uyenchuongsgn

New Member

Download miễn phí Đồ án Khảo sát sự ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên daphnia magna





MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tổng quan về chất gây rối loạn nội tiết 3
2.1.1. Khái niệm về hormone 3
2.1.2. Khái niệm về Estrogen 3
2.1.3. Khái niệm về chất gây rối loạn hệ nội tiết 4
2.1.4. Nguồn gốc và nồng độ gây hại của các chất gây rối loạn nội tiết 5
2.1.5. Quá trình tác động của các chất gây rối loạn nội tiết lên sinh vật 6
2.2. Tổng quan về thủy sinh động vật 7
2.2.1. Các loại sinh vật ở thủy vực nước ngọt 7
2.2.1.1. Phân bố loài thủy sinh vật vùng đồi núi 7
2.2.1.2. Phân bố thủy sinh vật các thủy vực vùng đồng bằng 8
2.2.1.3. Phân bố thủy sinh vật vùng cửa sông 9
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm một số thủy vực nước ngọt và sự ảnh hưởng đến thủy sinh vật 10
2.2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm một số thủy vực nước ngọt 10
2.2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đến thủy sinh vật 12
2.3. Daphnia magna 14
2.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý 14
2.3.1.1. Hình thái 14
2.3.1.2. Đặc điểm sinh lý 17
2.3.2. Ứng dụng 19
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 22
3.1. Thiết bị và công cụ 22
3.1.1. Thiết bị 22
3.1.2. công cụ 22
3.2. Vật liệu 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
3.3.1. Kỹ thuật nuôi cấy Daphnia magna trên môi trường COMBO 23
3.3.1.1. Môi trường nuôi cấy 23
3.3.1.2. Nuôi cấy 24
3.3.1.2.1. Điều kiện môi trường bên ngoài 24
3.3.1.2.2. Quần thể sinh vật 24
3.3.1.2.3. Dinh dưỡng 24
3.3.1.2.4. Thay môi trường nuôi cấy 25
3.3.1.2.5. Duy trì nuôi cấy 25
3.3.1.2.6. Duy trì sinh vật trong thời gian thí nghiệm 26
3.3.1.2.7. Điều kiện bất lợi 27
3.3.2. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 28
3.3.2.1. Môi trường nuôi cấy 28
3.3.2.2. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy 29
3.3.2.2.1. Nuôi tảo với mục đích làm thức ăn cho sinh vật thử nghiệm 29
3.3.2.2.2. Nuôi cấy tảo mới mục đích giữ giống 30
3.3.2.3. Nuôi cấy 31
3.3.2.3.1. Điều kiện nuôi cấy 31
3.3.2.3.2. Thay mới môi trường nuôi cấy 32
3.3.2.3.3. Duy trì nuôi cấy 32
3.3.2.3.4. Duy trì quá trình nuôi cấy để giữ giống 33
3.3.2.3.5. Những sự cố trong quá trình nuôi cấy 33
3.3.3. Bố trí thí nghiệm 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 35
4.1. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên Daphnia magna 36
4.1.1. Tỷ lệ % D. magna sống sót sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 36
4.1.2. Số lượng D. magna được sinh ra trên 1 D. magna mẹ sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 37
4.1.3. Sự phát triển bất thường của D. magna 38
4.1.4. Ảnh hưởng gây chết 39
4.1.4.1. Sau 48 giờ 40
4.1.4.2. Sau 6 ngày 40
4.1.4.3. Sau 21 ngày 41
4.1.5. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên thời gian phát triển của D. magna 41
4.1.5.1. 17α-Ethynylestradiol 41
4.1.5.2. 17β-Estradiol 42
4.1.6. Sự đáp ứng về dòng đời của D. magna với chất gây rối loạn nội tiết 42
4.1.6.1. Chất 17α-Ethynylestradiol 43
4.1.6.2. Chất 17β-Estradiol 43
4.2. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên Daphnia magna đời F1 44
4.2.1. Tỷ lệ % D. magna sống sót sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 44
4.2.2. Số lượng D. magna được sinh ra trên 1 D. magna mẹ sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 45
4.2.3. Sự phát triển bất thường của D. magna 46
4.2.4. Ảnh hưởng gây chết 47
4.2.4.1. Sau 48 giờ 47
4.2.4.2. Sau 6 ngày 47
4.2.4.3. Sau 21 ngày 48
4.2.5. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên thời gian phát triển của D. magna 48
4.2.5.1. Chất 17α-Ethynylestradiol 48
4.2.5.2. Chất 17β-Estradiol 49
4.2.6. Sự đáp ứng về dòng đời của D. magna với chất gây rối loạn nội tiết 50
4.2.6.1. Chất 17α-Ethynylestradiol 50
4.2.6.2. Chất 17β-Estradio 50
4.3. Khảo sát hàm lượng chất gây rối loạn nội tiết trên kênh rạch Thành Phố Hồ Chí Minh 51
4.3.1. Xác định vị trí lấy mẫu 51
4.3.2. Kết quả phân tích nồng độ chất gây rối loạn nội tiết 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1. Kết luận 54
5.2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cơ như trên một mặt gây chết hàng loạt các nhóm động vật bậc cao, mặt khác cũng góp phần làm giảm mức độ đa dạng sinh học, làm thay đổi cấu trúc thành phần cũng như tỉ lệ số lượng các nhóm thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm môi trường bên cạnh ảnh hưởng đến cấu trúc thành phần, mức độ đa dạng, mật độ và sinh khối các nhóm thủy sinh vật mà còn gây tác động tiêu cực tiềm tàng khác là biến đổi chất lượng của những cá thể trên cơ sở tích tụ các chất gây độc như một số kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật trong các cơ quan nội tạng của một số loài cá, thân mềm, giáp xác. Các tia phóng xạ ngoài tác hại gây chết, chúng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật ở giai đoạn đầu như đẻ sớm, không phát triển hết các giai đoạn của thai,…
2.3. Daphnia magna [1],[10],[13],[30]
2.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý
Daphnia magna là loài giáp xác nước ngọt thuộc họ Cladocera. Nó phân bố ở khắp các nơi với rất nhiều loài. Có khoảng 150 loài được tìm thấy ở Bắc Mỹ, và ở Châu Âu Daphnia cũng tồn tại với số lượng tương tự. Bên cạnh đó, ở Châu Á và Châu Phi cũng có rất nhiều loài Daphnia, ví dụ như: Daphnia lumholtzi được tìm thấy rất nhiều ở Châu Phi. Trong các loại Daphnia thì Daphnia magna tuy không phân bố rộng rãi nhưng được biết đến nhiều nhất, do nó là nguồn thức ăn lý tưởng cho các loài ấu trùng cá, và được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về độc học và xử lý nước thải hữu cơ.
2.3.1.1. Hình thái
Hình 2.1 – Daphnia magna
D.magna có cơ thể hình bầu dục, có vỏ giáp bọc ngoài, phân đốt cơ thể không rõ ở bề ngoài. Nó có hai râu gấp đôi gồm hai nhánh phát triển lớn, có kích thước dài gần bằng một nửa cơ thể. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái, râu lớn hơn, đuôi bụng dài hơn và hình dạng của chân trước như cái càng dùng để gắp thức ăn. D.magna cái trưởng thành có kích thước bề rộng khoảng 3 – 5mm, D.magna đực là 2mm.
Cơ thể của D.magna có thể chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng, cả ba phần đều không phân đốt rõ rệt. Toàn cơ thể được bọc trong vỏ giáp trơn và trong suốt, gồm hai mảnh trái, phải dính nhau về phía lưng và về phía bụng. Phần đầu vỏ giáp kéo dài về phía trước thành chùy nhọn, phần sau của vỏ giáp đầu, phía lưng thường có các lỗ đầu, gồm lỗ chính và lỗ bên. Ở gốc râu, hai bên đầu có nếp gấp của vỏ giáp tạo thành gở bên đầu. Phần thân vỏ giáp có thể phân biệt: cạnh lưng, cạnh bụng, cạnh sau. Cạnh bụng vỏ giáp có viền gai hay tơ. Cạnh sau vỏ giáp liên tục với cạnh bụng, đuôi vỏ giáp thường kéo dài thành núm. Phần ngực nằm trong vỏ giáp, không phân đốt rõ, có 4 – 6 đôi chân ngực. Phần bụng kéo dài thành đuôi bụng, không có phần phụ, lỗ hậu môn đổ ra cạnh trên ở gốc đuôi bụng. Ở phần gốc đuôi bụng trước hậu môn, thường có núm lồi nhỏ, có hai tơ dài, ngay phía trên có các phần lồi đuôi bụng hình dải lớn. Ngay trước hậu môn còn có núm trước hậu môn. Cạnh trên đuôi bụng (thường dễ lầm là cạnh dưới khi đặt con vật theo tư thế thẳng đứng) thường có hang gai đuôi bụng. Mặt bên đuôi bụng có khi có hàng gai hay tơ bên mọc thành từng đám hay thành dãy song song với cạnh trên. Đầu ngọn đuôi bụng có vuốt ngọn.
Phần đầu có râu I, đôi râu II, đôi hàm trên đôi hàm dưới I và II. Râu I thường nhỏ, hình que không phân đốt, mọc ở gần ngọn chùy, đầu ngọn có túm tơ cảm giác. Râu II lớn, gồm phần gốc và 2 nhánh ngọn phân đốt, nhánh lưng hay nhánh trên và nhánh bụng hay nhánh dưới.
Hình 2.2 – Cấu tạo của Daphnia magna
1. Râu 8. Postabdominal claw
2. Mắt 9. Hậu môn
3. Miệng 10. Postabdomen
4. Râu nhỏ 11. Túi ấp trứng
5. Môi trên 12. Vỏ giáp
6. Shell gland 13. Tim
7. Thoracic appendage 14. Thực quản
Hình 2.3 – Phần đầu và đuôi của D.magna
2.3.1.2. Đặc điểm sinh lý
D.magna có thể sống ở dãy nhiệt độ 18 – 250C, nhưng nó phát triển nhất ở nhiệt độ tối thích là 21 ± 10C và pH = 7.2 – 8.5 với hàm lượng oxy trong nước 7 – 8 mg/l. Chúng chỉ có thể sống trong môi trường nước ngọt với hàm lượng muối không được phép vượt quá 4.0 ppt, và nồng độ muối trong khoảng 1.5 – 3.0 ppt là thích hợp nhất.
D.magna rất nhạy cảm với môi trường nước cùng kiệt dinh dưỡng hay bị nhiễm độc. Khi môi trường có sự thay đổi bất thường thì có sự xuất hiện của trứng đen trong túi ấp, những trứng này nở ra con đực hay con cái sẽ chuyển thành con đực, và các con đực này sẽ chết. Môi trường chứa halogen như clo hay flo rất độc đối với D.magna, thậm chí nó bị ảnh hưởng nhiều hơn rất nhiều so với loài cá. Chúng cũng rất nhạy cảm trong môi trường có chứa các ion kim loại như natri, kali, magie, canxi, đồng và chì, nếu hàm lượng các chất này trong nước quá cao có thể làm cho chúng tê liệt và chết. Do vậy chúng thường được nuôi trong môi trường nước đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn an toàn.
D.magna có thể ăn rất nhiều các loại thức ăn khác nhau nhưng nguồn thức ăn chính của nó là các loại tảo đơn bào tươi, vi khuẩn, nấm men,… Nguồn thức ăn của D.magna ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc của nó. Nếu thức ăn của nó là tảo nó sẽ có màu xanh trong suốt, nếu nó ăn vi khuẩn thì sẽ có màu hồng cam… Bên cạnh đó màu sắc của cơ thể nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Trong môi trường có hàm lượng oxy thấp, D.magna có xu hướng tạo ra nhiều hemoglobulin để nâng cao sự hấp thụ oxy trong nước và làm cho cơ thể nó có màu đỏ, trong môi trường có hàm lượng oxy cao nó có xu hướng có màu vàng.
D.magna chủ yếu sinh sản theo kiểu trinh sản (con mẹ chỉ đẻ ra con cái) hơn là sinh sản hữu tính. Điều này đảm bảo cho việc đồng nhất giới tính. Tuy nhiên, D.magna chỉ có thể sinh sản theo kiểu này khi trong môi trường đạt những điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, nhiệt độ,… Những con D.magna con trưởng thành sau 7 – 8 ngày. Sau khoảng 2 tuần thì D.magna con có thể sinh sản, trung bình mỗi con đẻ khoảng 10 con con, sự phát triển của trứng có thể quan sát trực tiếp qua cơ thể mẹ. Con cái tiếp tục sinh sản thường trong khoảng 3 ngày và chậm nhất là sau 4 ngày, nó sinh sản khoảng 20 lần trong suốt cuộc đời của nó (thông thường con cái thường đẻ ít hơn 100 con trong suốt cuộc đời của nó), con cái có thể sinh sản trong 2 tháng.
Khi lượng thức ăn hiếm hay có độc tố thì trong túi ấp sẽ xuất hiện các trứng đen. Những trứng này sẽ phát triển thành con con đực với kích thước nhỏ, và chia ra các mảnh giáp xác nhỏ có hình dạng khớp lưng màu nâu tối hay màu đen. Khi đó, con cái sẽ không còn hình thức sinh sản vô tính nữa mà sẽ chuyển sang hình thức sinh sản hữu tính, nghĩa là có sự giao phối giữa con đực và con cái, và sự đồng nhất giới tính sẽ mất đi. Nếu điều kiện quá khắc nghiệt, con cái sẽ không đẻ ra con con và sẽ đẻ ra các trứng đen này, những trứng này có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt và khả năng chống chịu với ảnh hưởng môi trường khá tốt nếu các ao nước nuôi chúng bị khô cạn và thậm chí chúng vẫn có thể tồn tại trong băng. Khi điều kiện sống được cải thiện, các trứng bắt đầu nở ra con con (tất cả đều là cái) và các con đực chết ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
P Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008) Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát ảnh hưởng của giai đoạn tê cứng đến sự biến đổi chất lượng của sản phẩm cá tra Filleet cấp Khoa học Tự nhiên 0
S Khảo sát tính chất hóa lý của cá sặc rằn và sự biến đổi của nó trong quá trình ướp muối Khoa học Tự nhiên 0
C Khảo sát sự biến đổi ẩm và chất lượng gạo sấy thăng hoa và chân không Khoa học Tự nhiên 0
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệ Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và PH đến tốc độ lắng trong nước mía Khoa học Tự nhiên 0
H Trình bày các kỹ thuật hình học phân hình thông qua sự khảo sát các cấu trúc Fractal cơ sở và thuật Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần đến sự hình thành và ổn định nhũ tương Y dược 0
D Khảo sát sự biến động hàm lượng GS4 trong cây dây thìa canh theo thời gian (gymnemasylvestre (Retz) Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top