Nyle

New Member

Download miễn phí Đề án Sử dụng một số phương pháp thông kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006





MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 3
I. VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 3
II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 5
1. Về sản lượng xuất khẩu cà phê. 5
2. Về giá trị xuất khẩu cà phê. 6
3. Thị trường xuất khẩu cà phê hiện nay. 7
4. Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu cà phê. 10
CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 13
I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 13
1. Khái niệm, tác dụng và những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 13
1.1 Khái niệm 13
1.2 Tác dụng 13
1.3 Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 13
2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu cà phê. 15
2.1. Sản lượng cà phê thu hoạch. 15
2.2 Sản lượng cà phê xuất khẩu. 16
2.3. Giá trị cà phê xuất khẩu. 16
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 16
1. Dãy số thời gian. 16
1.1 Mức độ bình quân qua thời gian. 17
1.2 Lượng tăng ( hay giảm ) tuyệt đối. 17
1.3. Tốc độ phát triển. 19
1.4. Tốc độ tăng ( hay giảm ) 20
1.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng ( hay giảm ) liên hoàn. 20
2. Phương pháp chỉ số. 21
3. Dự đoán thống kê. 23
3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân. 23
3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 24
3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 24
3.4. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 25
3.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) 27
CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 29
I. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU. 29
1. Về sản lượng cà phê xuất khẩu. 29
2. Về giá trị cà phê xuất khẩu. 32
II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 34
III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN ĐỂ DỰ ĐOÁN SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU NĂM 2007, 2008. 37
1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. 38
2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 38
3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 40
4. Dự đoán dựa vào san bằng mũ. 42
5. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. 43
IV. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 45
1. Kiến nghị. 45
2. Giải pháp. 45
C. KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tầng chưa tương xứng, chưa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê.
Thứ năm là hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Ở các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa được đặc biệt chú ý thì công tác này ở Việt Nam bị coi nhẹ. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hóa vượt quá sức của họ.
Thứ sáu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nước ta thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới. Phần lớn các đơn vị chỉ thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại.
Cuối cùng, Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng về vốn, công nghệ chế biến, kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ… để tạo điều kiện cho các DN xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính chất bền vững.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006.
I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.
1. Khái niệm, tác dụng và những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.1 Khái niệm
Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan.
Hệ thống chỉ tiêu này được hình thành qua những biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp của nội dung nghiên cứu. Mặt khác, nó được hình thành từ những nhóm chỉ tiêu đã được xây dựng cho những nhu cầu riêng.
1.2 Tác dụng
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm xác định nhu cầu thông tin cần thu thập cho quá trình nghiên cứu thống kê.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp lượng hoá các mặt của hiện tượng, lượng hoá cơ cấu, các tính chất của hiện tương và mối liên hệ cơ bản của hiện tượng.
Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.3.1 Đảm bảo tính hướng đích.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và đảm bảo đạt được mục đích nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. Vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin của những mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu, nó giúp ta lựa chọn những chỉ tiêu cần thiết đưa vào hệ thống.
Đảm bảo tính hệ thống.
Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học. Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt và giữa các hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan ( trong phạm vi mục đích nghiên cứu ) có sự gắn kết với nhau. Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản đầy đủ và sâu sắc hiện tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu bộ phận, các chỉ tiêu chung lẫn các chỉ tiêu nhân tố đều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phương pháp tính và phạm vi tính toán.
Đảm bảo tính khả thi.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhân tài, vật lực để có thể tiến hành thu thập và tổng hợp chỉ tiêu trong sự tổng hợp nghiêm ngặt.
Đảm bảo tính hiệu quả.
Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu đồng thời thu thập thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc áp dụng phương pháp thống kê để phân tích và dự đoán. Phải xem xét đến khả năng tổng hợp các chỉ tiêu để đảm bảo chi phí tối đa. Phải cân nhắc thật kỹ để xác định những chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất, vừa đủ số chỉ tiêu. Không nên đưa vào hệ thống các chỉ tiêu thừa và chưa thật sự cần thiết.
Đảm bảo tính thích nghi.
Hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với không gian cũng như thời gian của vấn đề nghiên cứu, cần loại bỏ những chỉ tiêu không còn phù hợp và thêm vào những chỉ tiêu cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu.
2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu cà phê.
2.1. Sản lượng cà phê thu hoạch.
Đây là chỉ tiêu số lượng tuyệt đối thời kỳ phản ánh lượng cà phê thu hoạch được trong từng năm.
Thông qua chỉ tiêu này để chức năng suất cây trồng. Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng thu hoach cà phê giai đoạn 1996 – 2006.
Bảng 6: Bảng số liệu về sản lượng thu hoạch cà phê giai đoạn 1996 – 2006.
Năm
Sản lượng thu hoạch ( 1000 tấn)
1996
316,900
1997
420,500
1998
427,400
1999
553,200
2000
802,500
2001
840,600
2002
699,500
2003
793,700
2004
836,000
2005
752,100
2006
853,500
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê)
Nhìn bảng số liệu ta thấy sản lượng cà phê thu hoạch của nước ta tăng không đều qua các năm. Cụ thể, tử năm 1996 đến năm 2001 sản lượng cà phê thu hoạch tăng lên nhưng đến năm 2002sản lượng cà phê thu hoạch giảm so với năm 2001.(giảm 16,8%) và thời gian sau lại tiếp tục tăng trở lại đến năm 2005 sản lượng cà phê thu hoạch lại giảm.
2.2 Sản lượng cà phê xuất khẩu.
Đây là chỉ tiêu số lượng tuyệt đối thời kỳ phản ánh lượng cà phê xuất khẩu được trong từng năm.
Chỉ tiêu này là cơ sở để tính chỉ tiêu giá trị xuất khẩu cà phê và thông qua chỉ tiêu này giúp cho các nhà hoạch định chiến lược đưa ra các phương pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu.
2.3. Giá trị cà phê xuất khẩu.
Đây là chỉ tiêu giá trị tuyệt đối thời kỳ phản ánh giá trị cà phê xuất khẩu được trong từng năm.
Qua chỉ tiêu này ta biết được giá trị xuất khẩu cà phê chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị xuất khẩu của nước ta.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1. Dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là:
Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí.
Các khoảng thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ.
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính qui luật của sự biến động, từ đó tiến hành đoán các mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
Trong phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu. Để phân tích người ta sử dụng các loại chỉ tiêu sau:
1.1 Mức độ bình quân qua thời gian.
Chỉ tiêu này ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Chi - huyện T Khoa học Tự nhiên 0
C Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên Luận văn Sư phạm 0
T Đáp án, đề thi Lịch sử THPT quốc gia 2015 Ôn thi Đại học - Cao đẳng 1
G [Free] Đề án Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Đề án Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghi Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Đề án Đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L Đề án Kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top