vuduchanhquyen

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MINH TRÍ 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Trí. 3
1.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp. 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 3
1.1.3. Quy trình sản xuất tại Công ty TNHH Minh Trí 7
1.1.4. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. 9
1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty TNHH Minh Trí 9
1.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty 9
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 11
1.3. Một số kết quả hoạt động của doanh nghiêp 15
1.3.1. Về quy mô 15
1.3.2. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu 16
1.3.3. Về hoạt động sản xuất kinh doanh 18
1.3.4. Các thành tựu khác 20
Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ 21
2.1. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu trong Công ty 21
2.1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 21
2.1.2. Đặc điểm thị trường cung ứng nguyên vật liệu 21
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm 22
2.1.4. Đặc điểm phòng kế hoạch Kinh doanh - Xuất nhập khẩu 25
2.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực 26
2.1.6. Tình hình nguồn tài chính của Công ty 28
2.1.7. Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và trình độ công nghệ của công ty 30
2.1.8. Hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển 32
2.1.9. Một số nhân tố khác 34
2.2. Nguyên vật liệu và phân loại nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Minh Trí 35
2.2.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu 35
2.2.2. Sự cần thiết, vai trò của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Minh Trí 36
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Minh Trí 37
2.3.1. Xác định cầu và lượng đặt hàng tối ưu 37
2.3.2. Lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty 47
2.3.3. Quản trị hệ thống kho tàng tại Công ty TNHH Minh Trí 52
2.3.4. Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu tại Công tyTNHH Minh Trí 59
2.4. Đánh giá hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Minh Trí 60
2.4.1. Những thành tích đạt được 60
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Minh Trí 62
Chương 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ 64
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Minh Trí năm 2008 64
3.1.1. Định hướng phát triển 64
3.1.2. Mục tiêu cụ thể của Công ty TNHH Minh Trí trong năm 2008 65
3.1.3. Phương hướng hoạt động của Công ty Minh Trí năm 2008 66
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Minh Trí 68
3.2.1. Hoàn thiện công tác mua sắm, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu 69
3.2.2. Tăng lượng nhà cung ứng, củng cố mối quan hệ lâu dài 73
3.2.3. Hoàn thiện công tác định mức nguyên vật liệu 75
3.2.4. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 76
3.2.5. Hoàn thiện công tác vận chuyển nguyên vật liệu 77
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty 78
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước 79
3.3.1. Về thể chế, chính sách 79
3.3. 2. Vấn đề đầu tư 80
3.3.3. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực 80
KẾT LUẬN 82
Tài liệu tham khảo 83

Danh mục bảng, biểu, hình vẽ
Danh mục bảng
Bảng 1.2: Tỷ trọng sản phẩm theo lứa tuổi năm 2007 5
Bảng 1.3: Các nhãn hiệu chính của Công ty 6
Bảng 1.4: Năng lực sản xuất 7
Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2003-2007 16
Bảng 1.6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Minh Trí 17
Bảng1.7: Tổng vốn kinh doanh 18
Bảng 1.9: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 20
Bảng 2.1: Những mặt hàng chủ yếu sản xuất tại công ty TNHH Minh Trí 23
Bảng2.2: Cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu của Công ty các năm 2003-2007 24
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công tyTNHH Minh Trí năm 2006- 2007 27
Bảng2.4: Bảng cân đối kế toán năm 2004-2007 28
Bảng 2.5: Số lượng các loại máy móc năm 2007 31
Bảng 2.6: Vật liệu chế tạo sản phẩm tại Công ty Minh Trí 35
Bảng 2.7: Nhu cầu nguyên vật liệu Công ty Minh Trí Quý I năm 2008 41
Bảng2.8: Số lượng nguyên vật liệu Công ty Minh Trí đặt mua từ các nhà cung ứng 51
Bảng 2.9. Diện tích các kho của Công ty Minh Trí 53
Bảng2.10: Số lượng nguyên vật liệu giảm phẩm cấp, thiếu hụt tại 57
Công ty Minh Trí 57
Bảng2.11: Định mức nguyên vật liệu sản phẩm 57
Bảng 2.12:Chi tiết hàng tồn kho các năm 2003- 2007 58
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất năm 2008 của Công ty TNHH Minh Trí. 66
Bảng 3.2: Phân loại hàng dự trữ tại Công ty TNHH Minh Trínăm 2008 72

MỞ ĐẦU

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu luôn là yếu tố cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, là cơ sở để tạo nên thành phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định các chí phí về nguyên vật liệu, hoạch định lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ hoạch định được lượng cung ứng và dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu để tránh tình trạng ứ đọng vốn hay thiếu nguyên vật liệu gây gián đoạn cho quá trình sản xuất.
Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo cân bằng quá trình sản xuất. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Công ty TNHH Minh Trí là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, Công ty đã trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động quản trị của Công ty luôn giữ một vị trí quan trọng và ngày càng được chú trọng hơn.
Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng của công tác quản trị, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Trong công ty TNHH Minh Trí, nguyên vật liệu là nhân tố quan trọng nhất, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó, vai trò của quản trị nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng hơn. Quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, thúc đẩy quá trình sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, để tồn tại và phát triển thì hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu trong hoạt động quản trị của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với Công ty TNHH Minh Trí nói riêng.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu công tác quản trị tại công ty TNHH Minh Trí, nhận thức được vai trò của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty, đặc biệt là các cô chú phòng Quản lý đơn hàng, cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ, em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
*Nội dung chuyên đề gồm 3 phần cơ bản như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Minh Trí
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí
Mặc dù trong quá trình thực hiện chuyên đề em đã hết sức cố gắng thu thập tài liệu và nghiên cứu thực tế của Công ty, nhưng do tính rộng lớn và phức tạp của đề tài và sự hạn chế về kiến thức cả về lý luận và thực tế, chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Giám đốc
Giám đốc là người có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty có chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban.
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn kĩ thuật, cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên.
+ Kết hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của Công ty, tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.
+ Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ.
b. Phó giám đốc
+ Chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ thuật, quân sự, tự vệ.
+ Phụ trách đào tạo, theo dõi, đôn đốc hàng của xưởng, theo dõi hiện trạng thiết bị sản xuất.
+ Ký kết các hợp đồng nội địa.
+ Liên doanh kí kết.
+ Mua bán vật tư, hang hoá, nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị.
+ Làm giá cùng phòng tài vụ, kinh doanh các thành phẩm, phế phẩm sửa chữa và điều tiết máy móc.
c. Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, chế độ chính sách quản lý hành chính.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp các văn bản quy định chức năng nhiệm vụ các đơn vị.
- Quản lý hồ sơ và số lượng cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty và các công tác tuyển dung, bổ nhiệm, đề bạt, nâng bậc khen thưởng hay kỷ luật.
- Xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý và sử dụng lao động và trình giám đốc duyệt ban hành, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế tiền lương, thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội, thực hiện chính sách cho người lao động đúng quy định
- Xây dựng trình giám đốc duyệt, ban hành nội quy, quy chế về đào tạo công nhân, cán bộ, bổ túc kỹ thuật, tay nghề cho công nhân và các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
- Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ trong lao động và sinh hoạt, chủ động phòng chống bệnh dịch theo mùa. Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc điều trị tại chỗ cho cán bộ, công nhân viên toàn Công ty.
d. Phòng tài chính- kế toán
- Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục.
- Lập kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế, lập và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nứơc và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nước quy định.
- Quản lý và tổ chức, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty.
- Hạch toán chi phí xuất nhập vật tư trong Công ty đến các phân xưởng sản xuất, theo dõi việc mua sắm, sử dụng tài sản trong Công ty, theo dõi chi tiết từng loại tài sản.
e. Phòng kế hoạch – kinh doanh - xuất nhập khẩu
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về những lĩnh vực: xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty, công tác cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư, sản phẩm của Công ty trong các kho do phòng quản lý.
- Theo dõi và quản lý vật tư, sản phẩm ở các đơn vị khác.
- Quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tiêu thụ các phế liệu, công tác nhập khẩu máy móc thiết bị và các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ( bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác).
- Xây dựng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch hàng năm và các hợp đồng cụ thể đã ký kết, giao dịch đơn nhận hàng của khách hàng về số lượng, giá cả, thời gian giao nhận hàng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đảm bảo đầy đủ, kịp thời cung cấp nguyên phụ liệu cho các đơn đặt hàng, các mặt hàng Công ty mua về phải đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp.
- Thông báo kế hoạch sản xuất đến các đơn vị có liên quan, thường xuyên liên hệ với các phòng chức năng, các đơn vị khác theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng.
- Thực hiện công tác nhập khẩu dựa trên cơ sở yêu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu của các đơn hàng được giám đốc phê duyệt.
- Tiến hành giao dịch, báo cáo và chuẩn bị hợp đồng giao dịch trình giám đốc.
f. Phòng kỹ thuật - chất lượng
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật may cơ khí.
- Định mức kinh tế kỹ thuật may, định mức sử dụng nguyên liệu cho các đơn hàng, định mức lao động và hao phí lao động.
- Nghiên cứu đề ra các biện pháp, sáng kiến nhằm tiếp cận với các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến, tác động kịp thời vào sản xuất. Nghiên cứu, thiết kế sản xuất thử các sản phẩm mới.
- Điều hành các đơn vị trong Công ty trong lĩnh vực kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc yêu cầu.
- Triển khai, theo dõi việc thực hiện thiết kế và sản xuất các loại sản phẩm mẫu.
- Lập và thực hiện, hướng dẫn theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kế hoạch, lịch tu sửa thiết bị đây đủ theo nội dung bảo trì đã được giám đốc phê duyệt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top