Ethelbert

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Thương mại Cổ phần CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1. Tín dụng ngân hàng và hợp đồng tín dụng1.1. Tín dụng ngân hàng1.1.1. Khái niệm
Với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mở cửa, hội
nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng đã có những bước phát triển nhanh chóng. Các ngân hàng thương mại hiện nay luôn liên tục thay đổi và phát triển nhiều loại hình dịch vụ nhằm hướng tới gần hơn với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Một trong những loại hình hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận và được các ngân hàng chú trọng phát triển đó là tín dụng ngân hàng.
Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín
nhiệm. Tiếng Anh là Credit.
1
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người
vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hay hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hay giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hay không kèm một khoản lãi.
2
Có rất nhiều những định nghĩa về tín dụng, tuy nhiên, tổng kết lại có thể hiểu
khái niệm của tín dụng như sau: Tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định giữa người cho vay và người đi vay.
Tín dụng ngân hàng là một loại hình của tín dụng. Theo cách hiểu chung
nhất: Tín dụng ngân hàng là các quan hệ tín dụng trong đó có sự tham gia của một bên là Ngân hàng, một bên là khách hàng và đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng chính là tiền tệ.
Thông qua việc cung ứng vốn như vậy cho nền kinh tế, hoạt động tín dụng
ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề kinh tế và các thành phần kinh tế. Các chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ quyết định việc kích thích hay hạn chế hoạt động của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng trong nền kinh tế.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ nền kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như giữa các ngân hàng trong khu vực ngày càng gay gắt. Để hội nhập và phát triển, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa nói riêng cần có những hoạt động mới mẻ, xây dựng chiến lược lâu dài trong tương lai để sẵn sàng tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh những hoạt động như hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, huy động vốn và các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác, hoạt động tín dụng cũng là một trong những hoạt động chủ yếu và cần được triển khai mạnh mẽ. Vì độ rủi ro khá cao của hoạt động này dẫn đến việc cần có hệ thống pháp luật chặt chẽ để hạn chế những tình huống xấu xảy ra. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam tính đến nay vẫn luôn không ngừng thay đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nội bộ dựa trên những quy định chung của hệ thống pháp luật Việt Nam để hỗ trợ tốt hơn cho các cán bộ công nhân viên trong quá trình làm nghiệp vụ của mình. Mặc dù còn một số vướng mắc và khó khăn trong việc soạn thảo, giao kết hợp đồng tín dụng, nhưng với sự cố gắng và nhiệt tình của các cán bộ tín dụng, chất lượng tín dụng tại chi nhánh Đống Đa ngày càng được nâng cao.
Sau thời gian thực tập, dưới sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình của các anh chị trong chi nhánh, em đã nắm được nhiều thông tin bổ ích, giúp đỡ rất nhiều cho việc lựa chọn đề tài và quá trình thực hiện chuyên đề này. Bên cạnh đó, em còn học hỏi được rất nhiều những kiến thức thực tế và những kinh nghiệm xử lý công việc vô cùng quý báu.
Trong thời gian thực hiện và hoàn thiện chuyên đề, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Khương Thị Quỳnh Hương – người đã tận tình hướng dẫn và cho em những nhận xét vô cùng quan trọng. Em cũng xin chân thành Thank các anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank chi nhánh Đống Đa đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1. Tín dụng ngân hàng và hợp đồng tín dụng
1.1. Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm
Với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng đã có những bước phát triển nhanh chóng. Các ngân hàng thương mại hiện nay luôn liên tục thay đổi và phát triển nhiều loại hình dịch vụ nhằm hướng tới gần hơn với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Một trong những loại hình hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận và được các ngân hàng chú trọng phát triển đó là tín dụng ngân hàng.
Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit.
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hay hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hay giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hay không kèm một khoản lãi.
Có rất nhiều những định nghĩa về tín dụng, tuy nhiên, tổng kết lại có thể hiểu khái niệm của tín dụng như sau: Tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định giữa người cho vay và người đi vay.
Tín dụng ngân hàng là một loại hình của tín dụng. Theo cách hiểu chung nhất: Tín dụng ngân hàng là các quan hệ tín dụng trong đó có sự tham gia của một bên là Ngân hàng, một bên là khách hàng và đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng chính là tiền tệ.
Thông qua việc cung ứng vốn như vậy cho nền kinh tế, hoạt động tín dụng ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề kinh tế và các thành phần kinh tế. Các chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ quyết định việc kích thích hay hạn chế hoạt động của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng trong nền kinh tế.
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tín dụng ngân hàng trở nên vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, phân loại tín dụng ngân hàng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về loại hình hoạt động này.
* Căn cứ theo tiêu chí thời hạn:
Việc phân chia theo thời hạn giúp đánh giá được phần nào tính rủi ro của việc cấp tín dụng. Thời gian cho vay càng dài thì khả năng rủi ro càng cao, do trong thời gian thu hồi vốn vay dài có nhiều biến cố có thể xảy ra ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn và lãi. Có 03 loại tín dụng như sau:
• Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn ít hơn 12 tháng. Thường được bổ sung làm vốn lưu động tạm thời cho các khách hàng vay vốn.
• Tín dụng trung hạn: là những khoản vay từ 12 tháng đến 60 tháng.
• Tín dụng dài hạn: là những khoản vay từ 60 tháng trở lên
* Căn cứ theo tài sản bảo đảm:
• Tín dụng có tài sản bảo đảm: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn dựa trên cam kết người nhân tín dụng sẽ dùng tài sản đảm bảo để trả nợ trong một số trường hợp.
• Tín dụng không có tài sản bảo đảm : có thể được cấp cho khách hàng có uy tín, thường là làm ăn thường xuyên có lãi hay theo chỉ định của Chính phủ. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn có nhiều cách phân loại khác nữa. Việc phân loại tín dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc theo dõi rủi ro, lợi nhuận…
1.2. Hợp đồng tín dụng
1.2.1. Khái niệm
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo điều 471 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu cố thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng.
Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Các thỏa thuận giữa Ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế được thể hiện thông qua các hợp đồng tín dụng. Các hợp đồng này phải bao gồm các nội dung sau:
• Quyền và nghĩa vụ của các bên
• Điều kiện vay
• Mục đích sử dụng tiền vay
• cách thanh toán tiền vay
• Số tiền vay
• Lãi suất vay
• Thời hạn vay
• Hình thức bảo đảm
• Giá trị tài sản bảo đảm
• Các cam kết khác
1.2.2. Phân loại hợp đồng tín dụng
Hiện nay, có rất nhiều cách thức để phân loại hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, thông thường, có thể chia hợp đồng tín dụng theo những tiêu chí phân loại sau:
* Căn cứ theo thời hạn:
Tương tự như phân loại tín dụng ngân hàng, hợp đồng tín dụng theo tiêu chí thời hạn có thể được chia làm 03 loại như sau:
• Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: Là loại hợp đồng được ký kết với thời gian cho vay được thỏa thuận trong hợp đồng không quá 12 tháng. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
• Hợp đồng tín dụng trung hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó thời gian cho vay được quy định từ 12 đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
• Hợp đồng tín dụng dài hạn: Là loại hợp đồng mà thời hạn cho vay là từ 60 tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ vào các dự án đầu tư.
* Căn cứ theo đối tượng khách hàng:
Trên thực tế, nguồn khách hàng của các tổ chức tín dụng luôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Do đó, việc áp dụng một khung hợp đồng tín dụng chung cho tất cả các thành phần khách hàng là việc làm bất hợp lý. Như vậy, để thuận tiện trong việc giao kết hợp đồng tín dụng, có thể chia ra làm những loại hợp đồng theo từng đối tượng khách hàng như sau
• Hợp đồng tín dụng dành cho khách hàng là cá nhân
• Hợp đồng tín dụng dành cho khách hàng là các doanh nghiệp: bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Căn cứ theo cách hoàn trả
Tùy vào khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng mà ngân hàng có thể linh hoạt trong việc soạn thảo hợp đồng tín dụng của mình theo 2 loại là:
• Hợp đồng tín dụng trả góp
• Hợp đồng tín dụng hoàn trả một lần
* Căn cứ theo tài sản đảm bảo
Hợp đồng tín dụng được chia thành 2 loại:
• Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm là hợp đồng cho vay dựa trên cơ sở các biện pháp bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
• Hợp đồng tín dụng không có tài sản bảo đảm là hợp đồng cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
* Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay
Với nhu cầu của khách hàng hiện nay, ngân hàng đã kịp thời nắm bắt và đưa vào sử dụng hai loại hợp đồng tín dụng là hợp đồng tín dụng nhằm mục đích tiêu dùng và hợp đồng tín dụng nhằm mục đích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Việc phân loại theo tiêu chí này giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong quá trình xác định giới hạn tín dụng. Đồng thời, phía khách hàng cũng có thêm sự lựa chọn cho việc quyết định loại hợp đồng tín dụng mà mình sẽ ký kết.
1.3 Ý nghĩa của việc phân loại hợp đồng tín dụng trong quá trình giao kết hợp đồng tín dụng
Từ quá trình tìm hiểu và phân tích về các loại hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng. Có thể thấy việc phân loại theo các tiêu chí trên có những ý nghĩa nhất định như sau:
Thứ nhất, dựa vào việc phân loại hợp đồng tín dụng mà ngân hàng có thể xây dựng được các quy định về quy trình, điều kiện, thẩm quyền cấp tín dụng... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình.
Thứ hai, dựa trên kết quả của quá trình phân loại hợp đồng tín dụng, chính bản thân ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tự xây dựng, hoạch định cho mình những chiến lược, chính sách kinh doanh mang tầm vĩ mô, có tính khả thi cao và hiệu quả. Đặc biệt, vấn đề phân loại hợp đồng tín dụng còn giúp các ngân hàng có nền cơ sở lí luận để từ đó xây dựng thành các quy tắc kĩ thuật nghiệp vụ tương thích với từng loại nghiệp vụ tín dụng nhằm phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của mình trong thực tiễn.
Thứ tư, cần ban hành những chế tài cụ thể buộc các bên thực hiện đúng và kịp thời nghĩa vụ của mình.
Thực tiễn cho thấy, vẫn chưa có một chế tài nào áp dụng với hành vi giải ngân không đúng hạn của ngân hàng hay hành vi báo cáo không kịp thời về tiến độ dự án của khách hàng. Thực tế hiện nay, việc khách hàng có sử dụng đúng mục đích nguồn vốn được cấp ra hay không phần lớn phụ thuộc vào thái độ và trách nhiệm báo cáo tình hình, tiến độ dự án với ngân hàng. Ngân hàng có quyền áp dụng chế tài như ngừng giải ngân hay thu hồi vốn sớm với những khách hàng có hành vi báo cáo sai lệch thông tin dự án hay không thực hiện đúng mục đích sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định chi tiết về việc áp dụng chế tài như thế nào trong từng trường hợp cụ thể khiến chế tài áp dụng với các sai phạm chủ yếu do phía ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Các thỏa thuận về việc báo cáo thông tin sử dụng vốn rất có thể bị bỏ qua hay chỉ nhắc đến mà không kèm theo chế tài. Ngay cả với việc giải ngân, khách hàng không phải là người soạn hợp đồng cũng thường không lưu ý đến điều khoản này. Các hợp đồng tín dụng thường chỉ quy định: ngân hàng có nghĩa vụ giải ngân đúng thời hạn theo thỏa thuận mà không rõ thời hạn là bao lâu, chế tài thế nào nếu không đúng thời hạn. Vì vậy, cần ban hành những chế tài cụ thể để các bên có thể thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng tín dụng. Từ đó, đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

KẾT LUẬN
Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng là một trong những việc cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng tài chính. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng ở Việt Nam cần tạo ra những bước chuyển biến căn bản để điều chỉnh quan hệ tín dụng trong quá trình giao kết hợp đồng giữa các chủ thể. Từ đó góp phần đảm bảo sự thuận lợi và an toàn cho các chủ thể khi tham gia quan hệ tín dụng.
Trong thời gian qua, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói chung, chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng đã có những cố gắng để hoàn thiện dần việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập. Chi nhánh NHCT Đống Đa đã dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ quá trình ký kết để đặt ra những biện pháp và lên kế hoạch hạn chế rủi ro trong thời gian tới.
Sau quá trình thực tập tại chi nhánh, em xin mạnh dạn đưa ra một số những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình giao kết hợp đồng tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Với sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của cô giáo và các anh chị tại chi nhánh NHCT Đống Đa để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Lời kết, một lần nữa em xin chân thành Thank giáo viên hướng dẫn Th.s Khương Thị Quỳnh Hương cùng các anh chị tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank chi nhánh Đống Đa đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7. Từ điển Bách khoa Toàn thư PGS.TS. Phạm Hùng Việt
8. Giáo trình luật ngân hàng trường Đại học Luật
9. Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 NHTMCPCTVN chi nhánh Đống Đa
10. Số liệu từ các phòng ban tại chi nhánh Đống Đa NHTMCPCTVN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CNTT : Công nghệ thông tin
CSCNT : Cơ sở chấp nhận thẻ
GKHĐTD : Giao kết hợp đồng tín dụng
L/C : Thư tín dụng
NHCT : Ngân hàng Công thương
NHTMCPCTVN : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NSNN : Ngân sách Nhà nước
PGD : Phòng giao dịch
TCKT : Tổ chức kinh tế
TDQT : Tín dụng quốc tế
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XLRR : Xử lý rủi ro
VNĐ : Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT chi nhánh Đống Đa 29
Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động 30
Bảng 3: Bảng doanh số phát hành thẻ ATM 34
Bảng 4: Giá trị hợp đồng tín dụng được ký kết 38
Bảng 5: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn 39
Bảng 6: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng 40
Bảng 7: Tình hình dư nợ theo tài sản bảo đảm 42
Bảng 8: Chất lượng tín dụng theo các nhóm nợ của ngân hàng 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Các khoản đầu tư cho vay 31
Biểu đồ 2: Doanh số mua bán ngoại tệ 32
Biểu đồ 3: Tỷ trọng phát hành thẻ (%) 35
Biểu đồ 4: Giá trị hợp đồng tín dụng được ký kết 38
Biểu đồ 5: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn 39
Biểu đồ 6: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng 40
Biểu đồ 7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2009 41
Biểu đồ 8: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2010 41
Biểu đồ 9: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2011 42
Biểu đồ 10: Cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm 43


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính 25

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 2
1. Tín dụng ngân hàng và hợp đồng tín dụng 2
1.1. Tín dụng ngân hàng 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 2
1.2. Hợp đồng tín dụng 3
1.2.1. Khái niệm 3
1.2.2. Phân loại hợp đồng tín dụng 4
2. Giao kết hợp đồng tín dụng 6
2.1. Khái niệm 6
2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về giao kết hợp đồng tín dụng 7
2.3. Chế độ pháp lý trong giao kết hợp đồng tín dụng 9
2.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng tín dụng 9
2.3.2. Các điều kiện để giao kết một hợp đồng tín dụng 10
2.3.2.1. Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tín dụng 10
2.3.2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng 12
2.3.2.3. Nội dung 13
2.3.2.4. Quy trình giao kết hợp đồng tín dụng 16
2.3.2.5. Hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng 19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 22
1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 22
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 22
1.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 23
1.2.1. Lịch sử hình thành 23
1.2.2. Địa vị pháp lý của chi nhánh 25
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 25
1.3.1. Bộ máy lãnh đạo 26
1.3.2. Các phòng ban chuyên môn 26
1.3.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban chuyên môn 28
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009-2011 28
1.4.1. Các hoạt động chủ yếu 28
1.4.2. Khái quát và đánh giá tình hình hoạt động giai đoạn 2009-2011 29
1.4.2.1. Tình hình huy động vốn 29
1.4.2.2. Các khoản đầu tư cho vay 31
1.4.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại – tài trợ thương mại 32
1.4.2.4. Công tác kế toán 33
1.4.2.5. Công tác tiền tệ kho quỹ 33
1.4.2.6. Công tác phát triển các dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng khác 34
1.4.3. Mục tiêu trong những năm tới 35
2. Thực trạng giao kết hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 36
2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng tại chi nhánh 36
2.2. Thực trạng giao kết hợp đồng tín dụng tại chi nhánh Đống Đa 37
2.2.1. Tình hình giao kết hợp đồng tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011 37
2.2.1.1. Theo thời hạn cấp tín dụng 38
2.2.1.2. Theo đối tượng khách hàng 39
2.2.1.3. Theo tài sản đảm bảo 42
2.2.2. Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh 43
2.2.2.1. Đối với khách hàng là cá nhân 43
2.2.2.2. Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế 46
2.2.3 Quy định về nội dung chủ yếu khi thiết lập một hợp đồng tín dụng tại chi nhánh 47
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT 50
1. Nhận xét chung về việc thực hiện và áp dụng pháp luật trong quá trình GK HĐTD tại chi nhánh 50
1.1. Những thành tựu đạt được 50
1.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình giao kết hợp đồng tín dụng 53
2. Các giải pháp 59
2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giao kết hợp đồng tín dụng tại chi nhánh 59
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng 62
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
P Thực trạng thu - Chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Luận văn Kinh tế 0
S Lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thịên công tác kế toán cho vay tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương m Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng văn phòng ở tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top