t1nhy3ul4gj91

New Member

Download miễn phí Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ Thái Bình


LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân trí được nâng cao, sự phát triển này kéo theo nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng gia tăng.
Hiện nay, điện đã được đưa đến hầu hết các vùng nông thôn, chất lượng điện đang được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quản lý, kinh doanh điện ở nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, lưới điện còn chắp vá và không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật gây tổn thất điện năng cao dẫn đến giá bán điện đến hộ dân sử dụng còn cao.
Được sự phân công của Bộ môn Điện, Khoa Cơ điện, trường ĐHNN1 – Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Vũ Hải Thuận cùng với các thầy cô trong bộ môn Cung cấp và Sử dụng Điện năng, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình”.
Mục đích của đề tài nhằm: Ngiên cứu giá thành và giá bán điện năng, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp giảm giá thành và giá bán điện, đề xuất ra giá bán bình quân. Huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình là nơi chúng tui chọn làm địa bàn để nghiên cứu.
Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này mang tính chất thống kê và phân tích hệ thống vì nó liên quan đến những vấn đề kinh tế, kỹ thuật.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Thực trạng lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình.
Phần II: Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
Do thời gian thực tập làm đề tài có hạn, khả năng chuyên môn còn có nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và của các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thiết bị trạm biến áp, đường dây...
+ : Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.
+ L: Chiều dài dây dẫn: là yếu tố liên quan trực tiếp đến kết cấu lưới điện bán kính của lưới điện. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điện áp vận hành của đường dây. Bán kính của lưới điện càng lớn thì tổn thất càng cao. Để giảm hao tổn trên lưới và để đảm bảo chất lượng điện áp người ta thường giảm bán kính của lưới.
+ S: Tiết diện dây dẫn
Yếu tố này liên quan trực tiếp đến chi phí vật liệu và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ phát nóng cho phép của dây dẫn. Việc chọn tiết diện cho phù hợp cũng là vấn đề cần thiết để đảm bảo khả năng truyền tải trên đường dây.
1.2.2.Tổn thất điên năng trong máy biến áp.
Tổn thất điện năng của máy biến áp hai cuộn dây.
DABA = DP0.T + DPk.k2pt.t (kWh) (2.4.4)
Nếu có n máy biến áp vận hành song song thì hao tổn điện năng được tính:
(kWh) (2.4.5)
Trong đó:
DP0, DPk: Hao tổn công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp,(kW).
Smax, Sn: Công suất cực đại và công suất định mức của máy biến áp, (kVA).
t: Thời gian tính tổn thất, (h)
t: Thời gian hao tổn công suất cực đại của máy biến áp, (h).
Như vậy ta thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất trong máy biến áp không chỉ phụ thuộc vào kết cấu máy mà còn phụ thuộc vào phụ tải và cách vận hành của lưới.
+ DP0: Thành phần này không thay đổi hay ít thay đổi nó phụ thuộc vào kết cấu của mạch từ của máy biến áp, vật liệu từ và cách chế tạo máy biến áp.
+ t: Thời gian vận hành thực tế của máy biến áp, yếu tố nay ít thay đổi hầu hết các máy biến áp được vận hành cả năm trừ thời gian sự cố và thời gian sửa chữa.
+ DPk: Tổn thất ngắn mạch của máy biến áp.
+ Smax: Phụ tải cực đại phụ thuộc vào tính chất của phụ tải.
+ Sn: Công suất định mức của máy biến áp, phụ thuộc vào độ lớn của tải để chọn máy có công suất định mức phù hợp để lưới vận hành an toàn mà ít hao tổn nhất.
1.2.3.Tổn thất trang thiết bị khác.
Trong các thành phần tổn thất kỹ thuật ngoài tổn thất kỹ thuật trên lưới, trong máy biến áp phải kể đến các trang thiết bị khác như dao cách ly, bảo vệ Imax, máy cắt, máy biến dòng… Lượng tổn thất này cũng gần giống như tổn thất trên đường dây.
DP = 3.I2max.R (kW) (2.4.6)
Trong đó:
Imax: Dòng điện phụ tải qua thiết bị, (A)
R: Điện trở của thiết bị, (W)
DP: Tổn thất công suất tác dụng, (kW)
Khác với tổn thất trên đường dây, R là đại lượng có thể thay đổi được trong thiết bị vận hành. Điện trở của các thiết bị là yếu tố cố định dược chế tạo sẵn. Thông thường các yếu tố này khá nhỏ phụ thuộc vào chất lượng chế tạo trang thiết bị đó. Tuy nhiên việc lắp đặt các thiết bị đó cũng có thể gây nên tổn thất đáng kể nếu chất lượng thi công thấp.
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI.
Như trên ta đã biết thành phần chi phí cho hao tổn khá lớn so với các chi phí khác do đó để giảm giá thành truyền tải điện năng trên lưới ta phải giảm hao tổn điện năng trên lưới điện.
Để giảm hao tổn điện năng trên lưới có nhiều giải pháp khác nhau. Song cũng có nhiều giải pháp rất khó áp dụng trong thực tế khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn hạn chế. Ta chỉ có thể áp dụng các giải pháp đó cho từng trường hợp, từng khu vực.
2.1.Nâng cao hệ số công suất của mạng điện.
Trong mạng điện nông thôn hiện nay hệ số công suất thường rất thấp do nhiều nguyên nhân gây nên. Hệ số công suất thấp sẽ dẫn đến chế độ làm việc của mạng điện không có hiệu quả kinh tế, bởi vậy cần thực hiện các giải pháp khắc phục.
Hệ số công suất trung bình của mạng điện hạ áp có thể được xác định:
Trong đó:
- Ar, Ax: Điện năng hữu công và vô công trên thanh cái trạm biến áp trung gian.
Đây là một trong những giải pháp thường được áp dụng trong lưới điện ở mọi cấp điện áp. Khi cosj mạng điện lớn, lượng công suất phản kháng Q truyền tải trong mạng sẽ giảm đi. Do đó ta phải tìm cách nâng cao hệ số cosj của lưới.
* Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số cosj:
- Nâng cao hệ số cosj là mộ trong những biện pháp quan trọng để tiết kiệm điện năng.
- Tỷ lệ tiêu thụ công suất phản kháng của các thiết bị trong mạng là:
+ Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60 – 65% tổng công suất phản kháng của mạng.
+ Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20 – 25%.
+ Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị khác tiêu thụ khoảng 10%.
Như vậy động cơ không đồng bộ và máy biến áp là hai loại máy điện tiêu thụ nhiều công sất phản kháng nhất.
+ Giữa P và Q có mối quan hệ: j = arctg(Q/P).
Vậy khi công suất tác dụng của mạng P không đổi nếu dùng các biện pháp làm giảm Q thì sẽ mang lại hiệu quả:
Giảm được tổn suất công suất và điện áp trong mạng điện.
(kW)
(kV)
Quan hệ giữa công suất định mức (Sn), cosj và khả năng mang tải (P) của thiết bị như sau:
P = Sn. cosj
Nếu dùng các biện pháp bù làm tăng hệ số cosj thì sẽ làm tăng khả năng mang tải của thiết bị.
Để nâng cao hệ số cosj của lưới thường áp dụng các biện pháp:
* Nâng cao hệ số cosj tự nhiên.
- Nâng cao hệ số công suất của các hộ dùng điện (Giảm lượng công suất phản kháng tiêu thụ tại các hộ dùng điện). Hợp lý hóa quy trình công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và vận hành hệ thống điện.
- Quy định hệ số công suất bắt buộc đối với hộ dùng điện.
- Lựa chọn và vận hành các thiết bị điện trong lưới một cách hợp lý chất lượng cao công suất phù hợp.
- Giảm điện áp ở những động cơ làm việc non tải, thường đổi tổ nối dây của động cơ từ tam giác ra đấu sao.
- Hạn chế động cơ chạy không tải.
Chúng ta đã biết khi động cơ làm việc non tải thì cosj rất thấp. Vì thế hạn chế động cơ chạy không tải là biện pháp tốt nhất nâng cao hệ số cosj
- Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ.
- Thay máy biến áp làm việc non tải bằng máy biến có dung lượng nhỏ hơn.
Thay đổi và cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất. Biện pháp này có hiệu quả cao hơn ở những xí nghiệp công nghiệp có nhiều động cơ và máy công tác.
- Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn. Khi làm việc động cơ không đồng bộ tiêu thụ lượng công suất phản kháng bằng:
Q = Q0 + (Qn – Q0).K2pt (kVAr)
Trong đó:
Q0: Công suất phản kháng lúc động cơ làm việc không tải.
Qn: Công suất phản kháng lúc động cơ làm việc với tải định mức.
Kpt: Hệ số phụ tải
Thông thường Q0 = (60 – 70)%.Qn
Điềukiện kinh tế cho phép thay thế động cơ là:
+ Kpt< 0,45 thì việc thay thế bao giờ cũng có lợi.
+ 0,45 < Kpt < 0,7 thì việc thay thế phải so sánh kinh tế kỹ thuật mới xác định được hiệu quả kinh tế khi thay đổi.
* Bù công suất phản kháng tại các phụ tải điện và trạm biến áp.
Với biện pháp này sẽ làm tăng chi phí khấu hao do phải bỏ ra một lượng vố...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược ở thai phụ có sẹo mổ lấy thai Y dược 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinamilk tại TPHCM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top