Canary_7

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân cùng kiệt ở Đắc Lắc





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI 3
I-/ QUAN NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI. 3
1-/ Quan niệm và tiêu chuẩn phân định nghèo đói. 3
2-/ Tính chất tương đối của các quan niệm nghèo đói. 7
II-/ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI, GIẢI PHÁP KINH NGHIỆM. 8
1-/ Thực trạng và nguyên nhân. 8
2-/ Kinh nghiệm giải quyết nghèo khổ của tổ chức Liên hiệp quốc và một số nước
vùng Đông Nam Á. 11
III-/ NGHÈO ĐÓI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG
NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM. 13
1-/ Thực trạng và nguyên nhân. 13
2-/ Chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC 18
I-/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG. 18
1-/ Đặc điểm tự nhiên: 18
2-/ Đặc điểm kinh tế xã hội. 18
3-/ Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển sản xuất của
các hộ nông dân. 22
II-/ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO Ở ĐẮC LẮC. 23
1-/ Thực trạng sản xuất của các hộ nông dân trong tỉnh. 23
2-/ Sự phân hoá mức sống trong các hộ nông dân ở Đắc Lắc. 23
3-/ Đời sống vật chất, tinh thần của cán hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc. 24
4-/ Những chương trình và giải pháp phát triển hộ nghèo đã được thực hiện
ở Đắc Lắc. 25
5-/ Những thành công và tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình, giải pháp
phát triển sản xuất của các hộ nông dân tỉnh Đắc Lắc. 27
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC 28
I-/ QUAN ĐIỂM CHUNG. 28
1-/ Phát triển sản xuất của hộ nông dân nghèo tỉnh Đắc Lắc là nhiệm vụ kinh tế
xã hội trước mắt và lâu dài. 28
2-/ Kết hợp một cách hài hoà sự vận động nội sinh và ngoại lực hỗ trợ để tạo điều kiện cho nông dân nghèo nâng cao thu nhập. 29
3-/ Phát triển sản xuất phải gắn liền với nâng cao dân trí, sức khoẻ và việc làm
lành mạnh xã hội. 31
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA
HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC. 32
1-/ Phương hướng. 32
2-/ Mục tiêu: 33
III-/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC. 34
1-/ Giải pháp về đất đai. 34
2-/ Các giải pháp về vốn: 35
3-/ Mở rộng phạm vi miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng. 37
4-/ Xây dựng chính sách trợ giá đối với một số nông sản phẩm hàng hoá cho tất
cả các thành phần kinh tế. 37
5-/ Phát triển chương trình y tế giáo dục văn hoá xã hội ở nông thôn. 38
6-/ Xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là yếu tố mở đầu thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội. 39
7-/ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể từ cơ sở là yếu tố góp phần quyết định vào sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Đắc Lắc. 39
8-/ Ứng dụng khoa học vào khuyến nông. 40
9-/ Giải pháp về thị trường. 41
10-/ Tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp. 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n nhất trong cả nước.
Cà phê đã trở thành cây hàng hoá chủ lực không chỉ ở Đắc Lắc mà trong cả nước, nhiệt độ trung bình trong năm trên 210C còn chế độ mưa, nắng phân biệt rõ rệt.
Đắc Lắc là vùng có lợi thế so sánh tuyệt đối với các vùng khác về tiềm năng, đây là vùng đất hứa hẹn.
2-/ Đặc điểm kinh tế xã hội.
a. Xã hội.
Đắc Lắc là một địa bàn rộng lớn, mật độ dân số trung bình hiện nay là 54 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, trong đó dân tộc kinh chiếm 60,1% và các dân tộc ít người 39,9% và các dân tộc khác khoảng 150 ngàn người, đời sống của đồng bào quá thấp, một phần do thủ tục lạc hậu, phần do dân trí thấp. Theo số liệu của Uỷ ban dân tộc miền núi về phân bố theo thu nhập năm 1994 của các đồng bào dân tộc Đắc Lắc.
- Số hộ giàu : 5.000 hộ chiếm 3,1%
- Số hộ khá : 50.000 hộ chiếm 31,8%.
- Số hộ trung bình : 62.000 hộ chiếm 39,5%.
- Số hộ nghèo : 40.000 hộ chiếm 25,6%.
Hiện nay còn 250 xã và 250 buôn làng với 23 nghìn hộ, khoảng 150 ngàn người sống ở các vùng sâu, vùng xa, khoảng 75% số hộ này có thu nhập bình quân dưới 25.000đ/tháng/người.
b. Kinh tế.
Mặc dù Đắc Lắc là vùng có tiềm năng nhưng tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, nhìn chung đời sống nông dân Đắc Lắc vẫn còn nghèo, trừ một số nông dân ở vùng có sản xuất hàng hoá tập trung như cà phê, dâu tằm, đậu đỏ có thu nhập bình quân cao, còn đại bộ phận nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu cách đốt nương làm rẫy là phổ biến có thu nhập bình quân thấp, thu nhập bình quân đầu người ở Đắc Lắc khoảng 100 USD, về cơ cấu kinh tế của vùng, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng chiếm 71% tổng thu nhập toàn vùng, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông sản chiếm 13% còn lại là các ngành dịch vụ buôn bán nhỏ và chế biến khoảng 16%.
Tốc độ tăng GDP của Đắc Lắc chỉ đạt 3,8% trong khi đó cả nước đạt trên 8%. Số hộ cùng kiệt ở Đắc Lắc chiếm 32% cao hơn 4,5% so với mức bình quân chung của cả nước, những năm gần đây do chính sách đổi mới nông thôn Đắc Lắc đã có tiến bộ hơn, số hộ cùng kiệt ở nông thôn giảm từ 41% (1991) xuống còn 32% năm (1995) số hộ giầu mỗi năm tăng từ 1,2-1,7%.
Trong tổng số hộ nông dân Đắc Lắc sống ở vùng nông thôn có tới 91% số hộ nông dân thu từ nông lâm nghiệp, 1,7% số hộ tự chế biến nông sản và 7,3% số hộ tự mua bán nhỏ, có thể nói rằng, cơ cấu kinh tế dân số và việc làm ở nông thôn Tây Nguyên chủ yếu vẫn là thuần nông.
* Kết cấu hạ tầng:
- Nông thôn Đắc Lắc có khoảng 6% nhà ở kiên cố, 47% nhà dạng bán kiên cố và 47% nhà tranh, tre, nứa lá có khoảng 35% số nhà của nông dân ở bám theo quốc lộ và đường huyện xã, hầu hết các hộ nông dân ở Đắc Lắc rất đông con, có hộ trên chín người con số hộ có 3-5 con chiếm 50%, 6-8 con chiếm 32% chính vì vậy bình quân diện tích nhà ở rất thấp.
- Điện thắp sáng: mặc dù có trục đường điện cao thế 500Kv chạy qua vùng, tuy nhiên thiếu cơ sở hạ áp và đường dây hạ thế nên tới nay có hơn 45 xã trên 55 xã có điện về đến trung tâm xã nhưng số hộ dùng điện chỉ chiếm 25%.
- Giao thông nông thôn: giao thông nông thôn chủ yếu là đường liên huyện, liên xã, tổng số đường huyện xã có khoảng 3.890 km trong đó có 130 km loại khá 764km đường loại trung bình và 2.086km đường loại xấu và rất xấu, trong 55 xã có 49 xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã, còn khoảng hơn 6 xã chỉ có thể đi vào được mùa khô.
- Thuỷ lợi: do điều kiện địa hình phức tạp, cho nên rất khó xây dựng công trình thuỷ lợi, hiện nay toàn vùng có 300 công trình trong đó có 225 hồ đập, trạm bơm lớn số còn lại công trình trạm, diện tích tưới có khoảng 3,6 vạn ha trong đó có 2,6 vạn ha là lúa mầu, 1 vạn ha là cây công nghiệp, việc sử dụng nước ngầm tưới cây công nghiệp đã và đang phát triển ở Đắc Lắc.
- Văn hoá giáo dục: có 100% xã có trường cấp I gần 52% số xã có trường cấp II và rất ít xã có trường mẫu giáo nhà trẻ, trường cấp I, II chủ yếu làm bằng tranh, tre nứa lá hay cấp IV, chất lượng trường học và phương tiện giảng dạy thấp.
- Y tế: các bệnh ỉa chảy, bướu cổ, sốt rét vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng, có 83% số xã có trạm xá, nhưng trạm xá ở một số xã chỉ là nhà tạm, nhiều trạm xá xuống cấp nghiêm trọng, song vẫn chưa được đầu tư sửa chữa, thuốc chữa bệnh thiếu trầm trọng, số lượng y bác sỹ, y tá thiếu cả số lượng và chất lượng, khoảng cách từ các bản làng đến các trạm xá hay trung tâm y tế rất xa, trong khi đó mạng lưới y tế ở nông thôn kém phát triển, do đó số người được chăm sóc sức khoẻ cũng rất hạn chế, toàn vùng mới khám và chữa bệnh được khoảng 25% còn 75% tự chữa bệnh kho ốm đau.
- Vệ sinh nông thôn: hầu như nông thôn sử dụng nước sông suối, ao hồ để phục vụ sinh hoạt, một số nơi là thượng nguồn của các sông suối vẫn còn bị ảnh hưởng chất độc hoá học, vì vậy chất lượng nước không đảm bảo, chỉ có khoảng dưới 10% số hộ gia đình nông dân có công trình vệ sinh đảm bảo chất lượng.
- Môi trường: theo kết quả nghiên cứu điều tra năm 1993 vùng Đắc Lắc hiện còn 2,76 triệu ha rừng với trữ lượng 238,9 triệu m3 gỗ là vùng còn nhiều rừng nhất của cả nước, rừng Đắc Lắc đã và đang suy giảm đáng kể cả diện tích và trữ lượng, trong 15 năm qua, rừng lá rộng vùng Đắc Lắc giảm 15%, tốc độ mất rừng hàng năm là 33 ngàn ha, đường kính khai thác gỗ bình quân ngày càng giảm từ 50-60cm, nay chỉ còn 30-40 cm tình hình thoái hoá đất đai khá phổ biến, hiện nay đất trống đồi núi trọc toàn vùng là 0,9 triệu ha chiếm 15% diện tích tự nhiên. Riêng đất bazan có tới 52% bị thoái hoá, trong đó có 21% bị thoái hoá nặng nề.
* Ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp của Đắc Lắc còn rất nhỏ bé, lao động trong ngành công nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Giá trị GDP lao động công nghiệp tạo ra 1.97 triệu đồng/người/năm, gấp 2,8 lần trong lao động nông nghiệp nhưng chỉ bằng 31% GDP lao động công nghiệp toàn quốc. Sự kém coi trọng sản xuất công nghiệp, do nhiều nguyên nhân gây ra như đầu tư cho công nghiệp thấp, không có ngành công nghiệp chủ lực, thiết bị, máy móc vật tư cũ lạc hậu, không có công nhân có trình độ tay nghề cao, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả do không có trình độ chuyên môn trong quản lý.
* Ngành nông lâm nghiệp:
Nông lâm là ngành kinh tế chủ yếu của vùng, tốc độ phát triển GDP của nông lâm thời kỳ 1990-1992 là 4,32%/năm cao hơn tốc độ phát triển GDP của nông lâm toàn quốc, đạt được tốc độ này là do thế mạnh cây công nghiệp của Đắc Lắc, chủ yếu là cây cà phê.
Nhìn chung ngành nông lâm của tỉnh hiệu quả đạt được vẫn còn thấp, hầu hết các cây trồng vật nuôi đều thấp hơn mức bình quân trong cả nước.
* Ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ của Đắc Lắc còn rất nhỏ bé về qui mô, số lượng, chất lượng, vì vậy doanh thu đạt được còn thấp so với các vùng khác trong cả nước.
3-/ Những thuận lợi và khó khăn đối với việc p...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top