rubiken87

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Bệnh đạo ôn hại lúa pyricularia oryzae





Trên vết bệnh, nấm bắt đầu sinh bào tử vào 6 ngày sau khi chủng. Tốc độ sinh sản gia tăng khi ẩm độ không khí gia tăng, nếu ẩm độ không khí dưới 93 %, nấm sẽ không sinh bào tử được. Một vết bệnh điển hình (mắt én) có thể sinh 2.000-6.000 bào tử/ngày, trong thời gian 14 ngày, cao điểm ở ngày 3-8 sau khi lộ vết bệnh ở lá và vào 10-20 ngày sau khi lộ vết bệnh ở gié. Bào tử sinh ra từ các lá bên trên có thể lây nhiễm vào gié ở giai đoạn trổ.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến kích thước vết bệnh và khả năng sinh bào tử. Vết bệnh có kích thước to nhất ở 25 °C và bào tử sinh sản nhiều nhất ở 20 °C. Ở nhiệt độ cao (32 °C), bào tử được sinh ra sớm đạt cao điểm nhưng sau đó lại giảm nhanh.
Việc sinh và phóng thích bào tử chủ yếu xảy ra vào ban đêm, nhất là từ 2-6 giờ sáng.
Bào tử muốn phóng thích được phải có nước hay có sương. Càng có nhiều giọt nước mưa trên lá bệnh hay khi thời gian sương mù càng kéo dài thì lượng bào tử được phóng thích càng cao. Khi được xử lý nước, hầu hết bào tử được phóng thích trong vòng 2 phút, nhất là trong 30 giây đầu tiên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới với sản lượng 4 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên cây lúa ngày càng và có nhiều biến đổi phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản lượng lúa gạo. Trong đó, bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại có ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới cũng như Việt Nam. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra.
Lịch sử nghiên cứu, phân bố địa lý và tác hại
Lịch sử nghiên cứu và Phân bố của bệnh đạo ôn
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae là một trong những bệnh hại quan trọng ở các nước trồng lúa trên thế giới ( Ou, 1985). Bệnh chính thức được phát hiện ở Ý vào năm 1560. Sau đó bệnh được quan sát thấy ở các nước Châu Á như Trung Quốc 1637, Nhật Bản 1760, Ấn Độ 1913 , , các nước Trung Á, Tây Á; ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần dảo Antin; ở Châu Âu: Yas, Bungari, Rumani, Bồ Đào Nha, Liên Xô,…
Đến nay, bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại phổ biến trên lúa, có lịch sử xuất hiện rất lâu đời. Đây là loại bệnh phổ biến, phạm vi phân bố rộng, chúng xuất hiện gây hại ở trên 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới bao gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi… Đã có rất nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước nghiên cứu về loại bệnh này.
Tại Việt Nam bệnh đạo ôn được biết đến từ lâu với tên gọi là bệnh tiêm lụi hay bệnh cháy lá lúa. Năm 1921, F. Vincens đã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở các tỉnh phía Nam. Sau đó đến năm 1951, Roger cũng đã thấy bệnh xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc. Tại đồng bằng song Cửu Long hang năm thường có hai cao điểm của bệnh vào các tháng 11 -12 dương lịch và tháng 5-6 dương lịch. Các tỉnh Tiền Gian, An Giang, Cần thơ là những nơi thường có bệnh.
Tác hại
Bệnh đạo ôn được coi là một trong những bệnh chính gây hại nghiêm trọng đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa. Bệnh phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa và có thể gây thành dịch trong những điều kiện thuận lợi ở nhiều quốc gia. Mức độ thiệt hại năng suất lúa do bệnh đạo ôn gây ra đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Theo Padmandhan, (1965), khi lúa bị đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể giảm từ 0,7 – 17,4 % tùy thuộc vào nhiều nhân tố có liên quan khác.
Ở Liên Xô trong các thí nghiệm xác định tác hại của bệnh đạo ôn Potkin, 1983 cũng thấy ở các mức độ bị bệnh với chỉ số cấp bệnh : 0%, 25%, 33%, 42%, 63%, 75%, 100%, đã làm giảm năng suất ở mức độ 0 – 22% đối với dạng đạo ôn lá, từ 0 – 64% đối với đạo ôn đốt thân, từ 0- 78 % đối với đạo ôn cổ bông.
Ở Nhật Bản từ năm 1953 – 1960, hàng năm thiệt hại bình quân 2,89% tổng sản lượng lúa, mặc dù đã có sự nỗ lực sử dụng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh. Năm 1988 dịch bệnh đạo ôn gây thiệt hại nặng ở vùng duyên hải phía bắc Nhật Bản, tổng sản lượng lúa bị thiệt hại của quận Fukushima là 24%, có những nơi thiệt hại lên tới 90%.
Ở Philippin năm 1962 và năm 1963 năng suất lúa bị giảm do bệnh đạo ôn gây ra ước tính là 90% ở một số nơi, từ 50% - 60% ở tỉnh Bicol và tỉnh Leyte
Ở Nam Triều tiên năm 1989 cũng có báo thiệt hại về sản lượng lúa do bênh đạo ôn gây ra là 4,2% năm 1978 và 3,9% năm 1980.
Tại Việt Nam, năm 1956 người ta phát hiện ở một trong các khu vực lúa của nông trường Đồng Giao bệnh đạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa, sau đó bệnh gây hại nhiều ở các khu vực khác. Có thể nói những năm 1956 đến 1962 là thời kỳ bệnh đạo ôn phát sinh thành dịch ở miền Bắc nước ta, từ năm 1976 đến nay bệnh đạo ôn đã gây thành dịch hại ở nhiều vùng trọng điểm thâm canh lúa thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh duyên hải miền Trung và cả Tây Nguyên, một số vùng trung du miền núi phía bắc trên các giống lúa mẫn cảm. Vụ đông xuân năm 1979 có trên 15.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn, vụ xuân năm 1982 có trên 80.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn, vụ chiêm xuân năm 1985 có trên 160.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ xuân năm 1997 có trên 150.000 ha lúa bị nhiếm đạo ôn, năm 2001 bệnh đạo ôn lá là 336.370 ha chiếm khoảng 4,56% diện tích gieo cấy, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích bị lụi là 62,4 ha. Năm 2007, cả nước có 188.711 ha lúa bị nhiễm đạo ôn lá trong đó có 10.312 ha bị nhiễm nặng. Diện tích bị nhiễm đạo ôn cổ bông là 39.552 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.350 ha và diện tích bị giảm năng suất trên 70% là 33 ha. Như vậy, ta thấy các đợt dịch đạo ôn có xu hướng gây hại ngày càng tăng mạnh trên quy mô diện tích ngày càng lớn.
Triệu chứng bệnh
Bệnh đạo ôn có thể gây hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Theo Peresipkin V.Ph (1974), triệu chứng bệnh được chia làm ba dạng là đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân và đạo ôn cổ bông. Boman J.M, Vergel de Dios, T.I, Khin. M.M (1986) và Torres C.Q (1986) căn cứ vào tính chất và vị trí bộ phận bị nhiễm chia bệnh làm 4 dạng là đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn đốt thân và đạo ôn cổ bông
Bệnh trên mạ
Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ sau tạo thành hình thoi nhỏ hay dạng tương tự hình thoi, màu nâu hay nâu vàng. Khi bệnh nặng, từng đám vết bệnh kế tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khô hay chết.
Bệnh trên lúa
Đạo ôn lá
Trên lá, đặc điểm của vết bệnh có thể thay đổi theo tuổi cây, điều kiện thời tiết và tính nhiễm của giống.
Trên các giống nhiễm, vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước, nhỏ, màu xám xanh. Vết bệnh sau đó lan ra, tạo vết bệnh to, hình thoi, màu nâu nhạt, có khi có quàng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám. Kích thước vết bệnh ( 1-1,5 cm x 0,3 – 0,5cm). Trong điều kiện ẩm ướt, dinh dưỡng đạm quá nhiều, các giống nhiễm xuất hiện vết bệnh cấp tính hình tròn hay hình bầu dục, nâu xanh tái do đài và bào tử nấm phát triển trên đó, dạng thấm nước, về sau cũng chuyển thành dạng mãn tính điển hình.
Trên các giống kháng, vết bệnh là những chấm nhỏ hình dạng không đặc trưng. Tùy thuộc vào mức độ kháng của giống lúa mà vết bệnh có kích thước khác nhau: trên giống kháng mạnh, vết bệnh là những đốm nâu nhỏ có kích thước từ bằng đầu kim đến 1 – 2 mm; ở các giống kháng vừa, vết bệnh có hình tròn hay trứng, tâm sáng trắng, viền nâu, kích thước 2-3 m m.
Nhiễm nặng và sớm lúa có thể bị lùn, nhiều vết bệnh trên lá liên kết với nhau làm cháy lá.
Đạo ôn cổ lá
Vết bệnh hình khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá.
Từ cổ lá bệnh lan ra bẹ lá và phiến lá làm lá lúa khô lụi và gãy gục.
Đạo ôn đốt thân
Lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một vành tròn bao quanh đốt thân làm cho thân lõm tóp lại, màu đen.
Khi trời mưa ẩm thân mềm nhũn dễ bị gãy gập khi gặp mưa giông, gió.
Đạo ôn cổ bông và gié lúa
Trên cổ bông, gié lúa vết bệnh ban đầu là đốm nhỏ, sau lan ra theo chiều dài làm cả đoạn cổ bông có màu nâu xám, khô tóp.
Nếu nhiễm bệnh sớm ( ngay sau trỗ) làm cho toàn bộ bông lúa bị lép trắng; nhiễm bệnh muộn ( vào thời kỳ làm hạt – chín ) gây ra hiện tượng bông lúa nhỏ, có nhiều hạt lép lửng, dễ gãy, gié lúa dễ rụng dẫn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Nghiên cứu tạo cây lúa chuyển gen Chitinase kháng bệnh đạo ôn nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu chẩn đoán và hiệu quả điều trị của gynoflor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại bệnh viện phụ sản trung ương Y dược 0
A Nấm âm đạo, căn bệnh nguy hiểm chị em cần chú ý Thị trường, Mua bán 0
S Lãnh đạo nhóm làm việc tại dự án XHH TTYHHN$UB bệnh viện Bạch Mai của công ty MED- AID Tài liệu chưa phân loại 0
O Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo trước tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2008 – 201 Tài liệu chưa phân loại 0
A Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí ở những sản phụ rau tiền đạo được mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ s Tài liệu chưa phân loại 0
L Xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
G Nhạy cảm với kháng sinh của các chủng nắm candida ở bệnh nhân viêm âm đạo Tài liệu chưa phân loại 2
A Đánh giá kết quả phẫu thuật đóng rò bàng quang âm đạo sau can thiệp sản phụ khoa tại Bệnh viện Việt Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiªn cøu chẩn đoán và hiệu quả điều trị của Gynoflor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại Bệnh vi Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top