Tamiflu không phải là thuốc tốt nhất để chữa cúm mà chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng. Thuốc cũng gây nhiều tác dụng phụ như viêm phế quản, viêm phổi, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi...



Khi dùng thuốc Tamiflu có thể bị một số phản ứng có hại như nôn mửa, viêm phế quản, viêm phổi, mất ngủ, đau lưng, chóng mặt, tiêu chảy, ho, đau đầu, mệt mỏi...



Hiện nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang e sợ vì chủng vi-rút H1N1 dễ biến thể để kháng lại Tamiflu và hiệu quả của Tamiflu cũng còn rất hạn chế. Tamiflu không phải là thuốc tốt nhất để chữa được cúm gia cầm lây lan sang người, nó chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng.



H1N1 là chủng vi-rút rất "khôn ngoan". Ở gà và gia cầm nói chung, nó tấn công vào mọi cơ quan từ ruột, phổi, cơ đến não. Ở người nó thường tấn công trước hết vào phổi gây các bệnh viêm đường hô hấp cấp. Thật không may là hệ miễn dịch của con người lại là nơi mà H1N1 dễ thâm nhập nhất. Hậu quả là H1N1 tung hoành khắp nơi trong cơ thể và làm cho hàng loạt tế bào bị chết, mạch máu bị vỡ và phổi bị tràn ngập dịch.



Người ta còn lo ngại H1N1 sẽ đột nhập và gây nguy hiểm cho bất cứ bộ phận nào trong cơ thể chứ không chỉ riêng phổi. Hiện đã có một số thuốc chống vi-rút khá hiệu quả. Tuy nhiên, vi-rút có cấu tạo khá đặc biệt và lại rất dễ biến đổi thành loại vi-rút mới nên tiêu diệt chúng rất khó khăn.



Các vi-rút nói chung và H1N1 nói riêng là "ký sinh trùng" của tế bào. Chúng có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm một nhân axit nucleic được bao bọc bởi một lớp cấu tạo protein.



Người ta phân loại vi-rút dựa vào protein bề mặt này. Như một ký sinh trùng tế bào, nó phụ thuộc tế bào chủ về năng lượng và các chất sinh hoá để đảm bảo cho sự sao chép và tổng hợp protein. Vì vậy, các thuốc có hiệu quả cao trong tiêu diệt triệt để vi-rút trong tế bào còn ít.



Trong khi đó các loại thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ hầu như không có tác dụng lên các vi-rút. Hiện nay, Tamiflu vẫn được coi như là vũ khí duy nhất để chống lại H1N1 và hầu như các quốc gia trên thế giới đều đang dự trữ loại thuốc này với hy vọng ngăn chặn dịch cúm H1N1 ở gia cầm và ở người.



Tuy nhiên, cũng như đa số các loại thuốc khác, Tamiflu có thời hạn sử dụng nhất định. Số thuốc dự trữ đến nay đã hết hạn sử dụng là một sự lãng phí lớn nếu không tái chế được số thuốc này. Việc giải quyết số phận của hàng trăm nghìn viên thuốc Tamiflu dự trữ là vấn đề không chỉ của ngành y tế.



Vì vậy, đã và đang có một số dự án khoa học để chiết lấy lại hoạt chất oseltamivir trong Tamiflu. Nếu thành công sẽ tiết kiệm cho ngân sách mua thuốc của các nước đang có dịch cúm bùng phát trở lại, trong đó có Việt Nam.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Mẹ tôi bị bệnh xơ teo gan đã gần 2 năm nay ,tôi rất lo lắng và muốn tham khảo ý kiến của mọi người Việc làm 0
K Chào bác sĩ! Tôi mới có bầu được 6 tuần, đây là lần đầu mang thai nên tôi còn rất nhiều bỡ ngỡ Sức khỏe 0
J Chúng tôi rất nóng lòng biết lịch thi cụ thể và thời gian nộp hồ sơ thi kiểm toán viên năm 2007. Mon Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Tôi rất quan tâm đến việc trở thành hội viên của Hội. Xin Quí Hội cho tôi biết đã ban hành chuẩn mực Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
L Công ty chúng tôi làm chủ đầu tư dự án 2 cụmcông nghiệp có các chi phí giao dịch, tiếp khách rất lớn Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
V Tôi rất mong được Hội giúp. Doanh nghiệp tôi là công ty TNHH có vốn điều lệ dưới 10 tỷ, khi bắt đầu Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
Z Tôi là một kế toán viên mới ra trường. Tôi có một vướng mắc rất mong Quí hội giải đáp: Công ty tôi l Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Công ty chúng tôi đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hàng tháng chúng tôi mua rất nhiều nguyên Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
F Hiện tôi đang gặp một tình huống và đang rất bối rối, rất mong được Quý Hội giải đáp giúp. Công ty t Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
A (Nguyễn Văn Mạnh): 16/11/2012: Tôi có một vướng mắc rất mong được quý hội trả lời. Năm 2005 Công ty Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top