Download miễn phí Đồ án Thiết kế cầu Bà Nành





MỤC LỤC
Trang
Lời Thank
Mục lục
PHẦN I : SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẦU
Chương I : MỞ ĐẦU 2
Chương II : PHƯƠNG ÁN I : CẦU BTCT DƯL NHỊP GIẢN ĐƠN 8 Chương III : PHƯƠNG ÁN II : CẦU DẦM THÉP LIÊN HỢP BMC 18
Chương IV : LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 52
 
PHẦN II : THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Chương I : THIẾT KẾ LAN CAN + LỀ BỘ HÀNH 54
Chương II : THIẾT KẾ BẢN MẶT CẦU 67 Chương III : THIẾT KẾ DẦM NGANG 80 Chương IV : TÍNH HỆ SỐ PHÂN BỐ NGANG 98 Chương V : TÍNH TOÁN NỘI LỰC DẦM CHỦ 104 Chương VI : KIỂM TOÁN DẦM CHỦ 117 Chương VII : THIẾT KẾ MỐ CẦU 137
Chương VIII : THIẾT KẾ TRỤ CẦU 196
PHẦN III : THI CÔNG TỔNG THỂ
Chương I : THI CÔNG TỔNG THỂ 221
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

PHẦN I
THIẾT KẾ SƠ BỘ VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN CẦU
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
I.1 GIỚI THIỆU CHUNG :
- Công trình nằm trên tuyến đường có lưu lượng xe lưu thông tương đối ít. Là khu vực giao thương của các vùng. Tàu thuyền thường qua lại trên tuyến sông này. Để phát triển kinh tế khu vực này nên nhất thiết phải xây dựng 1 công trình cầu để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá cho khu vực này.
I.2. ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT, THUỶ VĂN CÔNG TRÌNH :
I.2.1. Địa hình :
- Địa hình khu vực xây dựng cầu tương đối bằng phẳng, so với cao độ dao động trung bình từ +0.48m đến +1.28m.
- Ở khu vực gần công trình, mật độ nhà cửa tương đối thưa thớt, chủ yếu là nhà cấp 4, đất xung quanh chủ yếu là trồng vườn và cây hoa màu.
- Lòng sông tại công trình cầu bắt qua có chiều sâu -3.08m. Việc lưu thông đường thủy hiện nay ở đây là tương đối phổ biến, do đó, khi thiết kế cầu, cần có tỉnh không thông thuyền và khẩu độ hợp lý để đảm bảo việc lưu thông của thuyền bè.
- Nhìn chung, điều kiện địa hình khu vực công trình không gây bất lợi cho việc tổ chức thi công, bố trí mặt bằng công trường. Cần xây dựng cầu tạm đảm bảo giao thông trên tuyến giao thông này. Việc vận chuyển thiết bị thi công, các cấu kiện đúc sẵn kích thước lớn, trọng lượng lớn có thể theo đường bộ hay đường thủy.
I.2.2. Địa chất :
- Tiến hành khoan địa chất 2 hố khoan sâu 38m, 1 hố tại mố MB và 1 hố tại trụ T2, bằng máy khoan XY-100 theo chế độ khoan xoay lấy lỏi có bơm rửõa. Mẩu nguyên dạng được lấy ở khoảng cách trung bình 2m, và đưa về phòng thí nghiệm các tính chất cơ lý theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 1995 và phân loại đánh giá theo TCXD 45 – 78.
- Địa chất khu vực bao gồm các lớp như sau :
Lớp 1 : Sét pha nhẹ xám trắng, vàng dẻo cứng ở độ sâu trung bình từ +0.63m đến -3.60m. Bề dày lớp = 4.2m.
Thành phần hạt :
+ Hàm lượng hạt sét : 18 %
+ Hàm lượng hạt bụi : 11 %
+ Hàm lượng hạt cát : 71 %
+ Hàm lượng dăm sạn : %
Dung trọng thiên nhiên g = 1.87 g/cm3
Độ ẩm thiên nhiên W = 19.4 %
Tỷ trọng D = 2.67
Chỉ số dẻo Id = 7.7 %
Độ sệt B = 0.41
Hệ số rỗng thiên nhiên eo = 0.705
Chỉ tiêu cường độ
+ Góc ma sát trong j = 19 o 04’
+ Lực dính C = 0.143 Kg/cm2
Chỉ tiêu biến dạng
+ Hệ số nén lún từ 1.0 đến 2.0 kg/cm2 a1 – 2 = 0.027 cm2/Kg
+ Mô đun biến dạng E = 168.1 Kg/cm2
Cường độ chịu tải cho phép quy ước : Ro = 1.6 Kg/cm2
Số búa tiêu chuẩn ( SPT ) N = 11
Lớp 2 : Cát pha xám trắng dẻo xuất hiện ở độ sâu trung bình từ -3.6m đến -7.6m.
Bề dày lớp = 4.0m.
Thành phần hạt :
+ Hàm lượng hạt sét : 12 %
+ Hàm lượng hạt bụi : 6 %
+ Hàm lượng hạt cát : 76 %
+ Hàm lượng dăm sạn : 6 %
Dung trọng thiên nhiên g = 1.89 g/cm3
Độ ẩm thiên nhiên W = 19.0 %
Tỷ trọng D = 2.67
Chỉ số dẻo Id = 6.5 %
Độ sệt B = 0.51
Hệ số rỗng thiên nhiên eo = 0.677
Chỉ tiêu cường độ
+ Góc ma sát trong j = 21 o 56’
+ Lực dính C = 0.130 Kg/cm2
Chỉ tiêu biến dạng
+ Hệ số nén lún từ 1.0 đến 2.0 kg/cm2 a1 – 2 = 0.021 cm2/Kg
+ Mô đun biến dạng E = 187.3 Kg/cm2
Cường độ chịu tải cho phép quy ước : Ro = 1.8 Kg/cm2
Số búa tiêu chuẩn ( SPT ) N = 14
Lớp 3 : Sét xám xanh dẻo cứng xuất hiện ở độ sâu trung bình từ -7.6m đến -18.4m.
Bề dày lớp = 10.8m.
Thành phần hạt :
+ Hàm lượng hạt sét : 52 %
+ Hàm lượng hạt bụi : 41 %
+ Hàm lượng hạt cát : 7 %
+ Hàm lượng dăm sạn : %
Dung trọng thiên nhiên g = 1.86 g/cm3
Độ ẩm thiên nhiên W = 32.7 %
Tỷ trọng D = 2.67
Chỉ số dẻo Id = 22.3 %
Độ sệt B = 0.37
Hệ số rỗng thiên nhiên eo = 0.910
Chỉ tiêu cường độ
+ Góc ma sát trong j = 15 o 34’
+ Lực dính C = 0.231 Kg/cm2
Chỉ tiêu biến dạng
+ Hệ số nén lún từ 1.0 đến 2.0 kg/cm2 a1 – 2 = 0.030 cm2/Kg
+ Mô đun biến dạng E = 135.7 Kg/cm2
Cường độ chịu tải cho phép quy ước : Ro = 1.8 Kg/cm2
Số búa tiêu chuẩn ( SPT ) N = 11
Lớp 4 : Sét xám xanh nữa cứng xuất hiện ở độ sâu trung bình từ -18.4m đến -24.4m.
Bề dày lớp = 6.0m.
Thành phần hạt :
+ Hàm lượng hạt sét : 42 %
+ Hàm lượng hạt bụi : 47 %
+ Hàm lượng hạt cát : 11 %
+ Hàm lượng dăm sạn : %
Dung trọng thiên nhiên g = 1.89 g/cm3
Độ ẩm thiên nhiên W = 28.0 %
Tỷ trọng D = 2.68
Chỉ số dẻo Id = 21.0 %
Độ sệt B = 0.21
Hệ số rỗng thiên nhiên eo = 0.815
Chỉ tiêu cường độ
+ Góc ma sát trong j = 17 o 33’
+ Lực dính C = 0.419 Kg/cm2
Chỉ tiêu biến dạng
+ Hệ số nén lún từ 1.0 đến 2.0 kg/cm2 a1 – 2 = 0.017 cm2/Kg
+ Mô đun biến dạng E = 246.0 Kg/cm2
Cường độ chịu tải cho phép quy ước : Ro = 2.5 Kg/cm2
Số búa tiêu chuẩn ( SPT ) N = 21
Lớp 5 : Cát pha xám nâu dẻo xuất hiện ở độ sâu trung bình từ -24.4m đến -26.9m.
Bề dày lớp = 2.5m.
Thành phần hạt :
+ Hàm lượng hạt sét : 9 %
+ Hàm lượng hạt bụi : 9 %
+ Hàm lượng hạt cát : 82 %
+ Hàm lượng dăm sạn : %
Dung trọng thiên nhiên g = 1.90 g/cm3
Độ ẩm thiên nhiên W = 18.2 %
Tỷ trọng D = 2.67
Chỉ số dẻo Id = 6.6 %
Độ sệt B = 0.39
Hệ số rỗng thiên nhiên eo = 0.661
Chỉ tiêu cường độ
+ Góc ma sát trong j = 22 o 57’
+ Lực dính C = 0.120 Kg/cm2
Chỉ tiêu biến dạng
+ Hệ số nén lún từ 1.0 đến 2.0 kg/cm2 a1 – 2 = 0.020 cm2/Kg
+ Mô đun biến dạng E = 199.1 Kg/cm2
Cường độ chịu tải cho phép quy ước : Ro = 2.0 Kg/cm2
Số búa tiêu chuẩn ( SPT ) N = 21
Lớp 6 : Sét nâu cứng xuất hiện ở độ sâu trung bình từ -26.9m đến -37.4m.
Bề dày lớp = 10.5m.
Thành phần hạt :
+ Hàm lượng hạt sét : 52 %
+ Hàm lượng hạt bụi : 29 %
+ Hàm lượng hạt cát : 18 %
+ Hàm lượng dăm sạn : 1 %
Dung trọng thiên nhiên g = 1.97 g/cm3
Độ ẩm thiên nhiên W = 22.0 %
Tỷ trọng D = 2.71
Chỉ số dẻo Id = 21.5 %
Độ sệt B = - 0.11
Hệ số rỗng thiên nhiên eo = 0.675
Chỉ tiêu cường độ
+ Góc ma sát trong j = 18 o 36’
+ Lực dính C = 0.482 Kg/cm2
Chỉ tiêu biến dạng
+ Hệ số nén lún từ 1.0 đến 2.0 kg/cm2 a1 – 2 = 0.014 cm2/Kg
+ Mô đun biến dạng E = 280.9 Kg/cm2
Cường độ chịu tải cho phép quy ước : Ro = 3.0 Kg/cm2
Số búa tiêu chuẩn ( SPT ) N = 31
Kết luận:
- Với đặc điểm địa chất công trình nêu trên, chỉ có giải pháp móng cọc chịu ma sát là thích hợp. Chiều dài cọc cần đảm bảo mũi cọc hạ vào lớp địa chất tương đối tốt và hạn chế hơn 02 mối nối trong 01 cọc. Như vậy với chiều dài 36m đảm bảo được các điều kiện trên.
- Với chiều cao đắp trước mố trung bình khoảng 3.93m, chiều rộng nền đường đắp khoảng 16m, cần có giải pháp sử lý nền để đảm bảo ổn định và triệt tiêu lún. Đối với các đoạn còn lại, chiều cao đắp thấp, có thể thực hiện vét hữu cơ và gia cố bằng vải địa kỹ thuật.
I.2.3. Khí tượng– Thuỷ văn :
I.2.3.1. Khí tượng :
- Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt. Tính ổn định khí hậu cao, ít thay đổi giữa các năm, ít bị ảnh hưởng của bão lụt.
a .Mưa
- Đây là khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ hạ tuần tháng 12 và kết thúc tháng 04 năm sau. Thời gian còn lại là mùa mưa. Lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa hàng năm, trong đó lượng mưa cao nhất vào khoảng t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top