an_hut

New Member

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu giá đất bồi thường tại một số dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội





MỤC LỤC
 
1. Mở đầu1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài1
1.2. Mục đích - yêu cầu3
1.3. Phạm vi nghiên cứu3
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu4
2.1. Giá đất tính bồi thường4
2.2. Xác định giá đất tính bồi thường đất ở một số nước
2.3. Một số vấn đề cơ bản bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở nước ta
2.4. Khái quát về giá đất bồi thường trên địa bàn Thành phố Hà nội
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Hoàng Mai
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
4.2. Tình hình chung về công tác công tác quản lý đất đai và công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai
4.2.1. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của UBND quận Hoàng Mai
4.2.2. Chủ trương xây dựng giá đất trong bồi thường
4.2.3. Các chính sách đối với công tác bồi thường
4.3. Sơ lược về các dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội
4.3.1. Cơ sở pháp lý chung
4.3.2. Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trung tâm hành chính quận Hoàng Mai
4.3.3. Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam Vành đai 3 Thành phố Hà Nội
4.3.4. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tầu Sông Hồng
4.4. Đánh giá thực trạng việc thực hiện giá đất bồi thường tại một số dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai
4.4.1. Điều kiện được bồi thường và đối tượng bồi thường
4.4.2. Kết quả cụ thể của các dự án
4.4.3. Đánh giá việc thực hiện giá bồi thường về đất
4.5. Đánh giá chung về giá đất dùng bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án
4.5.1. Đánh giá mức độ phù hợp của giá đất bồi thường
4.5.2. Đánh giá mức độ hợp lý của giá đất bồi thường qua ý kiến người dân
4.6. Giải pháp
4.6.1. Quan điểm yêu cầu của việc xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
4.6.2. Góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả xác định giá đất BTHT và TĐC tại địa phương
5. Kết luận và kiến nghị
Tài Liệu tham khảo
Phụ lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các loại đất tương tự so sánh được trên thị trường.
- Khi có loại đất vừa có thể thu thập được giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến trên thị trường vừa có thể tính được thu nhập do thửa đất cần định giá mang lại, thì sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp làm phương pháp chủ yếu để định giá đất.
- Trong các trường hợp sau đây cần sử dụng kết hợp cả hai phương pháp xác định giá đất để kiểm tra, so sánh, đối chiếu các mức giá ước tính để quyết định mức giá cụ thể:
+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa diễn ra phổ biến trên thị trường, số liệu thu thập được không có tính hệ thống;
+ Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường biến động thất thường, không phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về đất trong điều kiện bình thường.
+ Mức giá đất ước tính bằng cách áp dụng một trong hai phương pháp xác định giá đất có kết quả cao hơn mức giá tối đa của khung giá do Chính phủ qui định tại Khoản 1 Điều 6 và giới hạn được phép vận dụng cho loại đất cần định giá qui định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
2.2. XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT TÍNH BỒI THƯỜNG ĐẤT Ở MỘT SỐ NƯỚC
Đề tài nghiên cứu xác định giá đất tính bồi thường ở các nước:
2.2.1. Inđônêxia
2.2.2. Trung Quốc
2.2.3. Thái Lan
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC Ở NƯỚC TA
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ THEO CÁC GIAI ĐOẠN: 2.3.1 TRƯỚC KHI CÓ LUẬT ĐẤT ĐAI 1993
2.3.2 Sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 đến nay
Trên cơ sở đó đề tài rút ra nhận xét:
- Việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng chậm
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần được điều chính bổ sung, sửa đổi cho phù hợp thực tế.
2.4 KHÁI QUÁT VỀ GIÁ ĐẤT BỒI THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.4.1. Tình hình chung
Đến hết tháng 8 năm 2005 trên địa bàn thành phố đang triển khai khoảng 383 dự án liên quan đến công tác GPMB , với diện tích đất thu hồi là 2.453 ha liên quan đến 56.834 hộ gia đình, trong đó 324 dự án phải xây dựng chính sách bồi thường hỗ, hỗ trợ TĐC và tổ chức GPMB với 1.761 ha khoảng 32.574 hộ. Đây thực sự là khối lượng công việc không nhỏ mà thành phố Hà nội đang phải dốc sức giải quyết sao cho vừa đảm bảo tiến độ của các dự án, các mục tiêu đề ra và ổn định đời sống nhân dân trong các khu vực phải giải toả, di dời.
Việc xác định giá đất phục vụ công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà nội không phải là một việc dễ dàng. Bởi nhiều khu vực diến biến về giá rất phức tạp, nhiều tuyến phố mới được triển khai công tác bồi thường nhưng gặp rất nhiều khó khăn như đường Kim Liên - ô chợ dừa, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Nguyên nhân chính là do giá bồi thường theo Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường dẫn đến phải thay đổi giá bồi thường nhiều lần trong thời gian ngắn như dự án đường Vật lý - đê bưởi, Nút ngã tư sở... gây chậm trễ và tâm lý của người được bồi thường là chần chừ, yêu sách để đợi điều chỉnh giá.
Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm hiện nay, các dự án mới đảm bảo 40 đến 50% quỹ nhà đất tái định cư. Trong năm 2005 nhu cầu cần 7.000 căn hộ và lô đất nhưng thực tế khả năng mới đáp ứng được 4.500 căn hộ, lô đất. Tình trạng thiếu quỹ nhà, quỹ đất tái định cư vẫn chưa được giải quyết. Nhiều dự án phải giãn tiến độ do không có nhà, đất đai tái định cư như dự án thoát nước giai đoạn I, các dự án do ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà nội làm chủ đầu tư...
2.4.2. Những khó khăn, tồn tại khi xây dựng giá đất tại Hà Nội
Theo Luật Đất năm 2003 và Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định đất và khung giá các loại đất. Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định được áp dụng cho nhiều mục đích:
a) Tính thuế đối với việc sử dụng đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
b) Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai năm 2003;
c) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai năm 2003;
d) Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hoá, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003;
đ) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003;
g) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng áp dụng giá theo các mục đích nêu trên luôn mâu thuẫn nhau về lợi ích: Trường hợp bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất luôn muốn mức giá cao, ngược lại, các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước luôn muốn mức giá thấp và do vậy luôn có những luồng ý kiến trái ngược nhau về giá các loại đất như hiện nay.
Giá đất tính bồi thường là vấn đề đa dạng và phức tạp. Cụ thể như sau
- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình GPMB có đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ. Còn đối với khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp.
- Tính phức tạp thể hiện: đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất không thể thay thế, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê.
Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp vớ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược ở thai phụ có sẹo mổ lấy thai Y dược 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinamilk tại TPHCM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top