creater_aipa

New Member
Đề tài Tìm hiểu khái niệm thương nhân- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân theo luật Thương Mại Việt Nam

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu khái niệm thương nhân- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân theo luật Thương Mại Việt Nam





MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU.
PHẦN II. NỘI DUNG.
A/ Khái niệm về thương nhân.
1. Khái niệm.
2. Phân tích khái niệm.
3. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân.
B/ Quyền - nghĩa vụ của các Thương nhânViệt Nam thuộc các thành phần kinh tế.
1. Quyền của các thương nhân Việt Nam.
2. Nghĩa vụ của các thương nhân Việt Nam.
C/ Quyền - Nghĩa vụ của các thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
1. Hình thức hoạt động.
- Văn phòng đại diện.
- Chi nhánh.
2.Nội dung hoạt động. a. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện.
b. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh.
PHẦN III. PHẦN KẾT.
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thì được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân(Theo điều 17 mục 3 luật Thương Mại nước Việt Nam). Ngoài ra, tại nghị định số 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 31-7-1998 trong mục về kinh doanh xuất nhập khẩu cũng quy định: “ Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận kinh doanh”
Như vậy thương nhân có thể hiểu là các cá nhân và pháp nhân kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật và được phép quan hệ trao đổi Thương Mại với các thương nhân nước ngoài .
Theo luật Thương Mại Quốc Tế : thương nhân là các bên tham gia vào các hoạt động Thương Mại Quốc Tế để hưởng các quyền và các nghĩa vụ nhất định
2.Phân tích khái niệm
- So với luật Thương Mại Việt Nam, thì luật Thương Mại Pháp lại có khái niệm hơi khác một chút ,theo bộ luật Thương Mại Pháp thì thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và đó là nghề thương xuyên của họ. Luật Thương Mại Pháp còn làm rõ thêm là một người muốn được xác định là thương nhân thì không những họ phải thực hiện những hành vi thương mại mà công việc đó phải là nghề nghiệp thường xuyên của họ.
-Một số quốc gia khác còn đưa thêm một dấu hiệu của thương nhân là phải thực hiện các hành vi Thương Mại nhân danh mình và lợi ích của bản thân mình.
-Theo điều 104 Bộ luật Thương Mại Hoa Kỳ thì thương nhân là những người thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng của các hợp đồng Thương Mại .
Trong phần khái niệm về thương nhân này, chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
a.Cá nhân:
- Cá nhân muốn trở thành thương nhân phải thoả mãn một số điều kiện do pháp luật quy định.
- Luật Thương Mại Việt Nam quy định:Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đân sự đầy đủ nếu có yêu cầu hoạt động Thương Mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân . Theo luật của ta thì những người có năng lực hành vi dân sự là những nhười có năng lực pháp luật tức là những người được pháp luật trao cho quyền và năng lực hành vi tức là khả năng của người đã được pháp luật giao quyền. theo bộ luật dân sự của Việt Nam, người chưa đủ 18 tuổi khi giao kết và thực hiện các hợp đồng dân sự phải được ngưòi thay mặt theo pháp luật đồng ý, trừ các hợp đồng dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người đủ15 tuổi trở lên chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình ký kết thực hiện hợp đồng dân sự mà không cần có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật trừ trường hợp có các quy định khác. Người nghiện ma tuý hay nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá sản của gia đình, nếu toà án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi thì việc giao kết các hợp đồng dân sự có liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật trừ hợp đồng dân sự nhỏ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.So với ta thì pháp luật của các nước phương tây có 2 điều kiện : điều kiện con người và điều kiện liên quan tới nghề nghiệp, công việc và hoạt động của họ.Về điều kiện liên quan tới con người,pháp luật các nước nói chung đều thống nhất là : Cá nhân muốn là thương nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi - điều này giống với luật của ta. Về điều kiện liên quan tới công việc, hoạt động của thương nhân , pháp luật các nước quy định không giống nhau.
Ví dụ:Luật của Nhật Bản quy định “thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia vào các giao dịch Thương Mại như là một nhà kinh doanh” (Điều 4 Bộ luật Thương Mại Nhật Bản – luật số 48 ngày 9/3/1899)
b.Pháp nhân :Theo diều 17 luật Thương Mại Việt Nam thì các pháp nhân có đủ điều kiện để kinh doanh Thương Mại theo quy định của pháp luật cản trở thành thương nhân và là chủ thể của luật Thương Mại Quốc tế đó là:
- Các doanh nghiệp nhà nước (Luật doanh nghiệp nhà nước 1995)
- Tổ hợp tác (Luật hợp tác xã 1996)
- Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật công ty 1990)
- Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996)
- Nhóm kinh doanh.
- Doanh nghiệp các tổ chức chính trị – xã hội.
- Hộ gia đình.
Trên đây ta thấy các loại doanh nghiệp nói trên đều có đặc diểm chung là:
- Tài sản của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu (hay quyền quản lý) của doanh nghiệp.
- Là pháp nhân kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các tài khoản, nợ của doanh nghiệp không thuộc phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của doanh nghiệp.
*Pháp nhân: Là 1 tổ chức,nghĩa là 1 số người liên kết với nhau, có quyền hạn ngang nhau và hình thành ra 1 tổ chức đăng ký đúng thủ tục pháp luật, có cơ cấu chặt chẽ, có tài khoản, có trụ sở giao dịch, có con dấu chính thức và chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động của mình và tự chịu trách nhiệm trước pháp lý về toàn bộ hoạt động của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Các doanh nghiệp tư nhân theo luật Thương Mại Việt Nam thì không phải là những chủ thể của luật Thương Mại. Các doanh nghiệp tư nhân thực chất là các cá nhân có địa vị pháp lý nhưng khôn phải là pháp nhân vì các thành viên không có trách nhiệm ngang nhau.Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp, do đó trong khuôn khổ pháp luật họ tự quyết định các hoạt động kinh doanh của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ, và chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động của mình và chịu trách nhiệm bằng toànbộ tài sản cuả mình trong đó doanh nghiệp tư nhân có thể có 1 cơ cấu tổ chức hay không có cơ cấu tổ chức. cơ cấu tổ chức đựợc tính toán rất chặt chẽ, các doanh nghiệp tư nhân tuỳ từng trường hợp vào quy mô có thể đăng ký ở huyện hay ở tỉnh,toàn bộ vốn huy động vào kinh doanh phải đăng ký đầy đủ theo pháp luật.
* Tổ hợp tác:được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã của từ 3 cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản và công sức, cùng hưởng lợi, và cùng chịu trách nhiệm pháp lý về các hoạt động của mình.
* Hộ gia đình:Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể của hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực đó. Chủ hộ là thay mặt của hộ gia đình, giao kết các hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình, những thành viên trong gia đình c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top