dongnt_sami

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪVIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Tỷgiá và chính sách tỷgiá 1
1.1 Tỷgiá . 1
1.1.1 Khái niệm. 1
1.1.2.Các nhân tốtác động đến tỷgiá . .1
1.1.3.Các loại tỷgiá . . 4
1.1.3.1 Tỷgiá thực và tỷgiá danh nghĩa.4
1.1.3.2 Tỷgiá song phương và tỷgiá trung bình. . 5
1.1.4 Các học thuyết vềtỷgiá. 7
1.1.4.1 Học thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity - IRP) . 7
1.1.4.2 Học thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity- PPP) . .7
1.2 Chính sách tỷgiá . 9
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷgiá . 9
1.2.2 Phân loại chính sách tỷgiá. 10
1.2.2.1 Chính sách tỷgiá cố định . . 10
1.2.2.2 Chính sách tỷgiá linh hoạt . 13
1.2.3 Các công cụcủa chính sách tỷgiá . 14
1.2.4 Mối quan hệgiữa chính sách tỷgiá với các yếu tốkhác trong nền kinh tế. .16
1.3 Khảo sát chính sách tỷgiá của một sốquốc gia . 20
1.3.1 Phân loại chính sách tỷgiá của IMF . .20
1.3.2 Chính sách tỷgiá của Thailand . 22
1.3.3 Chính sách tỷgiá của Trung Quốc. 24
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 27
Kết luận chương 1 . 28
Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷgiá của Việt Nam trong những năm qua .
2.1 Thực trạng điều hành chính sách tỷgiá của Việt Nam từ1999- 2006 29
2.1.1 Khái quát vềbối cảnh kinh tếViệt Nam 1999 -2006 29
2.1.2 Phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷgiá của NHNN . 30
2.1.3 Tác động của tỷgiá đến nền kinh tế. 33
2.1.3.1 Chính sách tỷgiá và cán cân vãng lai . 33
2.1.3.2 Chính sách tỷgiá và cán cân vốn .39
2.1.3.3 Chính sách tỷgiá và quản lý ngoại hối . 43
2.2 Thực trạng điều hành chính sách tỷgiá từ2006 đến nay . 43
2.2.1 Bối cảnh kinh tếViệt Nam .43
2.2.2 Phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷgiá của NHNN 44
2.2.2.1 Mục tiêu của chính sách tỷgiá . .44
2.2.2.2 Các công cụ điều hành chính sách tỷgiá . 46
2.2.2.3 Diễn biến tỷgiá giai đoạn 2007 đến nay .50
2.2.3 Tác động của tỷgiá đến nền kinh tế . 53
2.2.3.1 Chính sách tỷgiá và cán cân vãng lai . . 53
2.2.3.2 Chính sách tỷgiá và cán cân vốn 56
2.2.3.3 Chính sách tỷgiá và quản lý ngoại hối 60
2.3 Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tỷgiá của NHNN 62
2.3.1 Những thành tựu 62
2.3.2 Những hạn chếvà nguyên nhân .65
Kết luận chương 2 69
Chương 3: Giải pháp điều hành chính sách tỷgiá của Việt Nam hiện nay
3.1 Chiến lược phát triển của Việt Nam 70
3.1.1 Cơhội và thách thức 70
3.1.2 Định hướng của chính sách tiền tệ .72
3.2 Giải pháp điều hành chính sách tỷgiá trong ngắn hạn .74
3.2.1 Điều hành linh hoạt tỷgiá cơbản do NHNN công bố 74
3.2.2 Cần có sựphối hợp hài hoà giữa chính sách tỷgiá với chính sách lãi suất .75
3.2.3 Sửdựng nghiệp vụthịtrường mởngoại tệmột cách thận trọng 76
3.2.4 Phát triển thịtrường ngoại tệliên ngân hàng .78
3.2.4.1 Gia tăng quỹdựtrữngoại hối quốc gia .78
3.2.4.2 NHNN cần thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng .80
3.2.4.3 Đối với các nghiệp vụkinh doanh tiền tệ .81
3.2.5 Kiểm soát và tiến tới loại bỏthịtrường ngoại tệchợ đen 84
3.3 Giải pháp điều hành tỷgiá trong dài hạn 84
3.3.1 Điều chỉnh tỷgiá linh hoạt hơn tiến dần đến thảnổi tỷgiá 85
3.3.1.1 Loại bỏdần các công cụkiểm soát tỷgiá mang tính hành chính .85
3.3.1.2 Áp dụng tỷgiá trung bình đểxác định giá trịbản tệ .86
3.3.2 Gia tăng tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệcủa NHNN .87
3.3.3 Giám sát chặt chẽnợcông .88
3.3.4 Ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại 91
3.3.4.1 Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá, dịch vụ .91
3.3.4.2 Thu hút và sửdụng hiệu quảnguồn vốn nước ngoài 92
3.3.5 Tham gia tích cực vào hoạt động tài chính, tiền tệtrong khu vực .96
Kết luận chương 3 .96
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chưa thể đánh giá mức biến động của dòng vốn này, tuy nhiên, kinh nghiệm từ các quốc
gia khác cho thấy, chiếm tỷ trọng lớn trong FPI thường là đầu tư vào thị trường chứng
khoán, do vậy, đây là dòng vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh tế của quốc gia nói
chung và sự biến động của tỷ giá nói riêng.
Biểu đồ 2.9: Biến động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) vào Việt Nam
Từ 2001 đến - 2009
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
Phần còn lại của của cán cân vốn, OI, bao gồm các khoản tín dụng ngắn và dài hạn, các
khoản cho vay xuyên biên (cross-border loans), các khoản tiền gửi ngân hàng và các
luồng vốn khác liên quan đến thương mại xuyên biên (cross-border trades). Mặc dù khó
tách riêng từng khoảng mục trên nhưng vẫn có thể thấy được rằng, với đa phần khoản
mục thuộc về tiền gửi ngân hàng, và tín dụng ngắn hạn, rõ ràng đây là dòng vốn rất biến
động. Số liệu cũng đã cho thấy, trong giai đoạn này OI biến động liên tục. Theo số liệu
năm, OI thâm hụt ở 3 năm đầu của giai đoạn và thặng dư ở 4 năm còn lại, đặc biệt, vào
năm thâm hụt lớn (năm 2000, thâm hụt 1614 triệu USD), OI kéo theo sự thâm hụt của
cán cân vốn. Còn theo số liệu quí, sự biến động của OI càng mạnh mẽ, đặc biệt, sự biến
động này luôn kéo theo sự tăng giảm bất thường của cán cân vốn.
Biểu đồ 2.10 – Biến động cán cân vốn và tỷ giá VDN/USD từ 1999-2006
Nguồn: IMF (2009) , Niêm giám Thống kê Việt Nam năm 2009
Xét về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân vốn nói chung và các bộ phận của cán cân vốn
nói riêng, chúng ta quan tâm hơn đến độ lớn của các giao dịch vốn mang tính ngắn hạn.
Nguyên nhân là do các giao dịch vốn ngắn hạn sẽ nhạy cảm hơn, hay nói cách khác là dễ
dàng đảo chiều hơn với sự biến động của tỷ giá, và ở đây, rõ ràng các dòng vốn thuộc về
OI là đáng lưu tâm hơn cả. Tuy nhiên, do trong giai đoạn này, tỷ giá VND/USD tăng một
chiều trong biên độ hẹp nên tác động rõ rệt của tỷ giá lên cán cân vốn là không rõ ràng.
Nhìn ở hướng ngược lại, trong khi cán cân vốn tăng giảm liên tục và có những quí trong
giai đoạn chuyển sang thâm hụt mà nguyên nhân là do OI biến động nhưng nhưng tỷ giá
vẫn tăng đều.
Như vậy, rõ ràng, trong giai đoạn này, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân vốn là không
rõ ràng mà nguyên nhân là xuất phát từ chính sách tỷ giá của NHNN.
Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn khi nhận định về sự biến động của tỷ giá trên thị trường khi
chúng ta kết hợp cả CCVL và cán cân vốn để thấy được cán cân tổng thể của Việt Nam
từ đó thấy được tổng thể luồng vốn ngoại tệ vào ra Việt nam.
Biểu đồ 2.11 –Biến động cán cân tổng thể và tỷ giá VND/USD 1999Q1-2006Q4
Nguồn: IMF (2009); . vn
Theo biểu đồ, cán cân tổng thể của Việt Nam khá biến động trong giai đoạn này, đặc
biệt, có quí còn rơi vào thâm hụt. Như vậy, lẽ ra, theo đúng qui luật cung cầu, tỷ giá trên
thị trường phải có những biến động tương ứng. Nhưng tỷ giá VND/USD quá ổn định.
Như vậy phải chăng điều hành tỷ giá của NHNN quá tốt, luôn can thiệp đúng lúc với
nguồn cung thiếu hụt và nguồn cung dư thừa trên thị trường đảm bảo cho VND luôn
giảm giá nhẹ so với USD? Câu trả lời là không bởi như đã phân tích ở trên, tỷ giá tại các
NHTM và trên thị trường tự do luôn chịu áp lực tăng cao hơn tỷ giá do NHNN mong đợi
(trong biên độ), điều này thể thiện một sự lệch pha giữa cung và cầu.
Tóm lại, nhìn ở góc độ của luồng ngoại tệ vào ra quốc gia thể hiện qua cán cân thanh
toán, cụ thể là CCVL, cán cân vốn và cán cân tổng thể, biến động của tỷ giá chưa phản
ảnh luồng di chuyển của ngoại tệ. Ngược lại, sự tăng lên liên tục của VND/USD như là
một hệ quả cho sự thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế dẫn đến tỷ giá
VND/USD luôn chịu áp lực tăng giá trong dài hạn. Tuy nhiên, biên độ hẹp NHNN đặt ra
trong giai đoạn này đã làm cho tỷ giá thị trường bị hạn chế về khả năng biến động chính
vì vậy trong nhiều giai đoạn đã tạo ra sự lệch giá giữa thị trường tự do và thị trường
chính thức.
2.1.3.3 Chính sách tỷ giá và quản lý ngọai hối
Từ tháng 2/1999, cùng với sự thay đổi trong điều hành tỷ giá, chính sách quản lý ngoại
hối cũng ngày càng được nới lỏng. Trước hết là với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại
tệ. Nhằm giúp các doanh nghiệp linh hoạt và chủ động trong hoạt động kinh doanh chính
phủ đã liên tục điều chỉnh tỷ lệ kết hối đối với các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ
theo hướng giảm dần; cụ thể, theo quyết định 80/1999/QĐ-TTg (30/8/1999), tỷ lệ kết hối
là 50%; theo quyết định 61/2001/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán ngoại tệ và quyền mua ngoại
tệ của người cư trú là tổ chức và quyết định số 1076/2001/QĐ-NHNN ngày 27/8/2001,
tỷ lệ kết hối giảm còn 40%; quyết định 61/2002/QĐ-TTg ngày 15/5/2002, theo đó các
đơn vị có nguồn thu ngoại tệ chỉ kết hối 30% tổng số ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và
hiện nay tỷ lệ này là 0%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử bình
đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong các giao dịch ngoại hối. Một dấu ấn quan
trọng trong giai đoạn này là bằng việc công bố Pháp lệnh Ngoại hối (năm 2005), Việt
Nam đã tuyên bố tự do hóa giao dịch vãng lai. Đây cũng là một trong các điều kiện tiên
quyết giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng trong lãnh vực tài chính tiền tệ.
2.2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TỪ 2006 ĐẾN NAY
2.2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Từ 2006 đến nay, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều cột mốc đáng ghi nhận. Nếu như
ngày 11/1/2007, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là cột
mốc mở ra bước đường hội nhập sâu hơn và rộng hơn của nền kinh tế Việt Nam với nền
kinh tế thế giới, thì cuộc khủng hoảng tài chính từ nửa cuối năm 2008 là cột mốc biểu
hiện cho mức độ hội nhập của Việt Nam đã đủ sâu để chịu ảnh hưởng từ biến động của
nền kinh tế toàn cầu. Trong lãnh vực tiền tệ, Pháp Lệnh Ngoại Hối có hiệu lực từ
1.6.2006 đã thiết lập nền tảng pháp lý mới trong hoạt động ngoại hối và kinh tế đối ngoại
của Việt Nam.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá CPI từ 2007-2010
Năm 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8.5 6.2 5.3 6.7
Chỉ số giá CPI(%) 12.6 19.9 6.5 11.75
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch đầu tư
Năm 2006-2007, Việt Nam được WTO xếp thứ 6 trên thế giới về sự hấp dẫn đầu tư và
được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong khu vực. Cùng với sự hoàn thiện và thông thoáng hơn trong các
chính sách thu hút nguồn lực bên ngoài, kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc
biệt là vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh mẽ, góp thêm nguồn vốn vào bộ
máy kinh tế đang đà tăng trưởng. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá và đạt mức
tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm vào năm 2007, xấp xỉ 8.5%, trong bối cảnh kinh
tế tương ...


Link download cho anh em:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
H Ad giúp em tải tài liệu 22 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 2018 MÔN VẬT LÝ LỚP 11 CHUYÊN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT Khởi đầu 3
D Tài liệu ôn thi agribank 2019 đề thi và đáp án giải chi tiết Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của viện cơ khí năng lượng và mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty CP Xây dựng Bảo Tàng Luận văn Kinh tế 0
N Đề tài: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước tp.Hồ Chí Minh giai đoa Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top