Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiểu luận: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụn
A. LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, và hôn nhân là cơ sở của gia đình. Một xã hội muốn
tồn tại và phát triển một cách bền vững thì chế độ hôn nhân phải được xây dựng một cách
vững chắc. Từ khi trong xã hội có nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí
của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn là ý chí của nhà nước. Trong những giai
đoạn khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước đặt ra những nguyên tắc của
hôn nhân và gia đình để định hướng cho những quan hệ xã hội đó phát triển theo mục tiêu
đã định. Việc xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã trở thành một đòi hỏi
tất yếu của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết
lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc
hậu. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng chính là một trong những định hướng vững chắc
của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội
chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong bài viết của
mình, em xin được trình bày đề tài “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch
sử phát triển và thực tiễn áp dụng”.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Kết hôn
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.(1)
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Sự kiện kết hôn là sơ sở pháp lý ghi nhận rằng hai bên nam
nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng
2. Gia đình
Khoản 10 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hay do quan hệ nuôi dưỡng làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.
3. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ
đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.(2)
Khác với L:uật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tại Điều 2
gồm 6 khoản. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định tại Khoản 1.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG TẠI VIỆT NAM
1. Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân và gia đình
Chủ nghĩa Mác - Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội
có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Trong tác
phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Mác và
Enghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa học rằng: lịch sử gia đình là lịch sử của
quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình
một vợ một chồng - là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự
phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Mác và Enghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, hình thức hôn nhân một vợ một
chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những
tài sản khác trong xã hội. Được củng cố bởi chính sách, pháp luật của giai cấp thống trị bóc
lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đó đã bộc lộ tính giả dối và
tiêu cực đối với số đông những người dân lao động. Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ
một chồng là nạn mãi dâm công khai và tệ ngoại tình. Chế độ một vợ một chồng ở những
thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình.
Quá trình thực hiện quyền gia trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng
giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, sự coi rẻ quyền lợi của con cái.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất. Trong
cuộc cách mạng đó, chắc chắn là các cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một vợ một chồng
cũng như của cái bổ sung cho nó là tệ ngoại tình và nạn mãi dâm, đều sẽ bị tiêu diệt. Vậy,
chế độ một vợ một chồng còn tồn tại hay không khi mà những nguyên nhân kinh tế đã sinh
ra nó không còn? Về vấn đề này, Enghen đã khẳng định: “Chế độ đó chẳng những sẽ không
biến đi, mà trái lại, chỉ có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn vẹn. Thật vậy, các
tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp
vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ - con số
này có thể thống kê được - cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi

và chế độ một vơ một chồng không những suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành hiện
thực, ngay cả đối với đàn ông nữa”.
Lúc này, hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một
vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ,
bình đẳng nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất.
Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩa Mác - Lê nin chính là cơ sở
lý luận để định hình nên những nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện những quan hệ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ và tiến bộ.
2. Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình - nền tảng của nguyên
tắc một vợ một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống
nhất đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng và
Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc xây dựng những quan hệ xã hội
theo xu hướng tiến bộ. Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân
và gia đình tiến bộ, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ
nghĩa được hình thành trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nó trở thành
nền tảng của mọi chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Ở nước ta, trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục
lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu
cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây dựng những quan hệ hôn nhân và gia
đình mới xã hội chủ nghĩa. Trong những giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước có những
chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện những
nhiệm vụ và mục tiêu nói trên. Pháp luật hôn nhân và gia đình là sự cụ thể hóa quan điểm,
đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình. Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình phải phù hợp với mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội ở thời
kỳ quá độ. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả
đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính
sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý
thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Như vậy, quan điểm của Đảng ta về việc
xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa không phải là một mô hình chung chung, mà mang lại
những nội dung cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Trong đó đề cao nguyên
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 5
tắc hôn nhân một vợ, một chồng, coi nó là nền tảng của hôn nhân và gia đình xã hội chủ
nghĩa.
3. Cơ sở kinh tế xã hội của sự hình thành nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - lê nin, hôn nhân và gia đình, cũng như các hiện
tượng xã hội khác, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Những nguyên tắc cơ bản của Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước
không thể là chủ quan duy ý chí mà xuất phát từ thực tiễn xã hội, tôn trọng quy luật vận
động khách quan của các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Sau khi giành được chính quyền, năm 1945, do cần tập trung giải quyết những
vấn đề cấp bách trong xã hội và tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, chúng ta chưa thể xóa bỏ ngay được quan hệ sản xuất phong kiến. nền kinh tế
còn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc, vì thế trong thời kì đầu, quan hệ hôn
nhân và gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhân dân miền Bắc
dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng tư tưởng văn hóa cũng được tiến hành mạnh mẽ đã
dần phá tan những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã để lại,
hình thành nên những nhận thức mới về hôn nhân và gia đình. Lần đầu tiên ở Việt Nam, tư
tưởng xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình mới “cho phù hợp với đạo đức và quan hệ
kinh tế xã hội chủ nghĩa” được khẳng định, mà bảo đảm cho nó là một đạo luật về hôn nhân
và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959).
Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và tiếp tục đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 vẫn được khẳng định là tư tưởng chỉ đạo việc thực hiện những quan hệ hôn nhân
và gia đình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã tác động đến
việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình. Để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình
xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội mới, những nguyên tắc
cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 1959 tiếp tục được hoàn thiện và được khẳng định
chính thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Bên cạnh đó, những yếu tố về mặt xã hội cũng có tác động lớn tới các quan hệ hôn
nhân và gia đình. Nét đặc trưng của những quan hệ hôn nhân và gia đình là mang nặng yếu
tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh sâu đậm phong tục, tập quán, truyền thống,
nền văn hóa của một dân tộc. Đất nước ta có hơn 54 dân tộc anh em chung sống, ngoài
những đặc điểm văn hóa chung của đại gia đình Việt Nam, mỗi dân tộc lại giữ gìn những
phong tục, tập quán riêng mà cha ông để lại. Cho nên, khi xây dựng nguyên tắc một vợ một
chồng cũng như những nguyên tắc cơ bản khác của Luật hôn nhân và gia đình, ngoài các
yếu tố chính trị, còn phải chú ý tới phong tục, tập quán mà nhân dân ta đang thực hiện.
Như vậy, trong những giai đoạn phát triển của xã hội, trên cơ sở tình hình kinh tế -
xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục đích, nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và
gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình chính là những cách thức
để đạt được mục đích đó. Nội dung những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình
do những điều kiện kinh tế, xã hội hiện thời quyết định nên nó không phải là bất biến. Khi
xem xét, đánh giá những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gai đình, chúng ta cần
phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC MỘT VỢ MỘT
CHỒNG CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Dựa vào những tiêu chí khác nhau, mà người ta có những sự phân chia các giai đoạn
của quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình khác nhau. Trong những văn
bản pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua từng giai đoạn, những nguyên tắc cơ bản
được thể hiện rõ nét. Một nét đặc thù trong việc lập pháp về hôn nhân và gia đình ở Việt
Nam là sự ra đời khá sớm của văn bản luật, chính vì vậy có thể làm rõ quá trình hình thành
và phát triển nguyên tắc một vợ một chồng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua hai
giai đoạn lớn: giai đoạn trước và sau khi có Luật hôn nhân và gia đình 1959.
1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trước khi có Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959
Do đặc điểm tình hình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu sau khi
giành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy
định riêng về hôn nhân và gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình,
Nhà nước non trẻ của chúng ta đã dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế
độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy định của Hiến pháp 1946.
Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gai đình được thể hiện rõ ràng
trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ
này, pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, với một số ít quy phạm
pháp luật.
trong giải quyết công việc. Thực tế cho thấy đội ngũ các bộ tư pháp cấp xã hầu hết chưa qua
đào tạo cử nhân luật, nên thiếu những kiến thức cơ bản.
2. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng
- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình một cách sâu rộng đối
với mọi đối tượng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chỉ có thể phát huy được hiệu quả điều
chỉnh khi được tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi người dân tuân thủ
một cách triệt để. Muốn vậy, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật hôn nhân và gia
đình phải được tiến hành nghiêm túc tới mọi đối tượng. Luật hôn nhân và gia đình cần sớm
được đưa vào trong chương trình giáo dục ở phổ thông. Tuy nhiên cần chú ý việc giáo dục
pháp luật đối với những đối tượng này phải đồng thời với việc giáo dục đạo đức, truyền
thống trong gia đình. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình cần được tiến
hành song song với việc vận động nhân dân đấu tranh chống lại những tàn dư của chế độ
hôn nhân và gia đình phong kiến, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, tự giác chấp
hành những quy định của Luật.
- Cải tiến trong công tác đăng ký hộ tịch và đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tòa
án nhân dân trong việc giải quyết các án tranh chấp hôn nhân và gia đình.
Trong công tác đăng ký hộ tịch, việc xem xét các yêu cầu của nhân dân phải được
tiến hành nhanh chóng, chính xác. Một số tờ khai đăng ký hộ tịch cần được thay đổi lại cho
phù hợp để hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Trong công tác giải quyết các tranh chấp về
hôn nhân và gia đình, nên thành lập Tòa chuyên trách về hôn nhân và gia đình. Do quan hệ
hôn nhân và gia đình có những đặc thù riêng nên đòi hỏi những người giải quyết các tranh
chấp về loại này phải có những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết.
- Việc xử lý đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một
chồng cần được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng pháp
luật để phát huy tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Mục đích của những biện pháp xử lý không phải là trừng phạt, bắt người vi phạm
phải chịu chế tài cảu pháp luật mà nhằm giáo dục đối với người có hành vi phạm tội hay vi
phạm pháp luật để họ không tiếp tục vi phạm pháp luật, đồng thời giáo dục những cá nhân
khác có ý thức tôn trọng pháp luật, từ đó không phạm tội hay không vi phạm pháp luật hôn
nhân và gia đình. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những cá nhân vi phạm là một trong những
biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được
tuân thủ một cách triệt để.
- Nâng cao chất lượng công tác hòa giải những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Công tác hòa giải ở cơ sở làm được tốt sẽ kịp thời giải quyết được những xích mích
trong nội bộ gia đình, giúp cho các thành viên trong gia đình được bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp, và cũng vì thế hạn chế được những hành vi vi phạm chế hôn nhân một vợ một
chồng. Đồng thời cũng có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối
với các thành viên của gia đình, thông qua đó Luật hôn nhân và gia đình cũng được tuyên
truyền trực tiếp tới từng người dân.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp, Thẩm
phán có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời, chính xác các tranh chấp
về hôn nhân và gia đình.
Hoạt động của các cán bộ tư pháp và Thẩm phán là những khâu rất quan trong việc
đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Họ vừa là người thay mặt Nhà
nước kiểm soát việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội, vừa là người
tuân thủ nguyên tắc đó trong quá trình kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, củng cố đội ngũ
cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ tư pháp ở cấp xã và Thẩm phán ở tòa án nhân dân cấp huyện
là việc làm cần được chú trọng. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, bởi họ là người thay mặt của nhân
dân tham gia vào hoạt động xét xử tại Tòa án, có quyền ngang với Thẩm phán.
C. KẾT LUẬN
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ đa thê trong hôn nhân phong
kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều đau khổ cho phụ nữ. Bản chất của hôn nhân tự nguyện trên
cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ một chồng. Mặt khác, chế độ một vợ một chồng
đảm bảo tình yêu giữa họ thực sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hôn
nhân một vợ một chồng là điều quan trọng làm cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài, bền
vững và thực sự hạnh phúc.
Tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi cá nhân. Đó là cơ sở tư tưởng vững chắc cho việc
xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng
thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản để củng cố chế độ
hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tiểu Luận Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam - Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng (bài 9 điểm)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top