thu của công ty lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Những năm vừa qua
dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty mà công ty đã đạt được những
kết quả cao như vậy. Mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn nhưng công
ty vẫn thu được lợi nhuận đây cũng là sự cố gắng không ngừng của cán
bộ công nhân viên công ty. Năm 2012 lợi nhuận tăng 22% so với năm
2011
Thu nhập bình quân của nhân viên công ty năm sau cao hơn năm
trước, năm 2010 tăng 10% lương so với năm 2009 đạt 3,520,000 đồng,
năm 2011 tăng 11% lương so với năm 2010 đạt 3,921,000 đồng. Thu
nhập bình quân tuy không được cao lắm nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng
mừng khi thu nhập ngày càng tăng. Năm 2012 thu nhập bình quân tăng
21% so với năm 2011
1.4.2 : Đánh giá hoạt động khác của công ty
*Tô chức Công đoàn:
Tổ chức Công đoàn thực hiện tốt công tác tuyên truyền đường lối
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động. Kiểm tra giám
sát việc thi hành các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi của đoàn viên
Công đoàn, ngăn chặn tiêu cực, chống lãng phí bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của người lao động. Thăm hỏi động viên, chăm lo chú trọng
đến đời sống tinh thần, vật chất của NLĐ. Hàng năm Công đoàn phối hợp
với chính quyền tổ chức cho người lao động đi thăm quan, nghỉ mát ở
trong và ngoài nước.
*Công tác hoạt động xã hội:
Với tinh thần tương thân tương ái, từ năm 2010 đến nay Công đoàn
kết hợp với chính quyền tổ chức quyên góp nhiều đợt ủng hộ quỹ từ thiện
bằng 1 đến 2 ngày lương. Ngoài ra, công đoàn thường xuyên chú trọng
công tác chăm sóc các cháu độ tuổi nhà trẻ là con em CNVC, LĐ trong
công ty. Xây dựng quỹ tình nghĩa trong nữ CNVC,LĐ: 50.000.000 đ để
giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia
đình.
1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng lao động của công
ty
1.5.1. Chính sách của Nhà nước
Các chính sách của Nhà Nước như về chế độ tiền lương có ảnh
hưởng lớn tới vấn đề quản trị nhân lực vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thù
lao của người lao động.
Hàng năm Nhà Nước đều thay đổi mức lương tối thiểu, các quy định
về hợp đồng lao động và các chế độ về các khoản trích theo lương cũng
ảnh hưởng tới việc quản trị nhân lực của công ty. Chính vì vậy mà nó ảnh
hưởng tới công tác sử dụng lao động của công ty. Khi có các văn bản của
Nhà Nước đưa ra thì công ty cũng phải căn cứ vào đó để thực hiện
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
1.5.2. Trình độ quản lý
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương
hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản
trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể
đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường
xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh
nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần
trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo
léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra
lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán
bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi
người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan
tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong
nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn
nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên
cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học
được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được
tiếng nói chung với họ.
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong
muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi
ích chính đáng của người lao động.
*Ảnh hưởng của trình độ năng lực và tư duy của nhà quản lý
Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt hay không thì có rất nhiều
yếu tố quyết định. Song chung qui lại cũng là nhờ vào sự quản lý của các
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
nhà lãnh đạo. Mà đối với công ty thì cán bộ quản trị nguồn nhân lực là
cốt lõi. Quản lý nguồn nhân lực ngoài khoa học còn cần tới nghệ thuật.
Đó là nghệ thuật dùng người sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Do đó năng lực
và lối tư duy của các nhà quản lý quyết định đến 70% sự thành bại của
doanh nghiệp.
1.5.3. Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị
không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự.
Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không
có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả.
Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn,
duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải
có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng
hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra
doanh nghiệp còn phải có một chế độ lương bổng đủ để giữ nhân viên
làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc và cải thiện phúc lợi.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ
cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngươì có trình độ, doanh nghiệp
sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề
lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.
Đối thủ cạnh tranh của công ty là những đơn vị mà những nhân viên
có cùng ngành có khả năng ứng tuyển vào các công ty đó nên ảnh hưởng
tới công tác tuyển dụng của mình. Ảnh hưởng tới công tác sử dụng lao
động của công ty.
1.5.4. Quan điểm, chính sách của Công ty
- Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp : Đây là một yếu tố thuộc môi
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên
môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự.
- Chính sách chiến lược của doanh nghiệp: Một số chính sách ảnh
hưởng tới quản trị nhân sự : cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an
toàn, khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình, trả lương
và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao…
- Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các
giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành
viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi
dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.
1.5.5. Tình hình tài chính của Công ty
Về công tác quản trị tình hình tài chính của công ty. Như chúng ta
đã biết tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Đó là việc sử dụng các phương pháp và công cụ cho phép
thu nhập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản
lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực
của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài
chính quản lý phù hợp.
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc quản trị tình hình tài
chính đối với sự phát triển của công ty trong những năm qua công ty đã
thực hiện khá tốt việc quản trị tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả tạo
nguồn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích công
ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như
khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo.
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
- Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của Công ty 2009-2012.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2010/2009 2011/2010
Tiền % Tiền % Tiền % Tiền %
A.TSLĐ & ĐTNH
57.144
77.506
127.55
15.306
20.362
135,6
50.043
164,6
I. Tiền
17.574
31
10.953
14
16.532
13
19.838
14
-6.621
62,3
5.573
150,9
II. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
10.81
19
36.025
47
75.823
59
90.988
58
25.215
33,3
39.798
210,5
IV.Hàng tồn kho
26.344
46
25.93
33
32.134
26
38.561
24
-414
98,4
6.204
123,9
V. TSLĐ khác
2.416
4
4.598
6
3.06
2
3.67
4
2.182
190
-1.538
66,5
VI. Chi sự nghiệp
0
0
0
0
B. TSCĐ & ĐTDH
19.177
19.19
17.973
21.568
13
100,06
-1.217
93,7
I. Tài sản cố định
19.152
99,87
19.165
99,87
17.948
99,86
21.538
99,5
13
100,06
-1.217
93,7
II. Đầu tư dài hạn 25
0,13
25
0,13
25 0,14
30
0,5
0 100 0
100
Tổng tài sản 76.321 96.696 145.52
17.462
20.375 126,7 48.826 150,5
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Nguồn: phòng kế toán
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy, tài sản cố định và đầu tư
dài hạn năm 2010 tăng lên so với năm 2009 cả về số tuyệt đối lẫn tương
đối, trong đó chủ yếu là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư cho
thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Kết hợp với
tỷ suất đầu tư (TSCĐ/Tổng tài sản) của năm 2009 là 0,25
(19.152/76.321), năm 2010 là 0,2 (19.165/96.696) thấp hơn năm 2009
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng. Qua đây ta thấy
rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công là hiệu quả. So với năm
2010, năm 2011 TSCĐ của Công ty giảm 1.213 triệu đồng tức là giảm
6,3%, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2011 là 0,12 (17.948/145.522) nên
hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2011 có hiệu quả hơn
năm 2009, 2010. Để biết cụ thể hơn ta đi phân tích hiệu quả sử dụng vốn
cố định.
Về tài sản lưu động, so với năm 2009, năm 2010 và năm 2011 tiền
mặt có giảm hơn trong khi các khoản phải thu tăng lên nhanh chóng. Vì
vậy, Công ty phải có biện pháp thu hồi để khoản phải thu giảm, tránh
tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn lâu làm giảm nguồn vốn ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Đồng thời hàng tồn kho của Công ty cũng tăng lên, hàng tồn chủ yếu là
các hàng máy xây dựng và các trang thiết bị phụ tùng với giá trị lớn, cần
phải tăng cường các biện pháp bán hàng để tránh sự ứ đọng vốn.
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2009 - 2011.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
2010/2009 2011/2010
Số tiền
(∆)
Tỷ trọng
(%)

%
A. Nợ phải trả.
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III.Nợ khác
B. Nguồn vốn CSH
I. Nguồn vốn quỹ
Trong đó nguồn vốn
kinh doanh
29.258
19.507
4.261
5.490
47.063
47.063
45.779
50.020
28.165
13.858
7.997
46.676
46.676
44992
98.408
65.027
23.832
9.549
47.114
47.114
45.210
118.0896
78.0324
28.5984
11.4588
56.5368
56.5368
54.252
20.762
8.658
9.597
2.507
-387
-387
-787
170,9
144,4
325,2
145,7
99,2
99,2
98,3
48.388
36.862
9.974
1.552
438
438
218
196,7
230,9
172
119,4
100,9
100,9
100,5
Tổng nguồn vốn 76.321 96.696 145.522 174.6264 20.375 126,7 48.826 150,5
Nguồn: phòng kế toán
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Tuy nguồn vốn của Công ty tăng mạnh qua các năm, năm 2009 là
76.321 triệu đồng, sang năm 2010 là 96.696 triệu tăng 20.375 triệu hay
126,7% so với năm 2009, năm 2011 là 145.522 triệu tăng 48.826 triệu
hay 150,5% so với năm 2010 và tăng 69.201 triệu hay 196,7% so với
năm 2009 nhưng tỷ suất tài trợ của các năm giảm xuống nhưng tỷ suất tài
trợ của các năm giảm xuống.
Tỷ suất tài
trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
Năm 2009 tỷ suất tài trợ của Công ty là 62% (47.063/76.321 =
0,62), chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của Công ty vì hầu hết tài
sản mà Công ty có được đầu tư bằng số vốn của mình.
Nhưng sang năm 2010 và 2011 tỷ suất tài trợ giảm đáng kể, năm
2010 là
48% (46.676/96.696 = 0,48) và năm 2011 là 32% (47.114/145.522 =
0,32) nên
hầu hết tài sản mà Công ty có được đều đầu tư bằng vốn vay chủ yếu là
vay ngắn hạn.
Rõ ràng là với khả năng tài chính rõ ràng và minh bạch như thế này,
công ty không những đã khẳng định được khả năng phát triển bên vững
của công ty mình mà còn có sức thuyết phục các nhà đầu tư khác trong
quá trình tham gia dự thầu.
Để công tác sử dụng lao động được thuận lợi thì vấn đề tài chính rất
quan trọng. Nên việc xem xét về tài chính có vai trò quan trọng để có thể
đầu tư tiền vào nâng cao chất lượng lao động của công ty.
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG IH VIỆT
NAM
2.1 Khái quát nguồn nhân lực của công ty
2.1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty
Do đặc thù là công ty xây dựng công trình nên đội ngũ cán bộ công
nhân viên cũng khá đông.
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2009-
2012
Các chỉ
tiêu
2009 2010 2011 2012
So sánh
2010/2009 2011/2010
Số
người
TT%
Số
người
TT%
Số
người
TT%
Số
người
TT% CL TL% CL TL%
Tổng số lao
động
Trong đó:
425 100 467 100 480 100
576
100 42 9.88 13 2.78
1.Theo
hình thức
tác động
vào đối
tượng lao
động
-Lao động
trực tiếp
380 89.41 420 89.94 433 90.21 520 91 40 10.53 13 3.1
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
-Lao động
gián tiếp
45 10.59 47 10.06 47 9.79 56 9 2 4.44 0 0
2.Theo giới
tính
-Lao động
nam
325 62.94 3240 61.39 350 62.08 420 63 15 6.67 10 4.17
-Lao động
nữ
100 37.06 127 38.61 130 37.92
156
37 27 13.5 3 1.32
3. Theo
trình độ
- Đại học 32 7.53 40 8.57 45 9.38 54 10 8 25 5 12.5
-Trung cấp 107 25.18 131 28.05 149 31.04
179
30 24 22.43 18 13.74
- Sơ cấp 286 67.29 296 63.38 286 59.58 343 60 10 35 -10 -3.38
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
SV: Trần Thị Thanh Hải
Lớp: QTKDTH - K41B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Nhận xét:
Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng dần qua các năm. Cụ
thể
- Tổng số lao động năm 2010 so với năm 2009 tăng thêm 42 người
ứng với tỷ lệ tăng 9.88%. Sang đến năm 2011, số lao động của công ty
tăng thêm 13 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.78%
Nguyên nhân số lao động tăng thêm là do năm 2010 công ty mở
rộng kinh doanh xây dựng công trình cần tuyển thêm công nhân có tay
nghề. Sang đến năm 2012 công ty mở rộng sản xuất ở đội nên lại cần
tuyển dụng thêm lao động.
Thay đổi nguồn nhân lực theo trình độ
Từ năm 2009- 2012 lao động của công ty chủ yếu là trình độ sơ cấp
trên 50%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động. Năm 2010
tăng 10 lao động, năm 2011 giảm 10 người. Mặc dù tăng giảm thất
thường nhưng lao động trình độ sơ cấp vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao.
Tiếp theo là nhân viên trình độ trung cấp chiếm trên 20% và tăng từ
năm 2009-2012. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là nhân viên trình độ đại học
dưới 10%.
Nhân viên của công ty do đặc tính công việc là lao động nặng nhọc
nên trình độ chủ yếu là thấp.
Thay đổi nguồn nhân lực theo giới tính
Cơ cấu lao động nam và nữ thay đổi qua các năm là do tổng số lao
động của công ty thay đổi nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nam vẫn
chiếm số đông so với lao động nữ.
- Năm 2010 tổng số lao động tăng thêm là 42 người trong đó lao
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
động nam tăng thêm 15 người, lao động nữ tăng thêm 27 người. Do tốc
độ tăng của lao động nữ chậm hơn lao động nam nên đến năm 2010 tỷ
trọng lao động nam chiếm 61.39% trong khi năm 2009 chiếm 72.94%.
Lao động nữ có tỷ trọng tăng lên năm 2010 đạt 38.61%.
- Năm 2011 tổng số lao động tăng lên là 13 người trong đó lao động
nam tăng thêm 10 người còn lao động nữ tăng thêm 3 người chính vì vậy
tốc độ tăng của lao động nữ chậm hơn tốc độ tăng của lao động nam dẫn
tới tỷ trọng lao động nam lại tăng lên năm 2011 chiếm 62.08%, tỷ trọng
lao động nữ giảm chiếm 37.92%
Số lao động tăng lên và theo tỷ trọng tăng giảm đối với lao động
nam nữ là do đặc thù công việc quyết định. Số lao động nam của công ty
vẫn chiếm phần đông. Đội xây dựng công trình thì cần sự khoẻ mạnh,
dẻo dai nên ở đây lao động nam chiếm phần lớn.
Nhìn chung công ty bố trí công việc phù hợp với giới tính, năng lực
lao động. Công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự
đạt được hiệu quả tối ưu trong vấn đề sử dụng lao động.
Thay đổi nguồn nhân lực theo bộ phận
Qua 3 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng số lao động và có xu hướng tăng dần. Năm 2010 số lao động
trực tiếp là 420 người tăng 40 người so với năm 2009 tương ứng với tỷ
lệ tăng là 10.53%. Năm 2009 tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm 89.41%
sang đến năm 2010 chiếm 89.94% tỷ trọng. Sang năm 2011 số lao động
trực tiếp là 433 người chiếm 90.21% tỷ trọng tăng lên 13 người so với
năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.1%
Lao động gián tiếp của công ty năm 2010 là 47 người tăng 2 người
so với năm 2009, ứng với tỷ lệ tăng là 4.44%. Năm 2011 lao động gián
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
tiếp vẫn là 47 người không tăng so với năm 2010. Tốc độ tăng của lao
động gián tiếp chậm hơn tốc độ tăng của lao động trực tiếp.
2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty
Công ty đang dần trẻ hoá đội hình lao động nhằm phát huy thế mạnh
của mình.
Đội ngũ lao động của công ty hiện nay chủ yếu là lao động phổ
thông lao động nặng nhọc. Do đặc thù của công ty là hoạt động ngành
xây dựng nên nhân viên của công ty chủ yếu là lao động trực tiếp.
Hiện nay đội ngũ lao động của công ty tương đối lớn và đã đáp ứng
được những công việc hiện nay của công ty. Mặc dù vậy với sự phát
triển của công ty như hiện nay thì với tình hình lao động như đã trình
bày ở trên thì công ty cần quan tâm hơn nữa để nâng cao trình độ
cán bộ công nhân viên của công ty lên.
Để đánh giá được tình hình sử dụng lao động của Công ty, ta phải
thấy được công tác tổ chức và quản lý lao động của công ty có tác động
như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước sắp xếp, điều chỉnh
và phân công đúng người, đúng việc, tuyển dụng những cán bộ trẻ có
năng lực chuyên môn và năng lực quản lý đã tạo ra một guồng máy hoạt
động thông suốt liên tục từ dưới lên trên và đã thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp, tạo bầu không khí làm việc lành mạnh và thoải mái trong
công ty. Tuy nhiên không phải việc gì cũng tốt hoàn toàn, cho nên công
ty luôn tìm cách vươn lên trong mọi lĩnh vực, từ việc tổ chức nguồn lao
động, phân bổ hợp lý nguồn lao động giữa các phòng ban.
Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ lao động
Nắm bắt được tầm quan trọng và vai trò của con người trong sản
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
26
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
xuất kinh doanh, Công ty cổ phần khảo sát và xây dựng IH việt Nam đã
xác định lựa chọn phân công cụ thể từng cán bộ phù hợp với từng công
việc, phụ trách từng giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh đó,
Công ty đã xác định việc đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài
hạn xen kẽ tuyển dụng chọn thêm một số cán bộ trẻ có năng lực đi đào
tạo thêm từ những trường lớp chính quy, có kinh nghiệm tạo thành một
thế mạnh cho công ty.
Như đã thấy năm 2011, công ty có 45 người có trình độ Đại học và
trên Đại học chiếm 9.38% trong tổng số lao động, 149 người có trình độ
trung cấp chiếm tỷ trọng 31.04%, 286 người có trình độ sơ cấp chiếm
59.58% trong tổng số lao động. Với đội ngũ lao động như vậy, Công ty
vẫn không ngừng đào tạo tay nghề, phát triển đội ngũ lao động hơn nữa
nhằm theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
Đánh giá kết quả công việc của nhân viên trong công ty
Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình khuyến khích người
lao động làm việc tốt hơn. Công ty đánh giá kết quả công việc của cán
bộ công nhân viên căn cứ vào hiệu quả công việc được giao của mỗi
nhân viên. Để khích lệ cán bộ công nhân viên hăng say trong công việc,
hàng tháng công ty đều có bình xét phân loại thi đua theo hiệu quả công
tác, ý thức kỷ luật, năng suất làm việc Phân loại thi đua có 3 loại:
-Loại A: Hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, chấp hành tốt
nội quy lao động, bảo đảm ngày công.
-Loại B: Hoàn thành kế hoạch ở mức kém hơn loại A
-Loại C: Chưa hoàn thành nhiệm vụ
Công tác đánh giá kết quả công việc ở Công ty rất được quan tâm
song mức độ thưởng phạt còn nơi lỏng và chưa cao nên chưa khuyến
SV: Trần Thị Thanh Hải Lớp: QTKDTH - K41B
27
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
khích được mọi người hăng say làm việc. Do đó hiệu qủa sử dụng lao
động còn chưa cao.
Công tác đãi ngộ nhân sự ở công ty
Một trong những công tác quan trọng trong doanh nghiệp là nâng
cao điều kiện lao động xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Chế
độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý liên quan trực tiếp đến khả năng làm việc
của người lao động. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải đạt
được các mục tiêu sau: kéo dài khả năng làm việc của người lao động
trong trạng thái ổn định và năng suất, chống mệt mỏi, bảo vệ sức khỏe
cho người lao động, chống ô nhiễm môi trường lao động
Đãi ngộ nhân sự là một công tác quan trọng. Chế độ đãi ngộ người
lao động tốt sẽ làm người lao động phấn đáu, cố gắng và hăng say làm
việc.
Đãi ngộ vật chất
Vấn đề tiền lương, tiền thưởng hiện nay ở Công ty cổ phần khảo sát
và xây dựng IH việt Nam đã trở thành yếu tố kích thích lao động, thu hút
toàn bộ nhân viên trong công ty. Thế nhưng vấn đề tổ chức tiền lương,
tiền thưởng phải phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty.
Hiện nay, công tác trả lương chính của công ty là trả lương theo thời
gian, việc phân phối tiền lương của người lao động được tiến hành chia
làm 2 đợt:
-Đợt 1: Vào ngày 15 hàng tháng tạm ứng trước tiền lương cơ bản
-Đợt 2: Vào ngày cuối tháng, công ty đã quyết toán xác định được
lương khoán thực tế và thu nhập đạt được của mỗi nhân viên để trả thêm
lương căn cứ vào ngày công thực tế của người lao động để phân loại chất
lượng lao động.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên Văn hóa, Xã hội 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top