Download miễn phí Đề tài Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng





Những thành quả đạt được tại các địa phương: sau 3 tháng nuôi thả, năng suất bình
quân đạt từ 10-12 tấn/ha, với giá bán 60.000-65.000 đồng/kg (loại 70-75 con/kg), tính ra
mỗi halợi nhuận khoảng 250 triệu đồng, cao hơn nhiều so với tômsú. Tômthẻ chân
trắngcó ưu thế là thời gian nuôi ngắn hơn, tômphát triển đồng đều, sử dụng nguồn thức
ăn cho tômít hơn và giá cao hơn tômsú khoảng 5%. Tuy nhiên, qui trình kỹ thuật nuôi
tômthẻ chân trắngđược thực hiện nghiêm ngặt hơn so với nuôi tômsú, nhất là khâu xử
lý ao nuôi, môi trường nước và nhiều yếu tố khác có liên quan quá trình phát triển của
con tôm. Một khó khăn nữa là tômgiống phải nhập về từ các tỉnh miền Trung với giá
thành cao tù 50-55 đồng/con. Còn muốn sản xuất tômgiống thì các doanh nghiệp lớn, có
công nghệ cao mới có thể sản xuất được và phải nhập giống bố mẹ từ nước ngoài về.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, kích cỡ tôm phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều kiện để tct lên ngôi.
Trong khi đó, giai đoạn từ 2001 đến 2006, trong khi tôm sú duy trì ở một sản lượng
nhất định, thì ở châu Á , sản lượng tôm chân trắng nhảy vọt lên từ 1,5 – 1,6 triệu tấn và
ước đoán đạt 1,8 triệu tấn vào năm 2009.
1. Tình hình năm 2007:
Năm 2007, nhiều hộ nuôi tôm sú đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm chân trắng vì
nhu cầu thực tế thị trường lúc bấy giờ. Thị trường đã ưu chuộng loại tôm chân trắng
khiến tình hình xuất khẩu tôm sú gặp khó.
Tổng sản lượng nuôi tôm trên toàn thế giới năm 2007 đạt khoảng 3,3 triệu tấn, trong
đó, tct chiếm khoảng 63%. Ngay tại châu Á, “quê nhà” của tôm sú, trong tổng sản lượng
tôm năm 2007 ước tính khoảng 2,65 triệu tấn thì tôm chân trắng cũng chiếm tới 57%,
riêng Trung Quốc tôm chân trắng chiếm gần 80% trong tổng sản lượng 1 triệu tấn của
nước này.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 4
Bài báo cáo của TS. James Anderson trong hội nghị dự báo toàn cầu cho lãnh đạo
nuôi trồng thủy sản tháng 11/2007 tại Tây Ban Nha nêu rõ tổng sản lượng tôm nuôi toàn
cầu tăng trưởng chủ yếu do sự gia tăng mạnh mẽ của sản lượng tôm chân trắng, loài tôm
có nguồn gốc Nam Mỹ được đưa vào nuôi tại các nước châu Á từ năm 2001. Với những
tiến bộ vượt bậc tại châu Á, tôm chân trắng đang và sẽ quyết định thị trường tôm toàn
cầu trong những năm sắp tới.
Thế nhưng, chúng ta đã đi chậm sau Thái Lan về tôm thẻ chân trắng. Năm 2000,
nước này chuyển mạnh từ tôm sú sang tôm chân trắng, năm 2001 đã đạt thành công và
đến nay tôm chân trắng chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của Thái Lan. Hiện công
nghệ nuôi tôm chân trắng của nước này đã tiến rất xa.
Còn tại Việt Nam, vào năm 2007, đã có thông tin cho rằng Bộ Thủy sản (củ) đã ra
quyết định cấm nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân
của lệnh cấm này đó là vào khoảng năm 2003, một vài tỉnh miền Trung và Công ty
Duyên Hải (tỉnh Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng. Ở miền Trung, kết
quả thử nghiệm tương đối khá, nông dân thu được lợi nhuận, nhưng ở Bạc Liêu thì thất
bại. Sau này, nguyên nhân mới xác định là do Công ty Duyên Hải nhập giống kém chất
lượng và không vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.
Cùng thời điểm đó, dư luận (cả một số nhà khoa học) cho rằng tôm thẻ này là nguyên
nhân lan truyền bệnh Taura. Từ chuyện Bạc Liêu nuôi không thành công và những lo
lắng về mầm bệnh trên tôm thẻ chân trắng, nên vào khoảng năm 2004, Bộ Thủy sản đã
quyết định cấm- kể cả nuôi thử nghiệm giống tôm này ở ĐBSCL, do sợ ảnh hưởng tôm
sú.
Sau khi có lệnh cấm, Bộ Thủy sản đã tổ chức hai hội thảo về con tôm này, nhưng ý
kiến “bênh” cũng như “chống” vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng sau đó, báo chí lại đưa tin Bộ Thủy sản không cấm mà chỉ có chỉ thị yêu cầu
nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú riêng biệt, không được nuôi chung vì dễ lây lan dịch
bệnh.
Từ những tin tức không thiết thực như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư nuôi
tct của người dân. Họ đã không dám mạnh dạng phát triển các mô hình nuôi có thể đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng-Phó Chủ tịch VASEP, Việt Nam
càng lừng chừng với con tôm thẻ chân trắng bao nhiêu, Thái Lan càng mừng thầm trong
bụng vì như vậy họ bớt đi một đối thủ vô cùng tiềm năng. Ông Dũng nói thẳng những
bức xúc của mình về vấn đề tôm thẻ chân trắng: “Đầu tiên phải đặt câu hỏi là tại sao lại
có chủ trương nuôi một con mà không nuôi đồng thời cả hai con (tôm sú và tôm thẻ chân
trắng). Giữa hai con đó không nên chọn một, thay vào đó chọn cả hai có hay hơn không.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 5
Trong ngành nông nghiệp còn có chủ trương đa cây, đa con cơ mà. Nói tóm lại chúng ta
không nên độc canh, một khi thế giới thay đổi khẩu vị chúng ta sẽ trở tay không kịp”.
Năm 2007, một vấn đề khác đã khiến giới khoa học cũng như quản lý thủy sản nước
ta e ngại là khả năng lây bệnh Taura của tôm chân trắng sang tôm sú cũng được ông
Dũng thông tin: “Hiện tôm chân trắng, nước ngoài đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch
bệnh còn tôm sú thì chưa. tui không hiểu sao lại có ý kiến cho rằng tôm chân trắng lây
bệnh sang tôm sú trong khi bản thân con tôm sú lại đang có rất nhiều bệnh. Sợ tôm chân
trắng đổ bệnh cho tôm sú khác gì chuyện bệnh nhân muốn vào viện nhưng lại sợ lây
bệnh từ bác sĩ.
Ông còn nhận định rằng: “Nuôi tôm chân trắng ở ĐBSCL là đòi hỏi bức thiết, đúng
quy luật sản xuất và đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Thống kê cho thấy trong 10 tháng
của năm 2007, khối lượng tôm đông lạnh của Việt Nam giảm 4%, giá trị giảm 0,2%
cũng bởi chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào mỗi con tôm sú. tui phải nhấn mạnh năng lực
cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam đang đi xuống nên rất cần phát triển tôm chân
trắng chứ không phải là ý kiến tranh luận cá nhân".
Bên cạnh đó, giá trị kinh tế mà tôm chân trắng mang lại rất cao. Những ưu điểm của
tôm chân trắng: năng suất cao, vỏ mềm dễ chế biến còn có ưu điểm nổi trội là sức đề
kháng tốt và thời gian thu hoạch nhanh. Tôm chân trắng nuôi đến tháng thứ 3 đã thu
hoạch được trong khi đó tôm sú phải nuôi trên 4 tháng. Đặc điểm của tôm nuôi nói
chung từ tháng thứ 3 trở đi rất dễ nhiễm bệnh nên tôm chân trắng đỡ rủi ro hơn vì thu
hoạch sớm.
Sở dĩ quá trình nuôi tôm chân trắng lúc đầu gặp khó khăn là do quản lý lỏng lẻo, dân
toàn mua phải giống tôm chân trắng thải loại từ Trung Quốc nên nuôi dễ bị bệnh. Khi đã
bị bệnh rồi, các nhà quản lý lại cho rằng tôm chân trắng hay bị bệnh. Còn tại đất nước
lán giềng Thái Lan, họ có cách làm giống tôm chân trắng rất hay. Họ quản lý chặt chẽ,
chỉ cho 7 cơ sở (những cơ sở này đều đạt chuẩn) nhập tôm bố mẹ sạch bệnh về nhân
giống. Cách làm thông minh đó chính là quản lý từ gốc. Sản xuất giống tôm chân trắng
sạch bệnh rất dễ với một điều kiện duy nhất là cần có tôm bố mẹ sạch bệnh. Hiện trên
thế giới có 2 nơi sản xuất được tôm chân trắng sạch bệnh là Thái Lan và Hawaii. Từ đó,
có thể rút ra bài học là: chúng ta nên cấm nhập tôm giống mà nên nhập tôm bố mẹ sạch
bệnh và chỉ cho những cơ sở đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia sản xuất mà thôi.
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng. 6
Phó chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng khẳng
định trong những năm tới, Việt Nam có thể theo kịp
Thái Lan về xuất khẩu tôm chân trắng là mặt hàng
thuỷ sản giá rẻ đang được thế giới ưa chuộng.
2. Tình hình năm 2008:
Từ những lợi ích cũng như hiệu quả của việc
nuôi tôm chân trắng mang lại, năm 2008, Việt Nam
cho phép người dân nuôi tôm chân trắng theo hình
thức thâm canh nhưng phải đảm bảo các điều kiện
theo tiêu chuẩn 28 mà Bộ vừa ban hành. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận vẫn
được nuôi tôm c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình mắc bệnh cầu trùng trên gà giống ross -308 tại xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên và hiệu lực của Nông Lâm Thủy sản 0
A Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉ Môn đại cương 4
T Điều tra tình hình một số bệnh thường gặp ở thỏ nuôi tại trại thỏ giống Đồng Nai Tài liệu chưa phân loại 0
J Báo cáo chuyên đề: Điều tra tình hình dịch bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản ở địa bàn Đồng Hới- Tài liệu chưa phân loại 0
L Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai - Tài liệu chưa phân loại 2
P Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc Nông Lâm Thủy sản 0
W Điều tra tình hình nhiễm một số bệnh sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại lợn số 1 Công ty TNHH mộ Tài liệu chưa phân loại 0
L Tác động của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Châu Thành tỉnh An Gi Tài liệu chưa phân loại 0
M Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường chuồng nuôi và tình hình xử lý chất thải tại các cơ sở chăn n Tài liệu chưa phân loại 1
H Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 5

Các chủ đề có liên quan khác

Top