yox_nox

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô ở Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY ĐỔI MỘT CÔNG NGHỆ 4
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI 4
1.1. Khái niệm chung về hiệu quả 4
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội 5
II. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ 6
2.1. Khái niệm công nghệ và thay đổi công nghệ 6
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc thay đổi một công nghệ 8
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ, LỢI ÍCH 9
3.1. Tổng quan về phương pháp phân tích chi phí, lợi ích 9
3.2. Các bước phân tích chi phí, lợi ích 11
1.2. Hoạt động sản xuất tại xí nghiệp luyện gang Cao Bằng 18
1.3. Những tác động tới môi trường của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng 28
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG 38
2.1. Nguyên nhân khách quan 38
2.2. Nguyên nhân chủ quan 39
2.3. Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp 40
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG 41
I. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ, LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ. 41
1.1.Công nghệ xử lý bụi ướt 42
1.2. Công nghệ xử lý bụi khô 52
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ 58
2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 58
2.2. Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường 65
2.3. Đánh giá tổng hợp, so sánh hiệu quả kinh tế xã hội của cả hai công nghệ xử lý bụi 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hơn nằm trên, gang lỏng và xỉ theo định kỳ được tháo ra khỏi lò. Gang lỏng được đúc trên máy đúc liên tục tạo gang thỏi thành phẩm. Xỉ được tạo hạt hay làm xỉ khô và chuyển sang bãi chứa.
Trong quá trình luyện gang, khí than với thành phần chủ yếu là CO (26-32%), CH4 (2,5%), CO2 và bụi (600mg/m3) và có nhiệt độ 150-350oC sẽ được xử lý bằng các hệ thống xử lý khí than có hiệu quả cao. Đầu tiên khí than sẽ được làm sạch khỏi bụi bằng một hệ thống lọc bụi sau đó sẽ được làm sạch khí CO và CH4 bằng cách đốt khí than đã sạch bụi trong lò gió nóng. Sau đó được thải qua ống khói cao 34m ra môi trường.
Đối với lò cao số 1 trước đây hoạt động hệ thống lọc bụi bao gồm: Bộ lọc bụi trọng lực, bộ lọc bụi ly tâm, bộ lọc bụi phun nước, bộ lọc bụi ống thắt venturin, bộ lọc bụi ly tâm tách nước. Đối với lò cao số 2 thì ngay từ khi đi vào vận hành đã áp dụng công nghệ xử lý bụi khô bao gồm: Bộ lọc bụi trọng lực, bộ lọc bụi xoáy (xyclon), bộ lọc bụi túi vải.
Nước làm mát vỏ lò cao và lò gió nóng, nước để tạo xỉ hạt được dẫn vào bể chứa và sử dụng tuần hoàn. Riêng nước từ các tháp rửa bụi của lò cao số 1 sẽ được xử lý bằng hệ thống bể lắng.
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu của xí nghiệp: Nguyên liệu chính cho sản xuất lò cao là quặng sắt, than cốc (than cốc đóng vai trò vừa là chất hoàn nguyên vừa là nhiên liệu) và các chất trợ dung (đá vôi, đôlômit).
Quặng sắt được sử dụng chủ yếu là quặng manhetit dạng nguyên khai, hiện nay đang khai thác nhiều nhất ở mỏ Nà Lũng, hàm lượng trung bình là trên 65% Fe. Đá vôi và đôlômit được khai thác tại các mỏ trong tỉnh. Riêng than cốc phải mua của Trung Quốc.
Để sản xuất ra gang, các khâu chính là nung quặng, thiêu kết quặng và luyện quặng. Mỗi khâu có nhu cầu và yêu cầu về nguyên nhiên liệu khác nhau. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu cho cả hai lò cao trong 1 năm là:
Khâu nung quặng:
- Quặng sắt cỡ 8-38mm: 29.000 tấn/năm (cỡ dưới 8mm và trên 38mm chỉ được chiếm <5% mỗi loại)
- Chất lượng quặng sắt trước khi nung:
Fe: 65-69%
SiO2: 3-3,8%
CaO: 0,3-0,8%
MgO: 0,1-0,15%
Al2O3: 3-3,5%
Ẩm: 5%
- Chất lượng quặng sắt sau khi nung:
Fe: 68-70%
SiO2: 1-2%
CaO: 0,2-0,3%
MgO: 0,1%
Al2O3: 1-2%
Ẩm: 0%
Khâu thiêu kết quặng cám:
- Quặng cám (tổng Fe=>62%; W<5%): 27.000 tấn/năm
- Cám cốc (C=>78%; W<=8%; cỡ 0,3mm): 2.000 tấn/năm
- Đá vôi (CaO=>52%; cỡ 0-3mm): 2.000 tấn/năm
- Vôi (CaO=>80%; cỡ 0-3mm): 1.300 tấn/năm
Khâu luyện gang:
- Quặng thiêu kết (tổng Fe>60%; FeO<10%; cỡ 8-40mm): 26.000 tấn/năm
- Quặng nung (tổng Fe>65%; cỡ 8-38mm): 29.000 tấn/năm. Tỷ lệ tiêu hao là 0,85 tấn quặng/1 tấn gang.
- Than cốc (C >80%; độ tro A<15%; cỡ 15-80mm): 26.000 tấn/năm. Tỷ lệ tiêu hao là 0,95 tấn cốc/1 tấn gang.
- Đá đôlômit (MgO>18%; cỡ 10-25mm): 5.000 tấn/năm
- Đá vôi (CaO=>52%; cỡ >3mm): 1.500 tấn/năm
Tỷ lệ tiêu hao đôlômit, đá vôi là 0,1 tấn trợ dung/1 tấn gang.
- Huỳnh thạch (CaF2>80%; cỡ 8-30mm): 15 tấn/năm
- Bitum: 90 tấn/năm
- Cốc vụn: 360 tấn/năm
Tỷ lệ tiêu hao điện năng là 120KWh/1 tấn gang.
1.3. Những tác động tới môi trường của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng
Với công nghệ và quy trình sản xuất như trên, trong điều kiện các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội xung quanh có liên quan đến xí nghiệp, có thể thấy một số tác động chính tới môi trường của xí nghiệp như sau:
Bảng 2.4: Các yếu tố tác động môi trường của xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng
STT
Các yếu tố tác động môi trường
Nguồn phát sinh
1
Khí thải, khói
- Lò nung quặng
- Lò thiêu kết
- Lò cao số 1 và lò cao số 2
- Các loại động cơ xăng, dầu
- Phòng hoá nghiệm
2
Bụi
- Đổ nguyên liệu
- Đập, sàng nguyên liệu
- Khi ra gang, xỉ
- Trong khí thải lò cao
- Trong hoạt động vận tải
3
Tiếng ồn, rung
- Các loại động cơ
- Máy đập, máy sàng
4
Nóng, bức xạ
- Lò thiêu kết
- Lò nung
- Lò cao
- Lò gió nóng
5
Nước thải
- Nước dùng cho hệ thống lọc bụi (của lò cao số 1)
- Nước làm xỉ hạt
- Nước làm nguội hệ thống lò cao, lò gió nóng
- Nước thải của phòng hoá nghiệm
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
6
Chất thải rắn
- Xỉ hạt, xỉ khô
- Bụi khô thu hồi tại các bộ lọc bụi
- Các chất thải rắn công nghiệp khác
- Chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Những tác động và mức độ cụ thể như sau:
Tác động của khí thải
Khí thải được phát sinh từ các khâu thiêu kết quặng, từ các động cơ xăng dầu, từ phòng hoá nghiệm và đặc biệt là từ lò cao. Thành phần của các khí thải này như đã biết có rất nhiều các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí như SOx, NOx, CO, CO2, CH4… và do đó có ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh vật nói chung và con người nói riêng nếu thải trực tiếp chúng ra môi trường xung quanh.
SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôiac qua nước tiểu và kiềm qua nước bọt. Độc tính chung của SO2 là độc tính xông hơi thể hiện rõ ở rối loạn chuyển hoá protein, đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza… Sự hấp thụ một lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe(II) thành Fe(II).
Đối với thực vật, các khí SOx và NOx khi bị oxy hoá trong không khí và kết hợp với mưa tạo ra những cơn mưa axit gây ảnh hưởng đến cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí đạt 1-2pPhần mềm có thể gây chấn thương cho lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với một số loài nhạy cảm, giới hạn độc kinh niên khoảng 0,15-0,3ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Vì thế ở những vùng bị nhiễm SO2 hầu như không tìm thấy rêu và địa y.
Ngoài ra nếu trong không khí chứa hàm lượng lớn SOx và NOx, quá trình ăn mònkim loại sẽ tăng lên, độ bền của vật liệu bêtông và các công trình xây dựng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời tác dụng của chúng thường kéo dài theo thời gian.
Khí CO rất độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxylhemoglobin, chất này làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tổ chức tế bào của người và động vật. Ngoài ra, CO cũng như CH4 còn là những chất khí rất dễ cháy nổ. CO2 có thể gây rối loạn hô hấp, với nồng độ 50.000pPhần mềm trong không khí sẽ gây triệu chứng nhức đầu khó thở đối với người. Nồng độ 100.000pPhần mềm có thể gây tình trạng ngất xỉu, nghẹt thở. Nồng độ CO2 trong môi trường lao động là 1.000ppm.
Ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, khí thải từ lò nung có tải lượng không lớn (1.620.000m3/năm, trung bình 185m3/h). Thành phần của nó chủ yếu là hơi nước, hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO… hầu như không đáng kể. Thực tế khí thải từ lò nung rất ít ảnh hưởng đến chất lượng không khí của môi trường làm việc cũng như môi trường xung quanh.
Khí thải từ lò thiêu kết quặng cũng có tải lượng không lớn (1.825.000m3/năm, trung bình 208m3/h). Thành phần của nó chủ yếu là CO2, hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO… rất nhỏ. Hơn nữa, khâu thiêu kết được tiến hành ở mỏ sắt Nà Lủng có không gian rất rộng, thoáng l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - Huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơ Văn hóa, Xã hội 0
U Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính tại quận Ngô Quyền thà Khoa học Tự nhiên 0
P Đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ Khoa học Tự nhiên 0
K Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơ Khoa học Tự nhiên 1
C Đánh giá quá trình sản xuất sơ cấp và hiệu quả sinh thái vùng biển Vịnh Bắc Bộ Môn đại cương 0
X Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực sơ chế s Môn đại cương 0
G Đánh giá sơ bộ chất lượng nước một số sông tỉnh Bắc Ninh, dự báo diễn biến chất lượng nước, đề xuất Môn đại cương 2
T Đánh giá khả năng dự báo quỹ đạo và cường độ bão trên biển Đông hạn 5 ngày bằng mô hình WRF với sơ đ Môn đại cương 0
M Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại hóa Khoa học Tự nhiên 0
N Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm Luận văn Luật 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top