Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu các giải pháp thích hợp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng





Mục lục
Chương 1. Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1.3 Y nghĩa khoa học
Chương 2. Chất thải rắn và ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
2.1 Chất thải rắn
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Phân loại chất thải rắn
2.1.3 Tính chất của chất thải rắn
2.1.3.1 Đặc tính vật lý
2.1.3.2 Đặc tính hoá học
2.1.4 Tốc độ thải rác
2.2 O nhiễm môi trường do chất thải rắn
2.2.1Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất
2.2.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí
2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất
2.2.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khoẻ công đồng
2.3 Quản lý và xử lý chất thải rắn
2.3.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn
2.3.2 Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng
2.3.3 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn
2.3.4 Xử lý chất thải rắn
2.3.4.1 Phương pháp xử lý nhiệt
2.3.4.2 Xử lý sinh học
2.3.4.3 Xử lý hoá học
2.3.4.4 On định hoá
2.3.4.5 Chôn lấp rác
Chương 3. Tổng quan về thành phố Đà Lạt
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội
Chương 4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt
4.1 Hiện trạng chất thải rắn
4.1.1 Rác thải sinh hoạt
4.1.2 Rác thải y tế
4.1.3 Rác thải xây dựng
4.1.4 Rác thải nông nghiệp
4.1.5 Ước tính tổng lượng chất thải rắn phát sinh
4.2 Hệ thống quản lý hành chính
4.2.1 Cơ quan chuyên trách thu gom – vận chuyển – xử lý rác
4.2.2 Hệ thống các văn bản pháp quy
4.3 Hiện trạng thu gom và vận chuyển
4.3.1 Khối lượng rác thu gom
4.3.2 Quy trình thu gom, vận chuyển rác
4.3.3 Thu gom rác
4.3.4 Hệ thống vận chuyển
4.4 Hoạt động thu hồi, xử lý chất thải rắn
4.4.1 Thu hồi, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn từ các nguồn thải
4.4.2 Bãi chứa rác thành phố Đà Lạt
4.5 Dự báo diễn biến về chất thải rắn thành phố Đà Lạt đến 2015
4.5.1 Dự báo mức độ ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
4.5.2 Dự báo mức độ ô nhiễm do rác thải y tế.
4.6 Xây dựng các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm
4.6.1 Giải pháp về chính sách
4.6.1.1 Cơ cấu quản lý
4.6.1.2 Chính sách pháp luật
4.6.1.3 Giải pháp về đào tạo
4.6.1.4 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện
4.6.1.5 Chính sách về xã hội
4.6.2 Các giải pháp hỗ trợ khác
4.6.2.1 Giải pháp về truyền thông giáo dục
4.6.2.2 Chương trình giám sát môi trường
4.6.2.3 Ap dụng công nghệ sạch hơn
4.6.3 Giải pháp kinh tế
4.6.4 Giải pháp kỹ thuật
4.6.4.1 Đối với rác sinh hoạt
4.6.4.2 Đối với rác nông nghiệp
4.6.4.3 Đối với rác y tế
4.6.4.4 Đối với rác xây dựng
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dịch cơ cấu kinh tế
+Tỉ trọng ngành nông–lâm–thủy
%
18,97
20,00
+Tỉ trọng ngành công ngiệp-xây dựng
%
23,45
19,00
+Tỉ trọng ngành du lịch-dịch vụ
%
57,58
61,00
Nguồn: “Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Lạt khóa VIII”.
- Kinh tế tăng trưởng chậm nên khoảng cách về bình quân thu nhập theo đầu người giữa Đà Lạt với mức trung bình toàn Tỉnh đã bị thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, Đà Lạt vẫn giữa được vị thế quan trọng và hiện vẫn đóng góp trên 40% ngân sách toàn tỉnh.
3.2.2.2 Phát triển các ngành kinh tế:
3.2.2.2.1.Du lịch và dịch vụ:
- Về du lịch: Trong những năm qua, Thành phố đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển mạnh ngành du lịch – dịch vụ như: hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010, bước đầu huy động được các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, hình thành được ngành kinh tế du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần, quản lý nhà nước về du lịch ngày càng có hiệu quả nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời kỳ 1990-1995 và trụ được trước ảnh hưởng hưởng của khủng hoảng Tài chính Khu vực, đã duy trì được sức hút du khách trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và vẫn giữ được vị thế là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế cần được nhanh chóng khắc phục như: chiến lược phát triển du lịch chậm được triển khai, sản phẩm mới phục vụ du khách phát triển không đáng kể, nhiều sản phẩm truyền thống có phần giảm sức hấp dẫn, trong kinh doanh còn có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, mang tính ăn sổi, gây phiền hà cho du khách.
- Về dịch vụ: Các hoạt động dịch vụ hành chính ngày càng được phát triển và hoàn thiện, đảm bảo cho guồng máy xã hội trên địa bàn ngày càng hoạt động tốt hơn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Nhưng hoạt động thương mại phát triển chậm, dàn trải, chưa hình thành được các mũi nhọn. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố nói chung và trong phạm vi quản lý của chính quyền Thành phố nói riêng phát triển còn chậm, chưa ổn định, kết quả xuất khẩu thấp hơn so với dự kiến.
3.2.2.2.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
- Thành phố Đà Lạt không có chức năng là trung tâm công nghiệp của Tỉnh nên vai trò của ngành này trong phát triển kinh tế được xếp sau ngành du lịch-dịch vụ. Tuy nhiên, cũng không nên coi nhẹ vai trò của phát triển công chế biến mà đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp và phát triển ngành nghề trong việc giải quyết công ăn việc làm, khai thác thế mạnh và hỗ trợ cho phát triển du lịch.
- Trong những năm qua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng đã hướng vào khai thác các thế mạnh trên địa bàn Thành phố (công nghiệp chế biến rau-hoa-quả-dược liệu, phát triển tiểu thủ công nghiệp: may, thêu, đan…), nhưng hiệu quả còn chưa cao, tốc độ tăng trưởng thấp, tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm từ 23,45% năm 1995 xuống 19% năm 2000, thấp hơn so với ngành nông nghiệp, chưa tương xứng với vị trí của một thành phố loại 2.
3.2.2.2.3 Nông lâm nghiệp:
- Năm 2000, ngành nông nghiệp thu hút tới 38,5% lao động xã hội, cao hơn so với lao động ở khu vực du lịch-dịch vụ và công nghiệp, chứng tỏ nông nghiệp hiện còn có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ của Thành phố.
- Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng trong thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác của Thành phố. Do đạt được tốc độ tăng trưởng cao nên tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn Thành phố đã tăng từ 18,97% năm 1995 lên 20% năm 2000, thu nhập của người sản xuất ngày một tăng cao và tương đối ổn định.
- Sản xuất ngành trồng trọt đã phát triển theo cả 3 hướng: mở rộng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiều kỹ thuật tiên tiến trong nước cũng như của thế giới đã được áp dụng kịp thời, các thế mạnh về phát triển rau, hoa, nấm, quả xứ lạnh đã được phát huy từng bước, nhất là trong phát triển hoa. Hạn chế của phát triển trồng trọt là chưa tạo được thị trường ổn định, chế biến và bảo quản còn chưa đáp ứng yêu cầu, việc chạy đua mở rộng diện tích cà phê trong thời gia trước đây đã góp phầm làm cung vượt cầu dẫn đến tình trạng tụt giá nghiêm trọng, nhiều khu vực đất dốc chỉ thích hợp với phát triển lâm nghiệp bị khai hoang làm nông nghiệp, ảnh hương khá nghiêm trọng đến cảnh quan và môi trường.
- Chăn nuôi phát triển chậm, không đạt được mục tiêu đề ra, đàn bò giảm từ 4.810 con năm 1995 xuống 3.773 con năm 2000, đàn gia cầm giảm tương ứng từ 186 ngàn con xuống 135 ngàn con, đàn heo từ 8.110 con xuống 8.105 con.
- Trong thời kỳ 1996-2000, ngành lâm nghiệp đã có những cố gắng vượt bậc trong việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và trồng mới được 1.900 ha rừng, công tác chăm sóc và trồng mới đều vượt kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc giao khoán rừng còn chậm, quản lý bảo vệ đất đã được xác định cho lâm phần còn chưa nghiêm, nên nhiều điện tích được giao cho các đơn vị lâm nghiệp đã bị khái thác trái phép làm nông nghiệp.
- Có thể khẳng định rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể bị coi nhẹ trong một số năm trước mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển đúng hướng để vừa tạo việc làm cho lực lượng lao động hiện còn chiếm tới 38,5% lao động xã hội của Thành phố, vừa theo kịp được trình độ tiên tiến trong nước và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển du lịch của Thành phố.
3.2.3 Phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội:
Thành quả nổi bật trong sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là đã làm tốt các công tác giáo dục, y tế và chăm lo đời sống người nghèo, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, ổn định an ninh xã hội.
3.2.3.1 Phát triển giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục đã được tăng cường cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng giáo dục. Cuối năm 2000 đã có 14/15 xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, vượt hơn 2 lần so với mục tiêu đề ra:
- Giáo dục mầm non đã được xã hội hoá mạnh với 86 nhà – nhóm trẻ, tăng 30,3% so với năm 1996, đạt tỷ lệ huy động ra lớp 12% đối với các cháu nhà trẻ, 85% đối với các cháu mẫu giáo và trên 90% đối với các cháu 5 tuổi, trong đó hệ bán công, dân lập, tư thục chiếm 84,3%.
- Giáo dục phổ thông đã đạt được nhiều thành tựu, số học sinh đã tăng từ 33.007 học sinh năm học 1995-1996 lên 38.510 học sinh năm học 1999-2000. Đạt tỉ lệâ cao về huy động học sinh: tiểu học và trung học cơ sở trên 90%, cấp III 72%. Hiệu quả đào tạo tăng nhanh, năm 2000 bậc tiểu học đạt 92%, trung học cơ sở đạt 87%, phổ thông trung học 88%.
- Lực lượng giáo viên các cấp được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, số giáo viên trung bình tính theo lớp h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top