Barnett

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Hiện nay ở trên toàn khu vực phía Bắc có khoảng 48 nhà máy sản xuất xi măng bằng phương pháp lò đứng. Thực tế, các máy nghiền sơ bộ clanhke ở trong các nhà máy này thường có năng suất lớn không phù hợp với năng suất của dây chuyền do phải dùng những máy nghiền theo tiêu chuẩn của Liên Xô, gây ra sự không đồng bộ trong dây chuyền dẫn đến lãng phí không cần thiết. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, chế tạo máy nghiền sơ bộ có những ưu điểm của máy đã có và phải có năng suất phù hợp với dây chuyền của nhà máy.
Bằng chương trình ALASKA dùng để mô phỏng động học, động lực học hệ nhiều vật. Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát quy luật chuyển động, động học và động lực học của máy nghiền má có má lắc phức tạp. Từ đó có thể áp dụng để thiết kế máy nghiền má có má lắc phức tạp phi tiêu chuẩn đáp ứng được mọi nhu cầu về năng suất trong dây chuyền đã có của các nhà máy sản xuất xi măng trên cả nước.
Mong muốn của em là đề tài nghiên cứu này sẽ thực hiện được để góp một phần nhỏ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của các nhà máy xi măng.
Trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Trần Văn Tuấn và TH.S Lưu Đức Thạch cùng các thầy khác trong bộ môn máy Xây Dựng. Đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành, tuy nhiên do thời gian và khả năng có hạn, việc tìm hiểu kết cấu máy thực còn ít cho nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự
góp ý của các thầy trong bộ môn máy XD để em có điều kiện nâng cao kiến thức. Cuối cùng em xin chân thành Thank các Thầy, Cô trong bộ môn máy XD đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Hà nội, ngày 05 tháng 6 năm 2004.
Sinh viên

Vũ Thanh Tú


ChƯơng i
Tìm hiểu công nghệ sản xuất Clanhke
bằng phương pháp lò đứng

I. Khái niệm chung về vật liệu nghiền - quá trình nghiền:
I.1. Quá trình nghiền:
Nghiền là quá trình làm giảm kích thước của hạt vật liệu từ kích thước ban đầu đến kích thước sử dụng. Trong sản xuất xi măng thì vật liệu phải qua các công đoạn nghiền khác nhau. Từ nghiền thô tức là từ đá sản phẩm qua công đoạn nghiền ban đầu đạt được 1 kích thước ban đầu xác định. Sau đó là qúa trình nghiền clanhke nghiền tinh để tạo ra xi măng.
Tuỳ theo độ lớn của sản phẩm nghiền, người ta phân biệt nghiền hạt và nghiền bột. Phụ thuộc vào kích thước sản phẩm người ta phân thành các loại sau
Nghiền hạt: Nghiền thô đến 100 mm
Nghiền vừa 40 100 mm
Nghiền nhỏ 5 40 mm

Nghiền bột: Bột thô 5 0,1mm
Bột mịn 0,1 0,05mm
Siêu mịn 0,05mm.
Quá trình nghiền clanhke trong sản xuất xi măng là công đoạn cuối cùng của xi măng.
I.2. Tính chất cơ bản của vật liệu nghiền:
Khi sử dụng máy nghiền ta cần quan tâm đến các tính chất sau đây của vật liệu nghiền:
* Độ bền: Độ bền của vật liệu đặc trưng cho khả năng chống phá hủy của chúng dưới tác dụng của ngoại lực. Độ bền được đặc trưng bằng giới hạn bền nén và giới hạn bền kéo.
* Các tính chất cơ bản của clanhke:
Clanhke là vật liệu cần được nghiền trong sản xuất xi măng, clanhke thường ở dạng hạt kích thước không đều, cấu trúc phức tạp (có nhiều khoáng ở dạng tinh thể và một số khoáng ở dạng vô định hình). Chất lượng của clanhke phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, hoá học và công nghệ sản xuất. Chất lượng của xi măng do chất lượng của clanhke cùng với công đoạn nghiền cuối quyết định.
Thành phần hoá học:
Thành phần hoá học của clanhke, biểu thị bằng hàm lượng () các oxit có trong clanhke, dao động trong giới hạn sau:
CaO : 63 66
SiO : 21 24
AL2O3 : 4 8%
Fe2O3 : 2 8%
Tổng số các ôxít chủ yếu này khoảng 95 97%.
Các ôxít khác (MgO, SO2, K2O ,TiO2 , P2O5 ) chiếm một tỉ lệ không lớn và ít nhiều đều có hại đến chất lượng của xi măng .
Thành phần hoá học của clanhke thay đổi thì tính chất của xi măng cũng thay đổi:
Ví dụ: Tăng CaO thì xi măng thường rắn nhanh, kém bền nước.
Tăng SiO2 thì ngược lại.
Trong quá trình nung đến nhiệt độ kết khối, các oxít chủ yếu kết hợp lại tạo thành các silicát, aluminat và các alumefeitcanxi ở dạng các khoáng có cấu trúc tinh thể, một số khác chuyển sang dạng vô định hình.
Thành phần khoáng vật:
Thành phần khoáng vật của clanhke bao gồm có 4 khoáng vật chính là:
Alit, Belit, Aluminatti canxi và Feroaluminat.
+Alít: 3CaO.SiO2 viết tắt là C3S chiếm khoảng (45 60%) là dung dịch rắn của silicát tricanxit và một lượng không lớn (2 4%) các oxít MgO, AL2O3, P2O5. và các tạp chất khác.
Các tạp chất này có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và tính chất của alit, Alit có thể kết tinh ở 6 dạng hình khác nhau.Trong clanhke tinh thể alit thường có hình 6 cạnh hay hình chữ nhật với kích thước 3 20 m.
Alít là khoáng quan trọng nhất trong clanhke , nó quyết định đến cường độ và các tính chất khác của xi măng.
+ Belit: 2CaO.SiO2 , viết tắt là C2S , nó là khoáng siliát quan trọng thứ hai , chiếm 20 30% trong clanhke. Nó rắn chắc chậm nhưng đạt cường độ cao ở tuổi muộn. Trong khoảng nhiệt độ từ nhiệt độ thường đến 15000C, belit có năm dạng tinh thể.
Tổng số hàm lượng silicát trong clanhke khoảng 75% , số còn lại (25%) là các khoáng nằm trong khoảng giữa alit và belit.
+Aluminat tricanxi: 3Ca.AL2O3, viết tắt là C3A, chiếm vào khoảng 412%.
ở nhiệt độ nung thích hợp tinh thể có dạng hình lập phương kích thước 1015m, khối lượng riêng 3,04 (g/cm3) tốc độ thuỷ hoá và rắn chắc rất nhanh, nhưng cường độ không lớn. Nó rất dễ bị ăn mòn sunfát, nên trong xi măng bền sunfát phải khống chế lượng C3A 5%.
+Feroaluminat tetra canxi: viết là 4CaO.AL2O3.Fe2O3 , viết tắt là C4AF, chiếm 10 12% có khối lượng riêng lớn nhất trong tất cả các khoáng của clanhke (3,77g/cm3). Nó là dung dịch rắn, C4AF có tốc độ rắn chắc trung gian giữa alit và belit, vì vậy không có ảnh hưởng lớn đến tốc độ rắn chắc và sự toả nhiệt của xi măng poóclăng.
* Độ giòn :
Đặc trưng cho khả năng bị phá huỷ của vật liệu dưới tác động của lực va đập. Vật liệu giòn có sự sai khác rất lớn giữa giới hạn bền nén và bền kéo. Xác định độ giòn bằng thiết bị thí nghiệm va đập. Dựa vào số lần va đập cần thiết để làm vỡ vật liệu người ta phân thành các loại sau:
Rất giòn : dưới 2 lần va đập
Giòn : 2 5 va đập
Dai : 5 10 lần va đập
Rất dai : 10 lần va đập
Khi làm việc với các vật liệu có độ giòn khác nhau thì chức năng của máy cũng thay đổi theo. Tính giòn tăng lên thì năng lượng nghiền giảm đi và năng suất tăng theo.
* Tính mòn :
Đặc trưng cho khả năng của vật liệu làm mòn bộ phận công tác làm việc.
* Phương pháp kiểm tra độ cứng của clanhke: (phục vụ cho giai đoạn nghiền thô).
Kiểm tra độ cứng của clanhke để chọn được thiết bị nghiền sơ bộ. Hiện nay chưa có tài liệu chính thức nào đề cập vấn đề này. Trong thực tế người ta có thể sử dụng phương pháp kiểm tra giống với kiểm tra bê tông gồm các bước sau:
+ Mẫu đã qua kho ủ để vôi hoá, dạng tồn tại là các tảng lớn và không được có vết nứt.
+ Tiến hành tạo mẫu hình lập phương có kích thước (70*70*70)mm sau khi đã làm nhẵn mặt mẫu. Mặt mẫu nhẵn để tránh ảnh hưởng của các yếu tố va đập và tập trung ứng suất.
+ Sử dụng máy nén tĩnh để đo, người ta tăng dần lực nén lên mẫu.
* Các kết quả thu được:

Mẫu Lực nén Pn,(MN) Diện tích tính toán F ,(m2) Độ bền nén ,(MN/m2)
1 1,26 0,0049 257,5
2 1,30 0,0049 265,5
3 1,05 0,0049 214,9
4 1,15 0,0049 235,3
5 1,25 0,0049 255,7
6 1,20 0,0049 245,7
Độ bền nén trung bình qua sáu lần thí nghiệm là:
bn= bn = 245,5 (MN/m2)
II.Công nghệ sản xuất xi măng và nghiền Clanhke xi măng:
II.1. Sản xuất xi măng theo phương pháp ướt:
Hiện nay đang có 2 phương pháp cơ bản để sản xuất xi măng Poóclăng. Một số nhà máy áp dụng như nhà máy Ching Fong - Hải Phòng , Bỉm Sơn, Hà Tiên 1. Đây là phương pháp sản xuất cho xi măng có chất lượng cao tuy nhiên thêm một công đoạn là nhào trộn sét đến một độ kết dính nhất định sau đó mới đem vào nung.
Phương pháp này không phải sấy đất và than, năng suất nghiền cao hơn và đặc biệt vì được nhào trộn do vậy dễ đồng nhất hỗn hợp.
Nhược điểm :
+ Do trộn ướt nên phải tiến hành làm khô nhiều lần.
+ Chiều dài lò nung dài hơn, lò nung theo phương pháp khô trong đó 1/2 chiều dài lò dùng để làm khô nhiên liệu .
+ Tiêu tốn nhiên liệu lớn: Nung clanke mất 1800 2000 cal/kg, gấp đôi phương pháp khô.
+ Tốn nhiều thiết bị, hiệu quả thấp.
cầu đề ra. Thêm vào đó việc gia công các chi tiết để thay thế khi máy gặp hỏng hóc gặp nhiều khó khăn hơn so với việc sử dụng các loại máy nhỏ hơn. Việc thiết kế máy nghiền má lắc phức tạp loại(150x750) mm có năng suất 9 m3/h nhằm khắc phục những nhược điểm của các máy hiện đang sử dụng ở các nhà máy.
Máy được thiết kế có kích thước gọn hơn các máy cũ. Mặt khác kết cấu thép cũng đơn giản hơn, các cụm của máy cũng được lựa chọn sử dụng đa dạng hơn phù hợp với điều kiện chế tạo và thay thế ở nước ta hiện nay. Trong quá trình làm việc tấm lát má nghiền là chi tiết dễ bị hỏng nhất do bị mài mòn, va đập nên hay phải thay thế. Nhằm sử dụng triệt để tấm lát, khi chế tạo ta chọn dạng đối xứng để dễ sử dụng và sử dụng được tiếp khi một đầu bị mòn bằng cách quay đầu trên xuống dưới.
Để các nhà máy xi măng lò đứng của các địa phương trong cả nước hiện nay đang hoạt động có hiệu qủa, tăng năng suất của nhà máy lên thì việc chế tạo loại máy nghiền má 9m3/h là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tại, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại máy đang sử dụng, do đó làm hạ giá thành sản phẩm và tăng chất lượng của sản phẩm.
Điều đó càng đúng hơn nữa trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta có khả năng gia công, chế tạo hoàn chỉnh toàn bộ các cơ cấu và chi tiết của máy, góp phần làm giảm số ngoại tệ để nhập khẩu các loại máy của nước ngoài và góp phần làm phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của đất nước.

CHƯƠNG III
KếT LUậN

Máy nghiền (150x750) mm là một máy phi tiêu chuẩn, việc tính toán các thông số cơ bản của buồng nghiền không áp dụng được các công thức kinh nghiệm, do vậy quá trình thiết kế em đề ra sáu phương án khảo sát ở dạng động học, động lực học nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các thông số hình học tới sự làm việc của máy và đặc biệt là năng suất máy cùng với công suất tiêu thụ, phản lực tại các khớp. Với chương trình ALASKA và sử dụng bảng tính Excel em đã xác định được bộ thông số hợp lý gần với máy tương tự hiện có, mặt khác cũng kết luận được thông số hình học kết cấu máy mà cụ thể là chiều dài thanh chống, độ cao của tâm quay má động so với điểm treo thanh chống, chiều dài tính từ điểm treo má động đến điểm tỳ thanh chống vào má động, chiều dài má động đã ảnh hưởng tới khoảng mở cũng như khoảng xả của cửa nạp và cửa xả, phản lực tại các khớp. Việc xác định góc anpha trung bình nhằm xác định năng suất máy, công suất tiêu thụ máy, vòng quay hợp lý đòi hỏi ta phải tính trung bình cho những vị trí khác nhau của điểm treo má động trong một chu kỳ nghiền. Phương án thiết kế đối với máy cỡ (150x750) mm đã trình bày ở phần tính toán là phương án đảm bảo được năng suất hợp lý ứng với mức tiêu thụ năng lượng hợp lý.
Như vậy, máy nghiền má (150x750) mm để nghiền clanhke mà đã trình bày khi tính toán khảo sát động học, động lực học bằng chương trình ALASKA trong đồ án này là có tính khả thi trong thực tế.




Tài liệu tham khảo

[1] MapmỷÍoB u gpyrue. Onpegeởeớue KoớcmpykmuBớỷx u mexớoởoóốữeckuừ napaỡempoB u pacữeT. MockBa – 1976.
[2] Bài tập chi tiết máy. Nhà xuất bản ĐH & THCN - 1969
[3] M.K. MopoầoB. MexaÍuìồủờợồ oọopygoBaHue ầaBogoB CọopHoro ặeậồỗoọemoHa. M – 1979.
[4] Nguyễn Trọng Hiệp Chi tiết máy T1+2 (1969).
[5] Lê Đỗ Dương - Giáo trình vật liệu xây dựng (ĐH&THCN – 1979).
[6] Lều Thọ Trình - Cơ học kết cấu (ĐH&THCN – 1969).
[7] Nguyễn Y Tô - Sức bền vật liệu (ĐH&THCN – 1979).
[8] Đỗ Văn Đào, Nguyễn Trọng Khưởng T2 - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá học – Nhà XB ĐHBKHN 1979.
[9] Sổ tay ổ lăn - Người dịch : Nguyễn Thanh Bình. – Nhà XBLĐ-1972.
[10] Hướng dẫn làm bài tập dung sai - ĐHBK – 1983.
[11] ÁỷxoBckuộ u gpyóốe. ọopoổớợ-Cmpoốmeởỹe Maứuớỷ u oọpygoBaHuÿ. M- 1967
[12] Á.õ.ấởóứàớửEB u gp. èÀỉẩÍÛ u ợọðúgoBaHuÿ gậò ùðouỗBogcmBa ựEọớuò, ópaBuò u ùECKA . M – 1976.
[13] KS. Đoàn Tài Ngọ (Chủ biên), TS. Nguyễn Thiệu Xuân, PGS. TS. Trần Văn Tuấn, KS. Nguyễn Thị Thanh Mai, THS. Nguyễn Kiếm Anh – Máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng – Nhà XBXD.


Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I:Tìm hiểu công nghệ sản xuất Clanhke bằng phương pháp lò đứng 2
I. Khái niệm chung về vật liệu nghiền - quá trình nghiền: 2
I.1. Quá trình nghiền: 2
I.2. Tính chất cơ bản của vật liệu nghiền: 2
II.Công nghệ sản xuất xi măng và nghiền Clanhke xi măng: 5
II.1. Sản xuất xi măng theo phương pháp ướt: 5
II. 2. Phương pháp khô: 6
II.3. Tạo clanhke trong lò quay: 6
III. Công nghệ sản xuất clanhke bằng phương pháp lò đứng: 7
IV.Chọn các phương án nghiền và các thiết bị kèm theo: 10
IV.1. Phương án nghiền: 10
IV.2. Phương án chọn máy: 10
Chương II: Thiết kế máy nghiền má có chuyển động lắc phức tạp 13
I. Giới thiệu máy thiết kế 13
II. Khảo sát tính chọn các thông số buồng nghiền: 15
II.1. Xác định góc kẹp đá. 17
II.2. Tính chọn và khảo sát các thông số buồng nghiền: 19
III. Chọn sơ đồ dẫn động máy: 61
IV.Thiết kế bộ truyền đai: 62
V. Tính bền các chi tiết cơ bản: 65
V.1. Tính bền má nghiền di động: 65
V.2. Tính toán cổ treo má di động: 67
V.3.Tính bền tấm lát nghiền: 69
V.4.Tính bền thanh chống: 70
V.5. Tính toán bánh đà máy nghiền : 72
V.6. Tính trục lệch tâm: 73
V.6.1.Xác định sơ bộ đường kính trục: 77
V.6.2.Tính chính xác trục: 77
V.7. Tính then truyền mômen giữa bánh đai và trục lệch tâm: 79
V.8. Tính chọn ổ đũa đỡ má di động và trục lệch tâm: 80
V.9.Tính cơ cấu căng: 81
V.10. Tính toán cơ cấu điều chỉnh cửa xả: 86
V.10.1.Tính bền nêm điều chỉnh ( con trượt): 87
V.10.2. Tính bền bulông điều chỉnh: 88
V.11.Tính chọn bulông nền: 90
V.12. Tính kiểm tra khung máy: 92
V.12.1. Tính kiểm tra khung máy: 93
V.12.2. Tính kiểm tra thành sau: 94
V.12.3. Kiểm tra mối hàn góc: 96
V.13. Tính cân bằng lực li tâm: 97
VI. Lắp ráp máy nghiền tại nhà máy: 99
VII. Bảo dưỡng máy nghiền má: 100
VIII. Sử dụng máy: 100
IX. Sửa chữa máy : 101
X. Hiệu quả kinh tế : 101
Chương III: Kết luận 103
Tài liệu tham khảo 104

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Bản vẽ
 
Last edited by a moderator:

thinhkhang

New Member
em chào ad, em muốn xin link tải tài liệu đồ án thiết kế máy đập má. em Thank ad
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top