viet_team

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO 1
1. Sự phát triển của các dịch vụ tế bào 1
2. Cấu trúc cơ bản của mạng tế bào 2
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP KÊNH TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5
1. Kỹ thuật ghép kênh (Multiplexing) 5
2. FDMA 5
3. TDMA 6
4. CDMA 7
5. So sánh các công nghệ FDMA, TDMA với CDMA ứng dụng trong thông tin di động tế bào 11
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AMPS 15
1. Giới thiệu chung 15
2. So sánh một số các thông số giữa các hệ thống analog 16
CHƯƠNG IV: CẤU TRÚC MẠNG GSM 17
1. Cấu trúc mạng GSM 17
2. Hệ thống GSM 18
2.1. Hệ thống con chuyển mạch (SS) 19
2.2. Trạm di dộng (MS) 20
2.3. Hệ thống con BSS 21
2.4. Hệ thống khai thác và hỗ trợ (OSS) 22
3. Cấu trúc địa lý của mạng 23
4. Mô hình tham chiếu OSI 24
5. Các đặc trưng của GSM 26
CHƯƠNG V: MẠNG VMS - MOBIFONE 30
1. Khái quát chung 30
2. Chương trình phát triển dịch vụ hệ thống thông tin di động 31
3. Các dịch vụ giá trị gia tăng hiện đang được cung cấp cho thuê bao MobiFone và Mobicard 32
4. Cấu trúc Cell và tần số 34

Mỗi vùng nhỏ này sử dụng một dải tần riêng, khác với dải tần của các vùng kia. Thí dụ, nếu một tế bào được chia thành ba vùng nhỏ thì nhiễu thu được trên anten định hướng chỉ sấp xỉ một phần ba của nhiễu thu được trên anten vô hướng đặt tại trạm gốc. Sử dụng tế bào chia nhỏ thành ba vùng thì số lượng người dùng trong một tế bào có thể tăng thêm gấp ba lần trong cùng một cluster.
Một vấn đề quan trọng khác trong việc tăng dung lượng của hệ thống là tính tích cực của thoại. Trong một cuộc thoại giữa hai người, mỗi người chỉ nói khoảng 35% đến 40% thời gian và nghe hết thời gian còn lại. Trong hệ thống CDMA tất cả những người sử dụng cùng chia sẻ một kênh vô tuyến. Khi những người sử dụng trên kênh đang liên lạc không nói thì những người sử dụng đang đàm thoại khác sẽ chỉ chịu ảnh hưởng rất nhỏ của nhiễu. Do vậy việc giám sát tính tích cực của tiếng nói làm giảm nhiễu đa truy nhập đến 65%. Điều này dẫn đến việc tăng dung lượng của hệ thống lên hệ số 2,5.
Trong đa truy nhập FDMA hay TDMA việc người sử dụng được phân chia tần số hay thời gian trong thời gian diễn ra cuộc gọi và hệ thống cấp lại hai tài nguyên này cho hai người khác trong khoảng thời gian rất ngắn khi kênh ấn định yên lặng là không thực tế vì điều này yêu cầu phải chuyển mạch rất nhanh giữa những người sử dụng khác nhau. Trong FDMA và TDMA việc tổ chức tần số là yêu cầu khó khăn vì nó kiểm soát nhiễu đồng kênh. Trong hệ thống CDMA chỉ có một kênh chung nên không cần thực hiện tổ chức tần số.
Trong FDMA và TDMA, khi máy di động ra khỏi vùng phủ sóng của tế bào trong quá trình đàm thoại thì tín hiệu thu được sẽ bị yếu đi và trạm gốc sẽ yêu cầu chuyển giao (handover). Hệ thống sẽ chuyển mạch sang một kênh mới khi cuộc gọi tiếp tục. Trong CDMA các tế bào khác nhau, khác nhau ở chỗ sử dụng các dãy mã khác nhau nhưng giống nhau là đều sử dụng cùng phổ tần. Do đó không cần thực hiện handover từ tần số này qua tần số khác. Chuyển giao như vậy được gọi là chuyển giao mềm (soft handover).
Trong hệ thống CDMA không có một giới hạn rõ ràng về số lượng người dùng như trong FDMA và TDMA. Tuy vậy chất lượng hoạt động của hệ thống đối với tất cả những người sử dụng giảm ít nhiều khi số lượng người sử dụng cùng liên lạc tăng lên. Khi số người sử dụng tăng lên đến mức độ nào đó thì sẽ khiến cho nhiễu có thể làm cho tiếng nói trở nên khó hiểu và gây mất ổn định hệ thống. Tuy nhiên trong CDMA ta quan tâm đến điều kiện “phong toả mềm”, có thể giải toả được trái với điều kiện “phong toả cứng” như trong TDMA và FDMA khi mà tất cả các kênh đều bị chiếm.
Hệ thống CDMA cũng có một vài nhược điểm. Hai nhược điểm nổi bật là: hiệu ứng tự nhiễu và hiệu ứng xa gần. Hiệu ứng tự nhiễu do các dãy mã không trực giao gây ra. Trong hệ thống vô tuyến di động các máy di động truyền tin độc lập với nhau, tín hiệu của chúng không đến trạm gốc một cách cùng lúc. Do trễ thời gian của chúng là phân bố ngẫu nhiên nên sự tương quan chéo giữa các tín hiệu thu được từ những người sử dụng là khác không. Để nhận được nhiễu có mức thấp tất cả tín hiệu phải có tương quan chéo nhỏ và mọi trễ thời gian tương đối. Tương quan chéo giữa các ký tự có được bằng việc thiết kế một tập các dãy trực giao. Tuy nhiên không có một tập dãy mã nào được biết là hoàn toàn trực giao khi được dùng trong hệ thống không đồng bộ. Các thành phần không trực giao của tín hiệu của những người sử dụng khác sẽ xuất hiện như là nhiễu trong tín hiệu điều chế mong muốn. Nếu sử dụng máy thu có bộ lọc thích ứng trong hệ thống như vậy thì số lượng của người sử dụng bị hạn chế bởi nhiễu gây ra bởi những người sử dụng khác. Điều này khác với trong các hệ thống TDMA và FDMA, trong các hệ thống này tính chất trực giao của tín hiệu thu được bị duy trì bằng việc chọn lọc và đồng bộ chính xác.
Hạn chế chính của CDMA là hiệu ứng xa gần. Hiện tượng này xuất hiện khi một tín hiệu yếu từ một máy di động ở xa thu được tại trạm gốc bị chèn ép bởi tín hiệu mạnh từ nguồn nhiễu đó. Tín hiệu nhiễu với công suất lớn hơn n lần công suất tín hiệu mong muốn sẽ tác dụng gần như là n tín hiệu nhiễu có công suất bằng công suất của tín hiệu. Để khắc phục hiệu ứng xa gần trong hầu hết các ứng dụng CDMA người ta sử dụng các sơ đồ điều khiển công suất. Trong hệ thống tế bào điều khiển công suất được thực hiện bởi các trạm gốc, các trạm này định kỳ ra lệnh các máy di động điều chỉnh công suất máy phát sao cho tất cả các tín hiệu thu được tại trạm gốc với mức công suất là như nhau.
CHƯƠNG III : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AMPS
1. Giới thiệu chung
AMPS là hệ thống điện thoại di động tổ ong do AT&T và Motorola- Mỹ đề xuất sử dụng vào năm 1982. Để sử dụng hiệu quả hơn nguồn tần số có giới hạn nên vùng phục vụ rộng của nó được phân chia thành các cell nhỏ và dịch vụ cung cấp sử dụng một tần số nhất định với một công suất nhỏ để cho phép các BS ở cách xa một khoảng cách nhất định có thể tái sử dụng cùng một tần số đó một cách đồng thời. Sau đó, người ta coi vùng phục vụ tương ứng như một hình lục giác để làm đơn giản hoá việc thiết kế và tính toán lý thuyết về mạng điện thoại di động.
Tái sử dụng tần số liên quan đến việc định vị các BS để tái sử dụng các tần số chính xác, không phải sử dụng cùng một tần số giữa các BS kề nhau mà chỉ sử dụng lại ở một khoảng cách nhất định hay xa hơn nhằm làm giảm giao thoa giữa các kênh giống nhau.

Ngoài ra còn có các mẫu tái sử dụng tần số ứng với K= 12 hay 19. Qua hình vẽ cho ta thấy các cụm mẫu tái sử dụng tần sốcủa các BS với tất cả các băng tần có thể, số lượng cell trong cụm đó gọi là yếu tố tái sử dụng tần số (K).
Trong trường hợp này thì hiệu quả tái sử dụng tần số nếu một anten định hướng được sử dụng tại BS, vì giao thoa tần số chỉ ảnh hưởng đến các BS sử dụng cùng một kênh trong anten phát xạ định hướng. Và vì vậy giao thoa ở các kênh chính tăng (Thông thường sử dụng vùng phủ sóng 1200- sử dụng 3 sector trong một cell).
Khi xuất hiện trạng thái chuyển vùng thì tín hiệu đã được kết nối với BS có khả năng thu nhận tín hiệu tốt. Trong trạng thái chuyển vùng thì kênh bị ngắt trong khoảng thời gian ngắn (150 ms) và chuyển vùng sẽ bị trì hoãn hay bị cản trở trong trường hợp không có kênh trong cell. Dịch vụ chuyển vùng ngoài hệ thống thông thường được cung cấp trong một vùng phục vụ khác, do một hệ thống khác điều khiển mà thuê bao nói đến không đăng ký.
Tham số AMPS TSCS/ETACS NMT 900 NMT 450
Băng tần phát 8000 MHz 9000 MHz 9000 MHz 450-470 MHz
Khoảng cách kênh 30 KHz 25 KHz 25/12,5 KHz 25/10 KHz
Khoảng cách
Song công 45 MHz 45 MHz 45 MHz 10 MHz
Số kênh 832 920 (*) 1000 (1999) 180/225
Loại điều chế FM FM FM FM

Độ lệch đỉnh 1...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuanjulius

New Member
Re: [Free] Tổng quan về thông tin di động

Ad cho mình xin tài liệu này với, mình Thank ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tổng quan về thông tin di động

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top