chip_luz90

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam





Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau:
Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên của ta đang cạn kiệt dần và nhóm hàng chủ lực hiện nay như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, lâm sản, thuỷ sản, dầu thô. sẽ không còn giữ vai trò chủ lực trong tương lai. Theo ước tính của Bộ Thương mại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này giai đoạn 1999-2001 chỉ đạt 14%-15% năm, tăng chậm lại so với mức 18% của thời kỳ 1994-1998. với mức trên tới năm 2003 nhóm hàng nguyên liệu thô chỉ còn chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, 70% còn lại là hàng chế biến trong đó có các hàng chế biến sâu và các sản phẩm trí tuệ.
Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Chuyển từ xuất khẩu thô sang chế biến đối với các sản phẩm đã có như chuyển dầu thô và khí sang xăng, phân bón; chuyển từ nông sản thô sang nông sản chế biến; chuyển từ lắp ráp điện tử sang chế tạo và xuất khẩu linh kiện. Bên cạnh đó cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có nhưng có tiềm năng và triển vọng phù hợp với xu hướng tiêu dùng quốc tế. Đó là các mặt hàng sản phẩm kỹ thuật điện tử, sản phẩm điện tử, máy công nghiệp, dịch vụ. và các sản phẩm trí tuệ như tạo phần mềm máy tính. Cần chú trọng tới các sản phẩm mà khi sản xuất có thể khai thác được các nguồn lực dồi dào sẵn có ở Việt nam.
Ba là, chuyển sang chế biến và mở ra các mặt hàng mới dạng chế biến sâu nhưng không thể thực hiện bằng “tự lực cánh sinh” do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thị trường tiêu thụ không lớn. Điều này có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng lực tiếp thu công nghệ và có điều kiện tạo ra nhiều việc làm mới. Tuy nhiên khoảng 68% vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các nước NICs, Đông á, ASEAN và Nhật Bản đã chiếm 60% vốn FDI. Các nước ASEAN chiếm 24,8% trong đó Singapore chiếm 17,14%, các nước ASEAN còn lại chỉ chiếm 7,67%.
Nhóm G7 đã có 24,4% số dự án và 22,1% vốn FDI đăng ký tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản chiếm 12% dự án và 10,2% vốn FDI, các nước G7 còn lại chỉ chiếm 12,4% dự án và 11,9% vốn FDI.
Trong giai đoạn đầu, đầu tư nước ngoài chủ yếu bao gồm các dự án vừa và nhỏ của Đài Loan, Hồng Kông nhưng sau chuyển sang các dự án có quy mô lớn hơn của các công ty đa quốc như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu.
- Các hình thức đầu tư ngày càng đa dạng hơn, việc khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT và đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu chế xuất đã mở rộng khả năng thu hút các nguồn vốn FDI mới.
Hình thức đầu chủ yếu hiện nay là doanh nghiệp liên doanh, chiếm 61% số dự án và 70% vốn đầu tư. Do chính sách của Việt nam là đối xử công bằng giữa doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh và kèm theo là việc tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt nam nên những năm gần đây đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài tăng lên . Nếu tính theo vốn đầu tư thì tính đến cuối tháng 6 năm 2001 các dự án liên doanh chiếm 70%, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 20%, 10% còn lại là các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của các khu chế xuất, khu công nghiệp trong việc khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước, phục vụ CNH - HĐH và khuyến khích xuất khẩu. Chính phủ đã ban hành nghị quyết 36/CP ngày 24/4/1997 về quy chế KCX, KCN và khu công nghệ cao. Đến cuối tháng 7 năm 2001,Việt nam đã có 54 KCN - KCX trong đó 48 KCN - KCX đã đi vào hoạt động, phân bố rộng khắp nơi từ bắc vào nam. Trong số 54 KCN ( không kể KCN Dung Quất thuộc dạng đặc biệt ) có 20 KCN mới hiện đại, trong đó có 13 KCN hợp tác với nước ngoài để phát triển hạ tầng, 34 KCN thành lập trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động. Đến hết tháng 6/2001 trên các KCN đã có 609 doanh nghiệp hoạt động vốn đầu tư khoảng 5,8 tỷ USD, vốn thực hiện 3,5 tỷ USD, thu hút 120 nghìn lao động, 6 tháng đầu năm 2001 các KCN đã đạt giá trị sản xuất công nghiệp 890 triệu USD, xuất khẩu 552 triệu USD.
Bên cạnh các kết quả đạt được, đầu tư nước ngoài tại Việt nam còn có những mặt hạn chế và những vấn đề mới nảy sinh.
Một là : cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa hợp lý, 10 năm qua, các dự án ĐTNN tại Việt nam mới tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro và cơ sở hạ tầng khá.
Hai là: hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3 - 4 năm nhưng vẫn bị thua lỗ. Nguyên nhân lỗ vốn có nhiều, song có yếu tố đáng thông báo là chi phí vật chất và khấu hao TSCĐ quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài đưa vào liên doanh quá cao so với thực tế.
Ba là: khu vực có vốn FDI chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn hạn chế. Tuy khối lượng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng dần qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng nhập khẩu của khu vực này so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước dẫn đến thâm hụt thương mại kéo dài.
Bốn là: mô hình KCN, KCX tuy có nhiều ưu điểm, nhưng sự phát triển trong 10 năm qua, mô hình này ở Việt nam cũng xuất hiên nhiều những yếu tố hạn chế. Trước hết, đó là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch chạy theo số lượng mà không tính đến hiêụ quả.
Năm là: luồng vốn FDI vào Việt nam tăng qua các năm nhưng từ năm 2000 đến nay suy giảm rõ rệt do tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực.
ii. các chính sách tài chính tín dụng.
Đi kèm với các biện pháp thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính và tín dụng.
Thuế:
Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá thuộc diện ưu đãi về thuế (luật thuế xuất khẩu). Các hàng hoá là vật tư nguyên liệu gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng thì không phải chịu thuế nhập khẩu hay phải chịu thuế rất thấp.
Nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn lại thuế doanh thu trả cho nguyên phụ liệu và bán thành phẩm đầu vào. Các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm hay có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu được miễn thuế lợi tức bổ sung.
Thuế xuất khẩu gạo, cao su, than đá, thuỷ sản, được hạ xuống 0% từ ngày 1/1/2001. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được điều chỉnh từ 3 tháng lên 9 tháng.
Quỹ thưởng xuất khẩu đã được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 764/QĐ-TTg ngày 24/8/1998 của thủ tướng Chính phủ. Đợt xét thưởng đầu tiên vào quý II năm 2002. Đối tượng xét thưởng bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích họ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của ta.
Về tiêu chuẩn thưởng bộ Thương mại đã chú trọng đến việc nâng cao tỷ lệ hàng hoá có tỷ lệ chế biến và hàm lượng nội địa cao.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính dự thảo phương án thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, giao ngân hàng nhà nước dự thảo đề án thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp Việt nam thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh hay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Các ngân hàng nước ta hiện nay cũng đang làm 2 nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhanh chóng có vốn, thiết bị để sản xuất đó là:
+ Bảo lãnh chứng từ thương mại là việc doanh nghiệp có thể đổi chứng từ lấy tiền mặt tại ngân hàng, thông báo L/C ngay sau khi giao hàng mà không phải đợi chuyển tiền. Việc này giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có tiền để tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh tránh tình trạng để ngưng trệ vì thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Bảo lãnh tiền vay máy móc vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là việc làm hữu hiệu tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được máy móc thiết bị để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Để giảm bớt tác động do sự thay đổi tỷ giá các đồng tiền trong khu vực, Ngân hàng nhà nước Việt nam thay đổi tỷ giá chính thức xấp xỉ với tỷ giá hiện hành trên thị trường tự do và tương ứng với tỷ giá thực. Việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng làm tăng thêm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trường thế giới
III. Chính sách tự do hoá thương mại.
Tự do hoá thương mại là một điều kiện cần thiết m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho các cảng container tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn và du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách Sạn Du lịch Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0
D Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Kinh tế 4
D Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top