ducanh_pro34

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Vấn đề thi công cọc nhồi





NỘI DUNG
Trang
1. Giới thiệu chung 1
2. Các dạng cọc khoan nhồi phổ biến
và phương pháp thi công cọc khoan nhồi 2
3. Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi 4
4. Thi công cọc barrette 24
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thẩm thấu qua vách.
- Tạo môi trường nặng nâng đất đá vụn khoan nổi lên mặt trên để trào ra hay hút khỏi hố khoan.
Các đặc tính kỹ thuật của bột Bentonite :
- Độ ẩm 9- 11%
- Độ trương nở 14- 16 ml/g
- Khối lượng riêng 2,1T/m3
- Độ pH của keo với 5% 9,8 - 10,5
- Giới hạn lỏng Aherberg > 400- 450
- Chỉ số dẻo 350-400
- Độ lọt sàng cỡ 100: 98-99%
- Độ tồn trên sàng cỡ 74: 2,2-2,5%
c. Bùn khoan :
Bùn khoan là dung dich Bentonite bao gồm nước, sét Bentonite, đất sét thông thường, xi măng và chất phụ gia
Các thông số kỹ thuật chủ yếu của dung dịch Bentonite được khống chế như sau:
- Hàm lượng cát < 5%
- Dung trọng 1,01-1,1
- Độ nhớt 32-34giây
- Độ pH 9,5-11,7
- Liều lượng trộn 30-50 kg Bentonite/m3
Do dung dịch Bentonite có tầm quan trọng đặc biệt với chất lượng hố khoan do đó phải cung cấp dung dịch Bentonite tạo thành áp lực dư giữ cho thành hố khoan không sập. Cao trình dung dịch Bentonite ít nhất phải cao hơn cao trình mực nước ngầm từ 1-2m, thông thường nên giữ cho cao trình dung dịch Bentonite cách mặt trên của ống vách là 1m, người ta có thể đặt thêm ống bao phía ngoài ống vách để tăng thêm cao trình và áp lực của dung dịch Bentonite nếu cần thiết.
Trong quá trình khoan, chiều sâu của hố khoan có thể uớc tính nhờ cuộn cáp hay chiều dài cần khoan. Để xác định chính xác hơn người ta dùng một quả dọi đáy bằng đường kính khoảng 5cm buộc vào đầu thước dây thả xuống đáy để đo chiều sâu hố đào và cao trình bê tông trong quá trình đổ. Trong suốt quá trình đào, phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc thông qua cần khoan. Giới hạn độ nghiêng cho phép của cọc không vượt quá 1%.
4. Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lý cặn lắng đáy hố cọc:
a. Xác nhận độ sâu hố khoan:
Khi tính toán người ta chỉ dựa vào một vài mũi khoan khảo sát địa chất để tính toán độ sâu trung bình cần thiết của cọc nhồi. Trong thực tế thi công do mặt cắt địa chất có thể thay đổi, các địa tầng có thể không đồng đều giữa các mũi khoan nên không nhất thiết phải khoan đúng như độ sâu thiết kế đã qui định mà cần có sự điều chỉnh.
Trong thực tế, người thiết kế chỉ qui định địa tầng đặt đáy cọc và khi khoan đáy cọc phải ngập vào địa tầng đặt đáy cọc ít nhất là một lần đường kính của cọc. Để xác định chính xác điểm dừng này khi khoan người ta lấy mẫu cho từng địa tầng khác nhau và ở đoạn cuối cùng nên lấy mẫu cho từng gầu khoan.
Người giám sát hiện trường xác nhận đã đạt dược chiều sâu yêu cầu, ghi chép đầy đủ, kể cả băng chụp ảnh mẫu khoan làm tư liệu báo cáo rồi cho dừng khoan, sử dụng gầu vét để vét sạch đất đá rơi trong đáy hố khoan, đo chiều sau hố khoan chính thức và cho chuyển sang cong đoạn khác.
b. Xử lý cặn lắng đáy hố khoan:
ảnh hưởng của cặn lắng đối với chất lượng cọc : Cọc khoan nhồi chịu tải trọng rất lớn nên để đọng lại dưới đáy hố khoan bùn đất hay bentonite ở dạng bùn nhão sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng chịu tải của mũi cọc, gây sụt lún cho kết cấu bên trên, làm cho công trình bị dịch chuyển gây biến dạng và nứt. Vì thế mỗi cọc đều phải được xử lí cặn lắng rất kỹ lưỡng.
Có 2 loại cặn lắng:
- Cặn lắng hạt thô: Trong quá trình tạo lỗ đất cát rơi vãi hay không kịp đưa lên sau khi ngừng khoan sẽ lắng xuống đaý hố. Loại cặn lắng này tạo bởi các hạt đường kính tương đối to, do đó khi đã lắng đọng xuống đáy thì rất khó moi lên.
- Cặn lắng hạt mịn: Đây là những hạt rất nhỏ lơ lửng trong dung dịch bentonite, sau khi khoan tạo lỗ xong qua một thời gian mới lắng dần xuống đáy hố.
Các bước xử lý cặn lắng:
- Bước 1: Xử lý cặn lắng thô_ Đối với phương pháp khoan gầu sau khi lỗ đã đạt đến độ sâu dự định mà không đưa gầu lên vội mà tiếp tục cho gầu xoay để vét bùn đất cho đến khi đáy hố hết cặn lắng mới thôi.
Đối với phương pháp khoan lỗ phản tuần hoàn thĩ xong khi kết thúc công việc tạo lỗ phải mở bơm hút cho khoan chạy không tải độ 10 phút, đến khi bơm hút ra không còn thấy đất cát mới ngừng và nhấc đầu khoan lên.
- Bước 2: Xử kí cặn lắng hạt mịn: bước này được thực hiện trước khi đổ bê tông. Có nhiều phương pháp xử lý cặn lắng hạt mịn:
+ Phương pháp thổi rửa dùng khí nén: Dùng ngay ống đổ bê tông để làm ống xử lý cặn lắng. Sau khi lắp xong ống đổ bê tông người ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của ống. Đầu thổi rửa có 2 cửa, một cửa được nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và bùn đất từ đáy hố khoan về thiết bị lọc dung dịch, một cửa khác được thả ống khí nén f45, ống này dài khoảng 80% chiều dài của cọc.
Khi bắt đầu thổi rửa, khí nén được thổi liên tục với áp lực 7kg/cm2 qua đường ống f45 đặt bên trong ống đổ bê tông. Khi khí nén ra khỏi ống f45 sẽ quay trở lại thoát lên trên ống đổ tạo thành một áp lực hút ở đáy hố đưa dung dịch bentonite và cặn lắng theo ống đổ bê tông đến thiết bị lọc và thu hồi dung dịch. Trong suốt quá trình thổi rửa này phải liên tục cấp bù dung dịch bentonite để đảm cao trình và áp lực của bentonite lên hố móng không thay đổi. Thời gian thổi rửa thường từ 20-30 phút. Sau khi ngừng cấp khí nén, người ta thả dây đo độ sâu. Nếu lớp bùn lắng <10cm thì tiến hành kiểm tra dung dịch bentonite lấy ra từ đáy hố khoan, lòng hố khoan được coi là sạch khi dung dịch ở đáy hố khoan thoả mãn: . Tỷ trọng g=1,04-1,20 g/cm3
. Độ nhớt h=20-30 giây
. Độ pH =9-12
Phương pháp này có ưu điểm là không cần bổ sung thêm thiết bị gì và có thể dùng cho bất cứ phương pháp thi công nào.
+ Phương pháp luân chuyển bentonite: Dùng một máy bơm công suất khoảng 45-60m3/h treo vào một sợi cáp và thả xuống đáy hố khoan nhưng luôn nằm trong ống đổ bê tông. Một đường ống đường kính f=80-100 mm được gắn vào đầu trên của máy bơm và được cố định vào cáp treo máy bơm, ống này đưa dung dịch bùn bentonite về máy lọc. Trong quá trình luân chuyển dung dịch bentonite luôn luôn được bổ sung vào miệng hố khoan và thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu của bùn bentonite bơm ra. Khi dung dịch này đạt chỉ tiêu sạch và độ lắng đạt yêu cầu Ê10cm thì ngừng bơm và kết thúc công đoạn luân chuyển bentonite này.
5- Công tác chuẩn bị và hạ lồng thép:
Trong các cọc khoan nhồi thường các nhà thiết kế chỉ đặt cốt thép tới 1/3 chiều dài của cọc nhưng cũng có các thiết kế của Nhật hay một số nước khác lại đặt cốt thép xuống tận đáy.
Cốt thép đường buộc sẵn thành từng lồng vận chuyển và đặt lên giá gần hố khoan, sau khi kiểm tra đáy hố khoan nếu lớp bùn cát lắng dưới đáy hố <10cm thì có thể tiến hành lắp đặt cốt thép. Trong gia công cốt thép người ta có thể dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt dựng khung và cốt chủ. Khi dùng hàn điện để liên kết phải chú ý đến chất lượng có thể thay đổi hay tiết diện thép bị giảm đi. Trường hợp cốt thép chịu lực là cốt thép cường độ cao thì không được hàn mà phải nối buộc bằng dây thép mềm 2mm hay dùng kẹp chữ U có bắt ốc. Việc nối cốt thép phải được tính toán và theo dõi cẩn thận
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top