bongchay

New Member

Download miễn phí Cẩm nang nuôi tôm chân trắng





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU Trang 5
1. MỘT SỐQUY ĐỊNH CỦA BỘNÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT VỀNUÔI TÔM CHÂN TRẮNG ỞVIỆT NAM
1.1. Yêu cầu chung đối với vùng nuôi và phòng trừdịch bệnh6
1.2. Các bệnh trên tôm chân trắng phải công bốdịch7
1.3. Trách nhiệm của chủcơsởnuôi trong phòng chống dịch7
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀTÔM CHÂN TRẮNG
2.1. Phân loại 8
2.2. Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống 9
2.3. Đặc điểm dinh dưỡng và khảnăng tăng trưởng 10
3. KỸTHUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG
3.1. Chọn địa điểm 11
3.2. Xây dựng hệthống nuôi 11
3.3. Chuẩn bịao nuôi 13
3.4. Thảgiống 15
3.5. Cho ăn và quản lý thức ăn 15
3.6. Quản lý môi trường 16
3.7. Quản lý sức khỏe 18
4 Cẩm nang nuôi tôm chân trắng Cẩm nang nuôi tôm chân trắng
3.8. Sửdụng và quản lý thuốc, hóa chất 20
3.9. Thu hoạch và xửlý 20
4. MỘT SỐBỆNH THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỊ
4.1. Bệnh do virut 21
4.1.1. Hội chứng Taura 21
4.1.2. Bệnh đốm trắng 22
4.1.3. Bệnh hoại tửcơquan tạo máu 22
4.2. Bệnh do vi khuẩn 23
5. THÔNG TIN KHÁC CẦN BIẾT 25-30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hội chứng Taura khi bùng phát thành dịch bệnh sẽ làm tổn hại
đến các loài tôm bản địa và gây mất cân bằng sinh thái. Vì
thế, để cung cấp thêm thông tin cho người nuôi, nhằm trang
bị những hiểu biết cần thiết, hướng tới sản xuất đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường
và bảo vệ lợi ích của người nuôi, góp phần phát triển nuôi bền
vững, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM biên soạn cẩm nang
NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei).
Thay mặt Ban biên tập, chúng tui xin chân thành cảm
ơn và mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp quý báu
của các cơ quan chuyên môn, người sản xuất và bà con nông
dân, để tiếp tục bổ sung cho tài liệu hoàn chỉnh hơn.
TS. Trần Viết Mỹ
6 Cẩm nang nuôi tôm chân trắng
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ 1.
PTNT VỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG Ở VIỆT NAM
Để hạn chế những rủi ro và nguy cơ dịch bệnh nhằm
hướng tới phát triển nuôi tôm chân trắng bền vững, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số văn bản
quy định cho việc nuôi tôm chân trắng. Trong đó, người nuôi
cần biết các thông tin sau:
Yêu cầu chung đối với vùng nuôi và phòng trừ dịch 1.1.
bệnh (Theo điều 7 và 8, chương III, quyết định 456/QĐ-
BNN-NTTS)
Đối với các tỉnh Nam Bộ (Đông Nam bộ và Đồng -
bằng sông Cửu Long) chỉ được nuôi tôm chân trắng theo
hình thức thâm canh và nuôi trong vùng được quy hoạch.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận được nuôi -
tôm chân trắng theo nhu cầu của các nhà đầu tư và nằm
trong vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương.
Các cơ sở nuôi tôm chân trắng phải quản lý không -
được để tôm thoát ra môi trường nước xung quanh.
Hệ thống cấp và thoát nước trong cơ sở nuôi tôm chân -
trắng phải được bố trí riêng rẽ để tránh gây ô nhiễm.
Các cơ sở nuôi tôm chân trắng thâm canh (kể từ Quảng -
Ninh đến Đồng bằng sông Cửu Long) thực hiện đúng Tiêu
chuẩn ngành 28 TCN 191: 2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh, dịch là chính, -
vệ sinh khử trùng đối với người và phương tiện trước khi vào
khu sản xuất. Xử lý hệ thống ao/đầm, công cụ sản xuất sau
mỗi đợt thu hoạch và sau khi dập dịch.
7Cẩm nang nuôi tôm chân trắng
Cơ sở sản xuất phải phối hợp với các cơ quan chức -
năng, tạo mọi điều kiện để các cơ quan chức năng thực hiện
phòng chống dịch.
Bảo quản, sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học, thức ăn -
theo quy định.
Chủ đầu tư nuôi tôm chân trắng phải chấp hành sự -
giám sát và kiểm tra của các cơ quan quản lý, cơ quan thú y
địa phương và Trung ương về phòng trừ dịch bệnh.
Các bệnh trên tôm chân trắng phải công bố dịch1.2.
Theo Thông tư 39/2009/TT-BNNPTNT, Tôm chân
trắng (P. vannamei) có các bệnh khi bùng phát trên diện rộng
phải công bố dịch bao gồm:
Bệnh đốm trắng (White spot disease), tác nhân gây -
bệnh là White spot syndrome virus (WSSV);
Bệnh đầu vàng (Yellow head disease), tác nhân gây -
bệnh là Yellowhead virus (YHV);
Hội chứng Taura (Taura syndrome), tác nhân gây bệnh -
là Taura syndrome virus (TSV).
Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi trong phòng chống 1.3.
dịch (Theo thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT)
Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các cơ quan chức -
năng trong việc thiết kế hệ thống nuôi, áp dụng quy trình
kỹ thuật, mùa vụ nuôi và biện pháp phòng chống dịch bệnh,
đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong phòng chống dịch bệnh,
bảo vệ môi trường và giảm thiểu các chất độc hại cho thủy
sản nuôi.
Chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, -
kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu
8 Cẩm nang nuôi tôm chân trắng
hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố,
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được -
chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Chủ cơ sở nuôi khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm -
bệnh hay chết bất thường phải báo ngay cho cán bộ thú y
xã, huyện/trạm Thú y huyện.
Chấp hành các quy định về kiểm dịch, báo cáo dịch -
bệnh, thiết lập và lưu trữ các loại hồ sơ liên quan tới con
giống; thức ăn; thuốc thú y; cải tạo ao đầm; chăm sóc; quản
lý thủy sản; xử lý chất thải (nước thải, bùn thải và rác thải)
theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu -
kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh.
Được tham gia các khóa tập huấn về phòng chống dịch -
bệnh thủy sản, kỹ thuật nuôi do các cơ quan quản lý tổ chức.
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TÔM CHÂN 2.
TRẮNG
Phân loại2.1.
Ngành: - Arthropoda (Chân khớp)
Lớp: - Crustacea (Giáp xác)
Bộ: - Decapoda (Mười chân)
Họ: - Penaeidae (Tôm he)
Giống: - Litopenaeus
Loài: - Litopenaeus vannamei Boone, 1931 hay Penaeus
vannamei Boone, 1931
Tên tiếng Anh: White leg shrimp-
9Cẩm nang nuôi tôm chân trắng
Tên tiếng Việt: Tôm bạc Thái Bình Dương, Tôm -
chân trắng (theo FAO), ở Việt Nam thường gọi là Tôm chân
trắng.
Đặc điểm sinh thái và tập tính sống2.2.
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng -
thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ.
Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45 %+ 0 ,
thích hợp: 7 – 34 %0 và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10
– 15 %0 . Vì thế, tôm chân trắng được xem là ứng cử viên sáng
giá cho nuôi thủy sản nội địa.
Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng +
về nhiệt độ (15 – 330C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho
sự phát triển của tôm là 23 – 300C. Nhiệt độ tối ưu cho tôm
lúc nhỏ (1g) là 300C và cho tôm lớn (12 – 18g) là 270C. Tuy
nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với
các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura.
Trong vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng ở nơi có đáy -
cát bùn, độ sâu < 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống
ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng cửa sông
- nơi giàu chất dinh dưỡng.
Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, kiếm ăn vào ban -
đêm. Trong điều kiện thí nghiệm, ít thấy tôm ăn thịt lẫn
nhau.
Đặc điểm dinh dưỡng và khả năng tăng trưởng2.3.
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ -
thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được
nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã
hữu cơ đến các động thực vật thủy sinh.
10 Cẩm nang nuôi tôm chân trắng
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm -
chân trắng (20 – 35%), thấp hơn so với các loài tôm nuôi
cùng họ khác (36 – 42%)
Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất cao, trong -
điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
dao động từ 1,1 – 1,3.
Tôm chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa -
2 lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1
tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo
tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5
tuần tôm lột xác 1 lần.
Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện -
nuôi, với môi trường sinh thái phù hợp, tôm có khả năng đạt
8 - 10g trong 60 - 80 ngày, hay đạt 35 - 40g trong khoảng
180 n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top