xuanle84

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Hôn nhân là liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý, đó là đăng kí kết hôn. Như vậy, đăng kí kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm ổn định quan hệ này. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật như thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hay hai bên nam nữ khi kết hôn. Nhằm góp phần làm rõ hơn và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối, chúng em xin lựa chọn đề tài: “Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý”. Bài làm của chúng em gồm hai phần lớn:

Phần I Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối.
Phần II Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối.

Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn để giúp chúng em hoàn thiện đề tài tốt hơn. Chúng em xin cảm ơn!




BÀI LÀM

I. Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối.
Hôn nhân trong thời đại ngày nay được hình thành dựa trên tình cảm lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn gắn kết bên nhau trọn đời mà tiến đến hôn nhân. Tự nguyện hoàn toàn trong kết hôn là việc một nam một nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải một nghĩa vụ. Vì vậy, về nguyên tắc không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng, được pháp luật hầu hết các nước phát triển, văn minh trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân. Không thể duy trì hôn nhân bền vững khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự hoà hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ. Chính vậy cho nên, nguyên tắc kết hôn tự nguyện là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, được pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình đặc biệt coi trọng và bảo vệ. Điều 64 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “…Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…” Điều 39 – BLDS 2005 cũng quy định: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đồng thời là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ của gia đình phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hay cản trở” (Khoản 2 – Điều 9 – Luật HN&GĐ năm 2000). Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình, xã hội đều không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng kết hôn do cưỡng ép hay lừa dối vẫn diễn ra với vô vàn hình thức khác nhau, khiến các nhà tư pháp đau đầu trong việc xử lý các vụ việc phức tạp đó. Vậy đâu là căn cứ để xác định một cuộc hôn nhân là không tự nguyện, hình thành trên sự cưỡng ép hay lừa dối? Để minh bạch rõ ràng, xin được tách rời hai vấn đề kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép và kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối.
1, Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép.
Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Cưỡng ép có thể do một trong hai bên ép buộc bên kia phải kết hôn với mình hay một trong hai bên nam, nữ hay cả hai bị người khác ép phải kết hôn với nhau. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì hành vi cưỡng ép kết hôn được xác định như sau:
ﻫ Một bên dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về mặt tinh thần, dùng vật chất, sử dụng thủ đoạn… để ép buộc bên kia đồng ý kết hôn.
Hành vi dùng vũ lực có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn về thể xác cho một người hay thân nhân của họ khiến họ phải chấp nhận kết hôn; việc bắt cóc một người rồi ép họ kết hôn với mình cũng được tính vào trường hợp này. Một người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về tinh thần là có hành vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự… cho người đó, cho thân nhân của họ hay thậm chí có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn. Dùng vật chất để cưỡng ép ví dụ như cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn để trừ nợ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện trao đổi hôn nhân… Sử dụng thủ đoạn như dùng mọi cách để khiến đối phương khiến mình mang thai rồi lấy đó như cái “cớ” để ép người đó phải “chịu trách nhiệm”…
ﻫ Một bên hay cả hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Cha mẹ buộc con phải kết hôn để trừ nợ - đây là trường hợp khá phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình cùng kiệt (mặc dù hiện nay giảm đáng kể). Đây không chỉ là đơn thuần là việc ép buộc trong hôn nhân mà còn là hành vi đáng lên án vì con người bị đem ra trao đổi như một món hàng, bị tước đoạt đi mọi quyền tự do dân chủ. Nạn nhân của những cuộc gả bán như thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số họ đã tìm đến cái chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với nhau. Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao hảo từ lâu của hai bên cha mẹ hay gia đình hai bên lấy hôn nhân để liên kết hai dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị. Một trường hợp nữa có thể kể đến là cha mẹ ép con cái phải kết hôn với một người đã được “chấm” từ trước hay ngăn cản con mình không được kết hôn với người mà cha mẹ không thích. Tất cả những hành động ép buộc trên đều xuất phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược với tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa “ép buộc” và “thuyết phục”. Có thể ban đầu cha, mẹ hướng con đến một đối tượng kết hôn không hợp ý của con nhưng sau một thời gian nghe cha mẹ mình khuyên nhủ, thuyết phục, người con đã thuận theo mà tiến đến hôn nhân thì đây không thể coi là kết hôn không tự nguyện. Bởi lẽ, một người bị “cưỡng ép” tức là về mặt ý chí người đó không thể tự làm chủ, chịu người khác điều khiển, áp đặt do bị lệ thuộc về mặt nào đó. Các trường hợp nêu lên trước đó, người bị ép buộc đều phải chịu áp chế về sức khỏe, tính mạng, vật chất hay tinh thần hay vì hiếu nghĩa mà

Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý
5, Một số vấn đề còn tồn tại trong xử lý kết hôn trái pháp luật.
Một bất cập xuất hiện trong quá trình giải quyết các vụ kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối, đó là vấn đề thời hiệu. Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu quy định huỷ việc kết hôn do lừa dối, cưỡng ép. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hay bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hay bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung.” Điều khó lí giải ở đây là “Thế nào là “chung sống hòa thuận”?” Việc một đôi vợ chồng không bao giờ cãi nhau hay xảy ra bất đồng liệu có thể coi là chung sống hòa thuận? Chính vì vậy, thật khó để một bên kết hôn trái pháp luật hay cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thuyết phục được Toà án ra quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối cưỡng ép, một khi cuộc sống chung đã được duy trì trong một thời gian dài (10 năm, 15 năm…). Bởi vậy cho nên, quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hay lừa dối là rất cần thiết. Ở các nước khác, luật pháp của họ quy định rất rõ thời gian để yêu cầu hủy kết hôn trái luật do cưỡng ép hay lừa dối, quá thời hạn đó, Tòa chỉ giải quyết cho ly hôn chứ không hủy kết hôn.
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện còn mang tính nguyên tắc chung, cô đọng. Các quan điểm về hôn nhân trái pháp luật và biện pháp xử lí còn thiếu cụ thể nên khó thực hiện trong thực tế. Qua thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy, việc xác định những căn cứ để đánh giá hôn nhân trái pháp luật nói chung, hôn nhân do bị cưỡng ép hay lừa dối nói riêng và vận dụng đường lối xử lí cụ thể đối với các trường hợp này còn gặp không ít khó khăn; nhiều vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn do thực tế phát sinh phức tạp hơn rất nhiều so với những gì các nhà làm luật có thể dự liệu. Các hướng dẫn của ngành Tòa án trong công tác xét xử đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật còn mang tính định hướng, rất dễ bị vận dụng tùy tiện.
Cùng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáp dục pháp luật hôn nhân – gia đình cho quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng hải đảo và đồng bào các dân tộc thiểu số. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cần được quan tâm thường xuyên và lâu dài. Đồng thời cần tăng cường vai trò quản lí của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là việc tuân thủ các điều kiện kết hôn. Cần nâng cao nghiệp vụ thẩm phán xét xử về hôn nhân và gia đình, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch ở địa phương, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc đấu tranh với các hành vi vi phạm các quy định của luật hôn nhân và gia đình.

III. Kết luận.
Gia đình ổn định, hạnh phúc, bền vững thì các vấn đề như giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội mới có thể phát triển. Với tầm quan trọng ấy của tế bào gia đình trong tổng thể xã hội mà Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam. Một trong số đó là việc hoàn thiện các căn cứ xác định và đường lối xử lý về việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối hay cưỡng ép.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và Luận văn Luật 3
K Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
K Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay : Luận Luận văn Luật 0
P Nguyên nhân và thực tiễn việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm hôn nhân một vợ một chồng Tài liệu chưa phân loại 0
S Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật Luận văn Luật 0
A Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật. Luận văn Luật 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật Luận văn Luật 0
B Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật Tài liệu chưa phân loại 2
T Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật Tài liệu chưa phân loại 2
F Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top