fan_tazy

New Member

Download miễn phí Báo cáo Phân tích những nguồn lực chính của Quảng Ninh cho phát triển kinh tế xã hội





Tài nguyên khoáng sản đã được phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng, có 140 mỏ và điểm quặng thuộc nhiều loại như than đá, đá vôi, cao lanh, sét, thủy tinh nhưng nhiều nhất là đá vôi và than đá.Trong đó nguồn lực chính đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế,xã hội của tỉnh là than đá.Than có đóng góp quan trọng trong phát triển GDP nghành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.90% trữ lượng than toàn quốc thuộc về tỉnh Quảng Ninh.Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó vùng Quảng Ninh lên tới 3,3 tỷ tấn.Đây chính là đặc điểm hình thành vùng khai thác than từ rất sớm.Thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 41 đơn vị khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển và chế biến thuộc tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam( TKV).Ngoài ra còn có hai đơn vị là công ty liên doanh PT Vietmindo Energitama và công ty Xi măng xây dựng Quảng Ninh khai thác than trong ranh giới mỏ của TKV.Vùng khai thác, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất rộng trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG & ĐÔ THỊ
BÁO CÁO THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP TẠI QUẢNG NINH
Nội dung: Phân tích những nguồn lực chính của Quảng Ninh mà Anh (Chị) biết cho phát triển kinh tế xã hội.Quan điểm của cá nhân đối với việc ưu tiên phát triển nguồn lực đó từ nay đến năm 2020.
Họ và tên : Hàn Trần Việt
Lớp : Kinh tế quản lý môi trường 47.
Khoa : Kinh tế quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị.
Giảng viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Quang Hồng. Khoa Kinh tế quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị.
Ths. Đinh Đức Trường. Khoa Kinh tế quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị.
HÀ NỘI, 2008
Lời mở đầu
Việc xác định được các nguồn lực chủ đạo dựa vào những điều kiện thuận lợi của quốc gia, vùng, hay địa phương có một ý nghĩa hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.Đó có thể là lợi thế tuyệt đối hay cũng có thể là lợi thế so sánh của vùng này với vùng khác.Dựa vào các nguồn lực đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có những phương án, các đề xuất để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo ra một những nét đặc trưng cho một quốc gia, một vùng, một địa phương đó.
Sau đợt thực tập kéo dài 4 ngày tại Quảng Ninh, được nghe, được trực tiếp chứng kiến sự thay đổi từng ngày, từng giờ trên mảnh đất này, tui thật sự bất ngờ chỉ sau mấy năm quay lại.Để được sự phát triển như ngày hôm nay, trước tiên đó là nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, biết phát huy nội lực, ngoại lực trên cơ sở chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Trong báo cáo này, tui xin nêu ra các nguồn lực chính của Quảng Ninh để phát triên kinh tế xã hội. Đó là: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật và đường lối phát triển.
I, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam.Tỉnh có hình dáng của hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.Phía Tây nằm tựa vào núi non trùng điệp.Phía Đông nghiêng xuống nữa đầu của vịnh Bắc Bộ với vùng biển khúc khuỷu, nhiều cửa sông, nhiều bãi triều, với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 hòn đảo có tên, còn lại không có tên.
Quảng Ninh có tọa độ địa lý khoảng 126o26’ đến 108o31’ kinh độ đông và từ 20o40’ đến 21o40’ vĩ độ bắc.Điểm cực nam ở xã Mạ Vùng huyện Vân Đồn, điểm cực tây là sông Vàng Chua, ở huyện Đông Triều, điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc huyện Bình Liêu, điểm cực đông là Mũi gót, xã Trà Cổ, Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 8.239, 243 km 2 ( phần đã xác định) trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2, vùng đảo, vịnh, biển là 2.448.253km2
Với một vị trí địa lý đặc biệt như vây, Quảng ninh đã có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch, phát triển hoạt động thương mại trên biển cũng như trên đất liền thông qua các cảng biển, cửa khâu.Đây cũng là những nguồn thu chủ yếu vào ngân sách hàng năm của tỉnh.
* Kinh tế biển.
Đó là bờ biển rộng 250 km, diện tích mặt biển rộng trên 6.000km2 với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh và các bãi triều.Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sảnVùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nhiều loại tôm cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao ở trong nước và xuất khẩu, đó là các loại cá như, cá chim, cá thu, cá ngừ, các loại tôm cua, hải sâm, sò huyết.., nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ phong phú, đa dạng ( cát, titan…); hệ thống cảng biển, cảng thuỷ nội bộ phong phú( bao gồm 6 cảng biển, hàng trăm cảng bến thuỷ nội địa).Đặc biệt, Quảng Ninh còn có Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới, và nhiều bãi đẹp là địa danh lý tưởng cho phát triển du lịch ở Vân Đồn, Trà Cổ, Bãi Cháy...Với lợi thế đặc biệt thuận lợi đó, Quảng Ninh đang tập trung phát triển kinh tế biển cho xứng với tiềm năng, lợi thế, yêu cầu đặt ra và đã đạt được những mục tiêu cụ thể.
+ Về du lịch
Có thể nói trong những năm qua, du lịch Quảng Ninh đã thật sự chuyển mình, đóng góp lớn cho sự phát triển du lịch của cả nước và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.Tổng số khách du lịch từ năm 2001 đến năm 2007 bình quân hàng năm tăng 14%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 16%, doanh thu tăng 25%.Hoạt động du lịch đã tác động tích cực đến ngành kinh tế dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Với những giá trị tiềm tàng vốn có, Vịnh Hạ Long đã hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch, đã từng hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.Đến với Hạ Long, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch như: ngắm cảnh, bơi thuyền, tắm biển…Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến thăm quan mới và tăng thêm nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.Sự tăng trưởng về khách du lịch ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây.Năm 1996, Vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì đến năm 2003, Vịnh Hạ Long đón 1.203.919 lượt khách.đoán năm 2008, Hạ Long sẽ đón khoảng 2,5 triệu lượt khách và mục tiêu đến năm 2010, Hạ Long sẽ là điểm đến của 5-6 triệu lượt khách.
+Về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản
Quảng Ninh có nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú , có nhiều loại tôm cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao ở cả trong nước và xuất khẩu.Đánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa về văn hoá và du lịch.Ngày nay, tỉnh đã đầu tư nâng cấp tầu thuyền, ngư cụ trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ,nâng cao sản lượng.Theo thống kê, tỉnh Quảng Ninh có 7.170 tầu, thuyền làm nghề khai thác thuỷ sản, trong đó có 6.780 phương tiện khai thác ven bờ chiếm gần 96%Hàng năm khai thác được 21.000 tấn hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Bên cạnh nguồn lợi hải sản tự nhiên Quảng Ninh còn có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong các vùng nước lợ, nước mặn và nước ngọt góp phần làm giàu cho tỉnh.Tổng diện tích đất đai Quảng Ninh là 587.679 ha, trong đó diện tích nước ngọt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 12.990 ha, diện tích rừng ngập măn ven biển là 43.093 ha, trên 20.000 ha diện tích eo biển kín gió xen kẽ đảo nhỏ của Vịnh là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.Với mục tiêu năm 2005 đạt 50 nghìn tấn hải sản, trong đó sản lượng khai thác là 25 nghìn tấn và sản lương nuôi trồng là 25 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60-65 triệu USD.Toàn tỉnh có 16.235 ha nuôi trồng thuỷ sản trong đó diện tích nươc ngọt là 1.850 ha, diện tích nuôi nước mặn, nước lợ là 14.385 ha, có 9 trại sản xuất tôm giống với công suất thiết kế 538 triệu con giống P15...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top