gloom_king

New Member

Xin Link Download Game DmC: Devil May Cry

DmC: Devil May Cry picture1

DmC: Devil May Cry picture2

DmC: Devil May Cry picture3

DmC: Devil May Cry picture4

DmC: Devil May Cry picture5

DmC: Devil May Cry picture6

DmC: Devil May Cry picture7

DmC: Devil May Cry picture8

DmC: Devil May Cry picture9

DmC: Devil May Cry picture10

DmC: Devil May Cry picture11

DmC: Devil May Cry picture12

DmC: Devil May Cry picture13

DmC: Devil May Cry picture14

DmC: Devil May Cry picture15

DmC: Devil May Cry picture16

DmC: Devil May Cry picture17

DmC: Devil May Cry picture18

DmC: Devil May Cry picture19

DmC: Devil May Cry picture20

DmC: Devil May Cry picture21

DmC: Devil May Cry picture22

DmC: Devil May Cry picture23

DmC: Devil May Cry picture24

DmC: Devil May Cry picture25

Giới thiệu game

Năm 2007, một studio non trẻ với cái tên khá tương đồng với Team Ninja của Tecmo (chủ sở hữu thương hiệu Ninja Gaiden), là Ninja Theory đã cho “thổi tung” sân game với màn siêu trình diễn đồ họa mang tên Heavenly Sword trên con “khủng long” của thời đó là cỗ máy PlayStation 3. Dù trò chơi không đạt được doanh thu như mong đợi, cũng như không được giới phê bình đánh giá cao, nhưng nó cũng đã khiến các nhà làm game ở Capcom để ý. Và mọi chuyện bắt đầu khi Ninja Theory bất ngờ được Capcom giao cho dự án reboot một dòng game rất nổi tiếng của hãng, đó là Devil May Cry.

Thế nhưng, ngay từ khi những đoạn trailer đầu tiên được tung ra, các fan gần như đã bị “shock” khi Ninja Theory thay đổi 180 độ hình ảnh Dante - gã thợ săn quỷ ngang tàng, nổi loạn với mái tóc trắng và tấm áo choàng đỏ, sang một gã trai trẻ hốc hác, có vẻ yếu ớt và hơi... “đồng bóng” cũng với cái tên Dante! Sự việc này đã gây ra rất nhiều những luồng ý kiến trái chiều, từ “ném đá” cật lực cho đến ủng hộ nhiệt tình. Bất chấp những áp lực khó khăn đó, vào ngày 14/1 vừa qua, tựa game reboot DmC: Devil May Cry (DmC) đã xuất hiện trên các hệ máy console, và sau đó 10 ngày, là “lãnh địa” của các game thủ “chuột và bàn phím”.

CỐT TRUYỆN

Như đã đề cập, thay vì sử dụng hình ảnh một gã thợ săn quỷ kỳ quái, một kẻ mê muội bánh Pizza vô độ và một tay rocker lập dị nhưng vẫn rất lãng tử như 4 phần trước đó, Dante xuất hiện trong DmC với vẻ ngoài là một gã trai “non choẹt”, ngỗ nghịch, và tất nhiên là... thiếu giáo dục! Ngay từ những cảnh chơi đầu tiên, bạn đã có thể kiểm chứng điều này khi chứng kiến “thằng nhóc” nốc rượu, trần truồng trên giường và khi có người gõ cửa thì cứ thế “tồng ngồng” ra đón! Có thể nói, chẳng ai còn có thể nhận ra chàng Dante “anh hùng diệt quỷ” như ngày xưa nữa! Nhưng đây lại là một bước đi đúng đắn của Ninja Theory khi xây dựng hình tượng nhân vật, bởi trẻ hơn, đồng nghĩa với xốc nổi hơn, ngông cuồng hơn và tính cách cũng... điên rồ hơn!

Trò chơi gần như không có sự tương đồng về cốt truyện với các phần trước đó. Mundus là một con quỷ phát triển nhất từng xuất hiện trên khắp cõi Nhân - Thần - Quỷ. Với nguồn tài chính hùng mạnh, hắn thao túng các tập đoàn truyền thông và cho ban hành thứ nước giải khát gây nghiện quái gở, khiến con người trở thành những kẻ chồng chất nợ nần, ngu muội và biến dạng. Hắn cũng chính là kẻ đứng sau vụ sát hại mẹ của Dante - một thiên sứ và giam cầm cha của anh - một ác quỷ, và mục tiêu tiếp theo của hắn chính là Dante! Do được sở hữu sức mạnh đáng gờm dung hòa giữa thiên đường và địa ngục, Dante trở thành “cái gai trong mắt” Mundus. Sau một màn thoát chết trong gang tấc, Dante đã chấp nhận thế giới rộng lớn mà hỗn loạn này, và buộc phải chiến đấu!

Có thể nói, cốt truyện của game khá ổn, có phần hài hước nhiều hơn những gì mà 4 “người anh em” Devil May Cry thể hiện trước đó. Một số fan khó tính hẳn sẽ không hài lòng vì phong cách hơi “lệch quỹ đạo” của Dante lần này. Nhưng bất luận thế nào, Ninja Theory vẫn thể hiện rất thành công hình ảnh một thợ săn quỷ trẻ tuổi táo bạo, xấc láo và vô cùng ngạo mạn!

GAMEPLAY: “QUỶ... VẪN PHẢI KHÓC!”

20 màn chơi, với vô số các item để người chơi sưu tầm, và những cánh cửa ẩn chứa những đấu trường đầy thử thách. Thay vì sử dụng không gian tĩnh mang kiến trúc Gothic như trước đây, DmC đã khéo léo pha trộn giữa kiến trúc tĩnh là các đường phố, tòa thánh, khu công viên... và kiến trúc động khi tất cả những địa danh nêu trên đều bị vặn xoắn lại trong thế giới gọi là Limbo. Dù bạn điều khiển Dante ở thế giới nào, bạn cũng sẽ bỏ ra một khoảng thời gian kha khá để kiếm đủ các bí mật nằm ở một góc khuất nào đó trong màn chơi, và cũng có ảnh hưởng đến thang đánh giá trình độ chơi của bạn. Có 7 mức đo từ D đến SSS tùy thuộc vào phong cách của bạn “điên cuồng” đến đâu! Với các món vũ khí thu thập được trên con đường diệt quỷ, Dante cũng có thể “mở khóa” những địa điểm mới mà trước đây chưa vào được, và cũng là “chìa khóa” để đưa bảng thành tích của bạn lên mức tối đa! Chuỗi combo bạn thực hiện được càng dài, đồng nghĩa với việc Dante sẽ kiếm được càng nhiều điểm nâng cấp (tương tự các Proud Soul trong Devil May Cry 4) và lượng Red Orbs kha khá để trang trải cho các món đồ.

Lũ quỷ ở thế giới không tưởng của Limbo không hề tầm thường, chúng là những con quái vật điên cuồng, mạnh mẽ và không khoan nhượng. Và đây là lúc thợ săn quỷ phô diễn tài năng xuất chúng của mình. Lũ quái vật, càng về sau, càng đông đảo và dữ tợn, đòi  hỏi sự phối hợp hoàn hảo giữa kiếm, súng và các kỹ năng của Dante. Bạn sẽ được “tra tay” vào nhiều loại vũ khí của Thiên đường và Địa ngục, bao gồm những  món quen thuộc như thanh kiếm Rebellion, nay đã bổ sung khả năng nắm và kéo các vật thể, tương tự như cánh tay Devil Bringer của Nero trong DMC4, cặp súng Ebony & Ivory, khẩu saw-off shotgun Revenant và các “lính mới” như Osiris, chiếc lưỡi hái mang sức mạnh của Thiên sứ, hay Ophion, cây rìu chiến Địa ngục lớn đem lại những cú bổ “long trời lở đất”, đôi shuriken Aquila có khả năng “ghìm” đối thủ trên không hay cặp găng “boxing” Eryx với những cú đấm thôi sơn nảy lửa!

“Đấu trường Máu” Bloody Palace cũng đã trở lại trong phiên bản mới này, nhưng là dưới dạng gói tải về (DLC) miễn phí. Những đoàn quái vật đông đảo, dữ tợn cùng độ khó được tăng dần qua mỗi vòng đấu sẽ đem lại cho người chơi rất nhiều thử thách thú vị. Liệu có bao nhiêu người có thể “chạm tay” đến vòng đấu cuối cùng?

Khi mới xem qua các đoạn trailer gameplay của DmC, rất nhiều người nhận thấy rằng dường như tốc độ ra đòn của Dante đã chậm lại khá nhiều, có lẽ để các gamer dễ làm quen hơn. Và họ lo ngại rằng hệ thống chiến đấu mới này sẽ khiến DmC “mất chất”. Thế nhưng, sau khi đã trực tiếp trải nghiệm game một cách đầy đủ, cảm giác nửa ngờ đó mới bị đập tan! Điểm đáng kể nhất chính là các trường phái chiến đấu (Style) xuất hiện trong DMC3 và 4 đã được lược bỏ, thay vào đó là hệ thống combo dày đặc hệt như các tựa game đối kháng! Như vậy, bạn có thể thoải mái kết hợp các combo lại với nhau, chỉ cần ghi nhớ trình tự phím bấm, và để Dante cống hiến cho bạn những màn trình diễn "quỷ khốc thần sầu"! Hãy tưởng tượng: bạn kéo tên quỷ lại gần bằng thanh Rebellion, đạp hắn ra xa, nhanh chóng chuyển sang chiếc rìu Ophion và tặng một đòn “trời giáng” khiến hắn bị hất tung lên, quăng đôi shuriken Aquila để giữ hắn trên không và phóng Rebellion vào hắn để tiếp cận, xoay tít lưỡi hái Osiris quăng hắn xuống đất và kết thúc bằng một cú giáng mạnh từ trên cao với cặp găng Eryx “ân huệ”! Bên cạnh đó là những màn đấu trùm hoành tráng với những tên trùm quái dị có kích thước to bằng cả tòa nhà! Có thể nói, tuy tốc độ đánh có phần chậm rãi đôi chút so với những người anh em trước đó, nhưng mức độ “máu lửa” trong các pha chiến đấu của Dante vẫn không hề suy giảm, mà trái lại, còn khiến người chơi say mê khám phá các combo và “điên cuồng” theo từng trận chiến!

Thế nhưng, điểm duy nhất mà người viết không hài lòng lại là một khuyết điểm cố hữu: cách đặt camera. Giờ đây, với hệ thống “Lock-on” tự động, Dante có thể tiếp cận tên quỷ gần nhất chỉ với một, hai phím bấm đơn giản. Thế nhưng, mặt trái của điều này đã xảy ra: bởi góc quay camera khá là... tồi, nên không ít lần người viết “chọn nhầm đối tượng” tấn công khi kẻ địch xuất hiện với mật độ 6-7 tên trong một cảnh, và thế là combo bị đứt đoạn một cách đáng tiếc, khiến điểm đánh giá cuối màn bị giảm đi một bậc. Dù sao, đây cũng chỉ là những tiểu tiết, không ảnh hưởng nhiều tới trải nghiệm của người chơi, bởi có lẽ họ đã quá quen với kiểu đặt camera “oái oăm” này!

GOTHIC PHONG CÁCH MỚI?

Khi được nghe các chuyên viên đồ họa của Ninja Theory thông báo rằng: DmC sẽ sử dụng bộ engine Unreal 3 “trứ danh” của Epic Games thay vì MT Framework với DMC4, nhiều người đã rất hoài nghi bởi tốc độ khung hình tối đa của Unreal 3 chỉ là 30fps, trong khi đó DmC là một trò chơi với nhịp độ nhanh, chỉ có thể chạy lý tưởng với khung hình 60fps như trước đó. Và kết quả? Nằm ngoài mong đợi! Tốc độ khung hình dù đôi chỗ có thể sụt giảm, nhưng trò chơi chạy rất ổn định và không xảy ra lỗi nghiêm trọng nào. Bên cạnh đó, tốc độ 30fps còn phần nào giúp bảo vệ đôi mắt của gamer. Nhà phát triển đã thêm vào một số thủ thuật và kỹ thuật để tạo ấn tượng với người xem rằng một trò chơi 30fps vẫn có thể chạy trơn tru như đang ở tốc độ 60fps. Bởi mắt người thường rất nhanh mỏi do não bộ phải xử lý quá nhiều thông tin với một trò chơi hành động tốc độ cao như DmC, nên mức 30fps mà Giám đốc phát triển Hideaki Itsuno đưa ra là rất hợp lý!

Nếu đã vượt qua được “rào cản” khung hình, thì giờ bạn đã có thể yên tâm thưởng thức vẻ đẹp rất hào nhoáng của game. Bao trùm khung cảnh là những công trình kiến trúc rất đa dạng, từ những tòa thánh đường mang đậm phong cách Gothic, đến những khu công viên giải trí với chiếc đu quay khổng lồ... tất cả đều được xây dựng rất chi tiết và hoành tráng. Chưa hết, khi bước vào thế giới Limbo, người chơi sẽ không khỏi “há hốc” khi chứng kiến những công trình nói trên như bị dòng thời gian cuộn xoắn lại, vỡ vụn, và trôi lơ lửng trong không gian, tạo nên một vẻ đẹp vô cùng huyền ảo mà lại mang chút dáng dấp huyền bí, rất phù hợp với bối cảnh của game. Hiệu ứng ánh sáng - thế mạnh của engine Unreal 3 đã được ứng dụng rất tốt, tạo ra những bề mặt vật thể cực kỳ bóng bẩy. Mô hình nhân vật cũng được đầu tư chu đáo. Người chơi có thể dễ dàng nhận thấy vẻ ngạo mạn vô lối của một Dante trẻ tuổi đầy bồng bột, hay nét mặt gian xảo của “con quỷ già” Mundus... Những con quái vật vẫn giữ nguyên “phong cách” từ những phần DMC trước đó: quái dị, đáng sợ và... dễ bị Dante “dập nhừ đòn” như thường! “Tông xuyệt tông” là những bản nhạc nền sôi động mang hơi hướng của dòng nhạc điện tử (electronic) được mix khá bài bản, như có một ma lực thúc đẩy người chơi tiến về phía trước, cùng khâu lồng tiếng được đầu tư rất kỹ lưỡng với chất giọng truyền cảm rất có chiều sâu của từng nhân vật.

ANTI-FAN? HÃY XEM LẠI!

Nếu bạn là một fan cuồng của anh chàng Dante “tóc trắng” và đã từng “ném đá” Capcom không thương tiếc trước khi trò chơi được phát hành, có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Theo rất nhiều những đánh giá khách quan từ phía gamer lẫn các nhà phê bình game, DmC: Devil May Cry là một bước đi đúng đắn của Ninja Theory để “reboot” lại dòng game, và đứng trên phương diện một trò chơi độc lập, đây có thể được coi là một trong những tác phẩm “chặt chém” xuất sắc nhất từ trước đến nay, bên cạnh những tượng đài sừng sỏ là God of War 3 và Ninja Gaiden!

*Ưu điểm:

- Vẫn “điên cuồng” như ngày nào!

- Đồ họa đẹp, thiết kế thông minh

- Âm thanh hay

*Khuyết điểm:

- Cốt truyện bình thường

- Camera quan sát không hợp lý

Cấu hình tối thiểu


OS: Windows Vista/ XP, Windows 7, Windows 8

CPU: AMD Athlon X2 2,8 Ghz/ Intel Core 2 Duo 2,4 Ghz

RAM: 2GB

HDD: 8 GB

VGA: ATI Radeon HD 3850 / NVIDIA GeForce 8800GTS

+ Xin các bạn chia sẻ link Download Game DmC: Devil May Cry Full!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top