Uống bia nhiều dứt khoát sẽ say vì trong bia chứa một hàm lượng cồn thay đổi tùy theo loại. Nếu uống bia tươi thì lại càng mau say hơn. Sau đây là tác dụng của nồng độ rượu trong máu:



- 0,05% rượu trong máu (R/M): Mất khả năng xét đoán, suy nghĩ, tính chủ động, huyết áp tăng.

- 0,08% (R/M): Huyết áp tiếp tục tăng, khó kiềm chế cử chỉ, cử động không bình thường.

- 0,10% (R/M): Mất tự chủ, hay đi đi lại lại, miệng nói lắp bắp lung tung.

- 0,20 (R/M): Thần kinh bị tác động nghiêm trọng, đi bắt đầu lảo đảo, nói to, không mạch lạc, nếu lái xe dễ gây ra tai nạn.

- 0,30% (R/M): Vùng não bị tổn thương tạo nên nhiều ý nghĩ sai lầm.

- 0,40% (R/M): Nếu ngủ, khó đánh thức; Không chủ động trong hành động.

- 0,50% (R/M): Ngất, trung khu thần kinh điều khiển sự hô hấp và tuần hoàn tim bị ngưng lại, dẫn đến tử vong.





Vì thế khi uống đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, con người thường dễ bị "bổ ngửa" là vậy.



- Uống bia nhiều dễ bị "nở vòng eo" vì tích mỡ ở bụng do thừa năng lượng.

- Khi đã quá chén lại ham sinh hoạt tình dục, sẽ dễ ảnh hưởng đến bào thai do tác hại của rượu. Ðó là chưa kể nhiều ông chồng hay "đòi hỏi" khi đã say xỉn dễ tạo tâm lý ức chế nơi người vợ, dẫn đến tình trạng lãnh cảm, làm cuộc sống lứa đôi mất hạnh phúc.

- Ngoài ra uống bia nhiều cũng dễ bị "bổ ngửa" vì "viêm... màng túi".



Tóm lại, bia không thể thiếu trong cuộc sống, là phương tiện giao lưu bạn bè hay kết hợp công việc, cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng hàng ngày nếu dùng đúng mức. Nhưng nếu quá lạm dụng, không biết kiềm chế sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top