kun_nhox

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO HIỆU:
1. Khái niệm:
Trong mạng viễn thông, báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển thông tin
và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan
đến quá trình thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi.
2. Chức năng của hệ thống báo hiệu:
Hệ thống báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính đó là:
+ Chức năng giám sát
+ Chức năng tìm chọn
+ Chức năng khai thác, bảo dưỡng mạng
Trong đó, chức năng giám sát và chức năng tìm chọn liên quan trực tiếp đến quá
trình xử lý cuộc gọi liên đài, còn chức năng quản lý mạng thì phục vụ cho việc
khai thác, duy trì sự hoạt động của mạng lưới.
· Chức năng giám sát: Giám sát đường thuê bao, đường trung kế… về các
trạng thái:
- Có trả lời/Không trả lời.
- Bận/Rỗi.
- Sẵn sàng/Không sẵn sàng.
- Bình thường/Không bình thường.
- Duy trì/Giải tỏa.
- …
Như vậy, các tín hiệu giám sát được dùng để xem xét các đặc tính sẵn có
của các thiết bị trên mạng cũng như của thuê bao.
· Chức năng tìm chọn: yêu cầu có độ tin cậy cao, tốc độ báo hiệu nhanh, hiệu
quả
- Chức năng này liên quan đến thủ tục đấu nối:
+ Báo hiệu về địa chỉ các con số mã số.
+ Định tuyến, định vị trí và cấp chúng cho thuê bao bị gọi.
+ Thông báo khả năng tiếp nhận con số.
+ Thông báo gửi con số tiếp theo … trong quá trình tìm địa chỉ.
- Chức năng tìm chọn có liên quan đến thời gian đấu nối một cuộc gọi, đó
là thời gian trễ quay số PDD (Post Dialling Delay).
+ PDD là khoảng thời gian từ khi thuê bao chủ gọi hoàn thành quay số
đến khi nhận được hồi âm chuông.
+PDD phụ thuộc vào khả năng xử lý báo hiệu giữa các tổng đài, tức là
“khả năng tìm chọn” của hệ thống báo hiệu. Điều đó có nghĩa là các hệ
thống báo hiệu khác nhau sẽ có thời gian trễ quay số khác nhau.
+ PDD là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Cần PDD càng nhỏ càng tốt để
thời gian đấu nối càng nhanh, hiệu quả xâm nhập vào mạng càng cao.
· Chức năng vận hành và quản lý: Phục vụ cho việc khai thác mạng một cách
tối ưu nhất. Các chức năng này gồm có:
- Nhận biết và trao đổi các thông tin về trạng thái tắc nghẽn trong mạng.
- Thông báo về trạng thái các thiết bị, các trung kế đang bảo dưỡng hoặc
hoạt động bình thường.
- Cung cấp các thông tin về cước phí.
- Cung cấp các thông tin về lỗi trong quá trình truyền thông tin báo hiệu.
- …
3. Phân loại báo hiệu:
Thông thường báo hiệu được chia làm 2 loại tùy thuộc vào cách xử lý tín
hiệu báo hiệu và ứng dụng của nó là báo hiệu cho mạng chuyển mạch kênh và báo
hiệu cho mạng chuyển mạch gói.
Trong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu được chia thành 2 loại là báo hiệu đường
thuê bao và báo hiệu liên đài. Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu thực hiện cho
các máy đầu cuối, thường nó là máy điện thoại với tổng đài nội hạt, còn báo hiệu
liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.
Báo hiệu liên tổng đài gồm 2 loại là báo hiệu kênh riêng CAS (Channel Asociated
Signaling) và báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signaling). Báo hiệu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top