a_v_c_e_s_k

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC


Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1- Tìm hiểu về công nghệ thi công khoan cọc nhồi Trang 3
Đ 1.1. Phạm vi và nhu cầu sử dụng máy khoan cọc nhồi 3
1.1.1. Giới thiệu máy tạo lỗ khoan cọc nhồi 3
1.1.2. Phạm vi sử dụng khoan cọc nhồi 3
1.1.3. Giới thiệu tổng quan về máy khoan cọc nhồi kiểu thùng xoay 4
1.1.4. Giới thiệu máy thiết kế 4
Đ 1.2. Chế tạo dung dịch bentonite (bùn khoan) 5
1.2.1. Tính chất dung dịch bentonite mới trước khi dùng 5
1.2.2. Sử dụng và sử lý dung dịch bentonite (bùn khoa) 5
Đ 1.3. Chọn phương pháp thi công công trình 8
1.3.1. Sơ đồ thi công cọc khoan nhồi 8
1.3.2. Công tác chuẩn bị 8
1.3.3. Định vị hố khoan 9
1.3.4. Công tác khoan tạo lỗ 9
1.3.5. Gia công và hạ lồng thép 13
1.3.6. Công tác đổ bê tông 14
1.3.7. Rút ống vách và lấp đầu cọc 16
1.3.8. Kiểm tra và nghiệm thu 17
Chương 2: Lựa chọn phương án 18
2.1.Lựa chọn phương án 18
2.2. Lựa chọn thiết bị cơ sở 19
Chương 3: Tính toán máy khoan cọc nhồi 22
Đ3.1. Nội dung thiết kế 22
3.1.1. Lý thuyết khoan 22
3.1.2. Tính các thông số cơ bản 22
3.1.3. Các số liệu thiết kế 22
Đ3.2. Phân tích chung 23
3.2.1. Phân tích lực khi khoan 23
3.2.2. Tính các lực cơ bản 23
Đ3.3. Thiết kế cụm cơ cấu quay dẫn động cần khoan 27
3.3.1. Lựa chọn thiết bị 27
3.3.2. Tính chọn môtơ thuỷ lực 27
3.3.3. Sơ đồ dẫn động và phân phối tỉ số truyền 28
3.3.4. Thiết kế bộ truyền bánh răng hành tinh 2 cấp 29
3.3.5. Tính hiệu suất truyền động của hộp giảm tốc 42
3.3.6. Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ 1 cấp 43
3.3.7. Tính toán các trục bánh răng 48
3.3.8. Chọn ổ đỡ cho bộ truyền 58
3.3.9. Tính các mối ghép then và then hoa 61
3.3.10. Thiết kế đĩa truyền mômen xoắn C1 và C2 67
3.3.11. Tính thiết kế bôi trơn hộp giảm tốc 67
3.3.12. Thiết kế vỏ hộp giảm tốc 67
3.3.13. Thiết kế chi tiết cơ cấu quay dẫn động cần khoan 68
Đ 3.4. Thiết kế giá dẫn hướng 69
3.4.1. Tính chọn gầu 69
3.4.2. Tính chọn cần khoan 69
3.4.3. Thiết kế giá dẫn hướng 70
3.4.4. Kiểm nghiệm điều kiện bền của giá dẫn hướng 77
Đ3.5. Thiết kế phần khung dẫn động cần 82
3.5.1. Phân tích động học cơ cấu phẳng toàn khớp thấp - bài toán vị trí 83
3.5.2. Phân tích lực cơ cấu phẳng tác dụng lên hệ cơ cấu hình bình hành 84
3.5.3. Thiết kế thanh chống 85
3.5.4. Thiết kế cần dẫn động 94
Đ.3.6. Thiết kế, tính chọn các cơ cấu khác 99
3.6.1. Tính chọn cơ cấu nâng hạ lồng cốt thép 99
3.6.2. tính chọn tang, cáp, puly đổi hướng cho cơ cấu nâng hạ cần khoan 106
3.6.3. Tính chọn xilanh thủy lực 111
3.6.4. Tính mối hàn cho giá dẫn hướng 112
Đ 3.7. Công nghệ chế tạo trục 113
3.7.1. Nội dung và trình tự thiết kế 113
3.7.2. Phân tích chi tiết gia công và xác định dạng sản xuất 113
3.7.3. Xác định phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi 113
3.7.4. Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết 114
3.7.5. Tính lượng dư gia công 115
3.7.6. Tính chế độ cắt 117
3.7.7. Trình tự tiến hành các nguyên công 120
Đ.3.8. Tính ổn định của máy khi làm việc 126
3.8.1. Trường hợp 1: Khi máy cẩu lồng thép vào hố khoan 126
3.8.2. Trường hợp 2: Khi máy rút gầu khoan lên 128
3.8.3. Trường hợp 3: Khi máy quay 1 góc 900 để khoan 129
Chương 4- Một số qui định khi lắp ựng và sử dụng máy 131
4.1. Lắp dựng máy 131
4.2. Một số quy định khi sử dụng máy 132
4.3. Các biện pháp an toàn khi thi công khoan cọc nhồi 132
4.4. Công Tác theo dõi, ghi chép, lấy mẫu 133
4.5. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi 133
Kết luận chung 136
Tài liệu tham khảo 137

4.5. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
Việc kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi nói chung phải thực hiện trực tiếp tại hiện trường, do sự phức tạp trong thi công, giá thành cũng như tính chất quan trọng của cọc khoan nhồi đối với công trình nên yêu cầu kiểm tra ở giai đoạn chế tạo cọc phải hết sức nghiêm ngặt, tỷ lệ lượng cọc kiểm tra nhiều vì nếu có một sự sai sót nào đó trong quá trình chế tạo gây hư hỏng sẽ rất khó sửa hay nếu khắc phục thì chi phí sẽ rất lớn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: nguyên nhân gây hư hỏng cọc khoan nhồi rất đa dạng nhưng phần lớn các khuyết tật là do công nghệ thi công không thích hợp gây ra vì vậy cần kiểm tra chặt chẽ toàn bộ các công đoạn thi công cọc.
Tuy vậy, sau khi đã đổ bê tông xong việc kiểm tra chất lượng cọc vẫn cần thiết nhằm phát hiện khuyết điểm và xử lý những cọc bị hư hỏng. Đối tượng của việc kiểm tra cọc khoan nhồi là chất lượng của nền đất và chất lượng của bản thân cọc. Vấn đề kiểm tra cả 2 chỉ tiêu này đã có nhiều phương pháp thực hiện bằng các công cụ hiện đại, có thể phân ra 2 phương pháp cơ bản là phương pháp tĩnh và phương pháp động.
4.5.1. kiểm tra bằng phương pháp tĩnh.
- Phương pháp gia tải tĩnh: đây là phương pháp phổ biến và đáng tin cậy để kiểm tra khả năng chịu tải của cọc. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể người ta có thể xác định khả năng chịu nén, chịu kéo hay chịu đẩy của cọc. Về đối tượng gia tải có thể sử dụng các vật nặng để chất tải hay sử dụng khoan neo xuống đất. Có 2 quy trình nén tĩnh được sử dụng trong thực tế là:
+ Quy trình thí nghiệm nén chậm với tải trọng không đổi để đánh giá đồng thời khả năng chịu tải và tốc độ lún của cọc theo thời gian. Thí nghiệm cọc theo quy trình này đòi hỏi nhiều thời gian, có thể kéo dài nhiều ngày.
+ Quy trình tốc độ chuyển dịch không đổi nhằm mục đích duy nhất là đáng giá khả năng chịu tải của cọc. Thí nghiệm theo quy trình này chỉ kéo dài 3 -5 giờ.
Ngoài 2 quy trình trên người ta còn áp dụng một số quy trình thí nghiệm nhanh với gia tải không đổi, quy trình thí nghiệm cân bằng.
- Phương pháp khoan lấy mẫu ở lõi cọc: dùng máy khoan lấy các mẫu hình trụ có đường kính từ 50 - 150mm ở các độ sâu khác nhau dọc suốt chiều dài thân cọc ở 3 vị trí cách đều nhau trên mặt ngang của cọc.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể xác định chính xác chất lượng bê tông của cọc nhưng nhược điểm là chi phí lấy mẫu khá lớn. Khi khoan 3 lỗ cho mỗi cọc nếu khoan hết cả chiều dài thì chi phí khoan xấp xỉ bằng giá thành cọc.
- Phương pháp siêu âm: đây là phương pháp rất phổ biến vì nhờ nó có thể phát hiện các khuyết tật của bê tông đồng thời dựa vào sự tương quan giữa tốc độ truyền sóng và cường độ bê tông ta có thể biết được cường độ bê tông mà không phải lấy mẫu hay phá huỷ kết cấu.
Người ta đặt 2 ống thép có đường kính 80mm vào lồng thép với chiều dài ống bằng chiều sâu hố đào đối xứng nhau qua trục của cọc trước khi tiến hành đổ bê tông. Sau này, khi kiểm tra chất lượng của cọc thì đưa đầu thu và đầu siêu âm vào 2 ống thép trên và luôn được giữ ở cùng một cao trình, sóng siêu âm sẽ quét theo tiết diện của cọc. Bằng cách này người ta đánh giá được chất lượng bê tông nằm giữa 2 lỗ khoan. Để kiểm tra chặt chẽ hơn chất lượng cọc có thể khoan hay đặt sẵn từ 3 -5 lỗ trên mỗi cây cọc thí nghiệm. Có thể sử dụng phương pháp siêu âm mà đầu thu và đầu phát cùng được gắn trên một thanh chế tạo bằng vật liệu cách âm.
Phương pháp siêu âm cho kết quả chính xác, đáng tin cậy, giá thành thí nghiệm không quá cao, ở nhiều nước quy định số cọc phải thí nghiệm theo phương pháp này là 10% số cọc.
4.5.2. Kiểm tra bằng phương pháp động.
- Phương pháp đo âm dội: nguyên lý là sử dụng lý thuyết từ hiện tượng âm dội: người ta gõ một búa vào đầu cọc, một thiệt bị ghi gắn ngay trên đầu cọc để ghi các hiệu ứng về âm dội, kết quả đo đạc sẽ được máy tính xử lý và cho ra kết quả về chất lượng cọc.
Phương pháp này đơn giản, tốc độ kiểm tra rất nhanh có thể đạt tới 300 cọc/ngày nhưng nhược điểm cơ bản của phương pháp này là chính xác chỉ đạt yêu cầu với độ sâu 20m trở lại ( phương pháp biến dạng nhẹ).
- Phương pháp rung: Cọc thí nghiệm được rung cưỡng bức với biên độ không đổi trong khi tần số rung được thay đổi trong một dải khá rộng. Tần số cộng hưởng ghi được sẽ cho ta biết các khuyết tật của cọc như tiết diện bị giảm yếu, cường độ bê tông thay đổi.
Phương pháp chỉ mới áp dụng chủ yếu ở Pháp bởi thí nghiệm khá phức tạp và đòi hỏi người phân tích đánh giá kết quả phải có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.
- Phương pháp biến dạng lớn: theo phương pháp này, xung chấn động được tạo bởi búa có trọng lượng đủ lớn (15 - 20 tấn) để huy động toàn bộ khả năng chịu tải của đất nền. Trong thí nghiệm chỉ cần 2-3 nhát búa là đủ nhưng cọc phải đạt độ dịch chuyển cần thiết. Người ta ghi sóng gia tốc và sóng biến dạng cho mỗi nhát búa. Kết quả được xử bằng các chương trình máy tính. Do năng lượng sử dụng trong thí nghiệm rất lớn trong thực tế có thể phát hiện được khuết tật của cọc ở độ sâu không hạn chế.
Nhược điểm của phương pháp này là thiết bị của búa nặng và cồng kềnh mặt khác do lực xung động lớn có thể lằm hỏng cọc.
- Phương pháp tĩnh động (Statnamic): Nguyên lý là áp dụng nguyên tắc hoạt động của động cơ tên lửa: thiết bị thí nghiệm được gắn vào đầu cọc cùng với thiết bị gây nổ để tạo ra phản lực trên đầu cọc. Khi nổ, các thông số về gia tốc, biến dạng và chuyển vị đầu cọc sẽ được thiết bị thí nghiệm ghi lại và nhờ các phương trình về truyền sóng sẽ cho ta biểu đồ quan hệ giữa tải trọng tác dụng và chuyển vị, từ đó sẽ xác định được tải trọng giới hạn của
Kết luận chung

Thiết bị làm việc tốt trên các nền đất thường gặp ở Việt Nam (Các loại đất cát, đất trồng trọt,đất sét, đất dá có độ cứng f  0,5 với độ sâu đào tối đa là 50m đáp ứng được yêu cầu xử lý nền móng trong các công trình xây dựng lớn. Máy có độ ổn định cao cả khi không làm việc cũng như trong các trường hợp làm việc(khoan và cẩu).
Thiết bị đòi hỏi một số yêu cấu như:
+ Quy trình an toàn đòi hỏi nghiêm ngặt.
+ Thợ lái phải có tay nghề cao, nắm vững chức năng, tác dụng, nguyên lý và các yêu cầu đặc biệt của thiết bị.
Trong nội dung chăm sóc thường xuyên cần thêm công việckiểm tra độ chặt của các bulông, các chốt lắp ghép, bôi trơn các puly, cáp nâng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

có bản vẽ
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top