Anastagio

New Member

Download miễn phí Bài thuyết trình về mạng LAN





Dàn Ý Bài Thuyết Trình:
1: Lời giới thiệu
2: Lịch sử phát triển mạng máy tính
3: Định nghĩa mạng máy tính
4: Cấu trúc TôPô của mạng Lan
- Mạng dạng hình sao (Star topology)
- Mạng dạng hình tuyến (Bus topology)
- Mạng dạng vòng (Ring topology)
- Mạng dạng kết hợp
5: Hệ thống cáp mạng dùng cho mạng Lan
- Cáp xoắn
- Cáp đồng trục
- Cáp sợi quang
6: Các thiết bị dùng để kết nối mạng Lan
- Bộ lặp tín hiệu (Repeater)
- Bộ tập trung (Hub)
- Cầu (Bridge)
- Bộ chuyển mạch (Switch)
- Bộ định tuyến (Router)
7: Các hệ điều hành mạng
- Hệ điều hành UNIX
- Hệ điều hành Windows NT
- Hệ điều hành mạng NetWare của Novell:
- Hệ điều hành mạng LINUX
8:Thiết kế mạng Lan
- Mô hình phân cấp
- Mô hình an ninh & an toàn
9: Các bước thiết kế
- Phân tích yêu cầu
- Lựa chọn phần cứng
- Lựa chọn phần mềm
- Đánh giá khả năng
- Tính toán giá thành
- Triển khai pilot
10: Một số mạng Lan mẫu
- Thiết kế mạng Lan cho 1 toà nhà
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau.
Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại và cáp không có bọc kim loại
Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi giây xoắn với nhau.
Cáp không bọc kim loại (UTP) : Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc.
STP và UTP có các loại ( Category – Cat ) thường dùng:
Loại 1 & 2 ( Cat 1 & Cat 2) : Thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp ( nhỏ hơn 4Mb/s).
Loại 3 ( Cat 3) : Tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16Mb/s, nó chuẩn cho hầu hết các mạng điện thoại
Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s.
Loại 5 ( Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s.
Loại 6 ( Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s.
Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường.
+) Cáp Đồng Trục:
Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn trung tâm ( thường là dây đồng cứng ) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao quanh dây dẫn trung tâm ( dây dẫn này có thể là dây bện kim loại vì nó có chức năng chống nhiễu nên còn gọi là lớp bọc kim ). Giữa hai dây dẫn trên có một lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp.
Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác ( ví dụ như cáp xoắn đôi) do ít bị ảnh hưởng của môi trường.Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thể có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng dạng đường thẳng. Hai loại cáp thường được sử dụng là :
Cáp đồng trục mỏng có đường kính là 0,25inch
Cáp đồng trục dày có đường kính là 0,5inch
Cả hai loại cáp này đều làm việc ở cùng tốc độ nhưng cáp đồng trục mỏng có độ suy hao, suy tín hiệu lớn hơn
Hiện nay có cáp đồng trục sau :
- RG -58,50 ohm: dùng cho mạng Thin Ethernet
- RG -59,75 ohm: dùng cho truyền hình cáp
Các mạng cục bộ thường sử dụng cáp đồng trục có dải thông từ 2,5 -10Mb/s cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác vì nó có lớp vỏ bọc bên ngoài, độ dài thông thưòng của một đoạn cáp nối trong mạng là 200m, thường sử dụng cho dạng Bus.
+) Cáp Sợi Quang:
Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hay một bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Như vậy cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín hiệu dữ liệu phải được chuyển đổi thành các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện).
Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, Do đường kính lõi sợi thuỷ tinh có kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt với kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao.
Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Ngoài ra, vì cáp sợi quang không dùng tín hiệu điện từ để truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ và tín hiệu truyền không thể bị phát hiện và thu trộm bởi các thiết bị điện tử của người khác.
Chỉ trừ nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao , nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện đại sau này
Bảng so sánh các loại cáp mạng
Các loại cáp
Cáp xoắn cặp
Cáp đồng trục mỏng
Cáp đồng trục dày
Cáp quang
Chi Tiết
Bằng đồng có 4 cặp dây loại (3,4,5)
Bằng đồng 2 dây, đường kính 5mm
Bằng đồng 2 dây, đường kính 10mm
Thuỷ tinh, 2 sợi
Chiều dài đoạn tối đa
100m
185m
500m
1000m
Số đầu nối tối đa trên 1 đoạn
2
30
100
2
Chạy 10Mbit/s
Được
Được
Được
Được
Chạy 100Mbit/s
Được
Không
Không
Được
Chống nhiễu
Tốt
Tốt
Rất tốt
Hoàn toàn
Bảo mật
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Hoàn toàn
Độ tin cậy
Tốt
Trung bình
Tốt
Tốt
Lắp đặt
Dễ dàng
Trung bình
Khó
Khó
Khắc phục lỗi
Tốt
Dở
Dở
Dở
Quản lí
Dễ dàng
Khó
Khó
Trung bình
Chi phí cho 1 trạm
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao
VI) Các Thiết Bị Dùng Để Kết Nối Mạng Lan
1: Bộ lặp tín hiệu (Repeater)
Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết mạng nó được hoạt động trong tầng vật lí của mô hình OSI. Khi Repeater nhận được một tín hiệu từ một phía của tầng mạng thì nó sẽ phát tiếp vào phía kia của mạng.
Repeater không có xử lý tín hiệu mà nó chỉ loại bỏ các tín hiệu méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu đã bị suy hao (vì đã được phát với khoảng cách xa) và khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Việc sử dụng Repeater đã làm tăng thêm chiều dài của mạng.
Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là:
+) Repeater điện
+)Repeater điện quang.
- Repeater điện nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín
hiệu điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng
Repeater điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng
cách của mạng, nhưng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng cách tối đa do độ trễ của tín hiệu.
-Repeater điện quang liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp
điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát
trên cáp quang và ngược lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm
tăng thêm chiều dài của mạng.
2: Bộ Tập Trung (Hub)
Hub là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, đây là điểm kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối thông qua Hub.Hub thường được dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó người ta liên kết với các máy tính dưới dạng hình sao.
Nếu phân loại theo phần cứng thì có 3 loại hub:
- Hub đơn (stand alone hub)
- Hub modun (Modular hub) rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có
thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức nǎng quản lý, modular có từ 4 đến
14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun Ethernet 10BASET.
- Hub phân tầng (Stackable hub) là lý tưởng cho những cơ quan muốn đầu
tư tối thiểu ban đầu nhưng lại có kế hoạch phát triển LAN sau này.
+)Nếu phân loại theo khả năng ta có 2 loại:
- Hub bị động (Passive Hub) : Hub bị động không chứa các linh kiện điện tử
và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức năng duy nhất là tổ
hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng.
- Hub chủ động (Active Hub) : Hub chủ động có các linh kiện điện tử có thể
khuyếch đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng.
Qúa trình xử lý tín hiệu được gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu
trở nên tốt hơn, ít nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị
có thể tăng lên. Tuy nhiên những ưu điểm đó cũng kéo theo giá thành của
Hub chủ động cao hơn nhiều so với Hub bị động. Các mạng Token ring có
xu hướng dùng ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top