Naughton

New Member

Download miễn phí Ghép nối máy tính hiển thị thời gian thực lcd bằng cổng song song


Thanh ghi dữ liệu hay 8 đường dẫn dữ liệu không phải là đường dẫn 2 hướng trong tất cả các loại máy tính nên dữ liệu chỉ có thể được xuất ra qua các đường dẫn này cụ thể từ D0 đến D7. Thanh ghi điều khiển hai hướng, hay nói chính xác hơn: Bốn bit có giá trị thấp được sắp xếp ở các chân 1, 14, 16, 17. Thanh ghi trạng thái chỉ có thể được đọc và vì vậy được gọi là một hướng.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỔNG SONG SONG
GIỚI THIỆU
Cổng song song: Dữ liệu được truyền qua cổng này theo cách song song, cụ thể dữ liệu được truyền 8 bit đồng thời hay còn gọi byte nối tiếp bit song song.
Cổng máy in: Lí do là hầu hết các máy in đều được nối với máy tính qua cổng này.
Cổng Centronic: Đây là tên của một công ty đã thiết kế ra cổng này. Centronic là tên một công ty chuyên sản xuất máy in kiểu ma trận đứng hàng đầu thế giới. Chính công ty này đã nghĩ ra kiểu thiết kế cổng ghép nối máy in với máy tính.
MỨC ĐIỆN ÁP CỔNG
Đều sử dụng mức điện áp tương thích TTL(Transiztor - Transiztor - Logic) 0v → +5v trong đó 0v là mức logic LOW.
2v → +5v là mức logic HIGH.
Vì vậy khi ghép nối với cổng này ta chỉ ghép nối những thiết bị ngoạivi có mức điện áptương thích TTL. Nếu thiết bị ngoại vi không có mức điện áp tương thích TTL thì ta phải áp dụng biện pháp ghép mức hay ghép cách ly qua bộ ghép nối quang.
KHOẢNG CÁCH GHÉP NỐI
Khoảng cách cực đại giữa thiết bị ngoại vi và máy tính ghép qua cổng song song thường bị hạn chế. Lý do là hiện tượng cảm ứng giữa các đường dẫn và điện dung kí sinh hình thành giữa các đường dẫn có thể làm biến dạng tín hiệu. Khoảng cách giới hạn cực đại là 8m. Thông thường chỉ 1,5 đến 2m vì lí do an toàn dữ liệu. Nếu sử dụng khoảng cách ghép nối trên 3m thì các đường dây tín hiệu và đường dây nối đất phải được soắn với nhau thành từng cặp để giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Biện pháp khác sử dụng cáp dẹt, trên đó mỗi đường dữ liệu được đặt giữa hai đường dây nối đất.
TỐC ĐỘ TRUYỀN DỮ LIỆU
Tốc độ truyền dữ liệu qua cổng song song phụ thuộc vào phần cứng được sử dụng. Trên lý thuyết tốc độ có thể đạt đến 1Mb/s nhưng với khoảng cách truyền hạn chế trong phạm vi 1m. Với nhiều mục đích sử dụng thì khoảng cách này hoàn toàn thỏa đáng, tuy vậy cũng có những ứng dụng đòi hỏi phải truyền trên khoảng cách xa hơn. Trong trường hợp đó ta phải nghĩ ngay đến khả năng ghép nối khác (như ghép nối qua cổng RS232).
CẤU TRÚC CỔNG SONG SONG
Cổng song song có hai loại: ổ cắm 36 chân và ổ cắm 25 chân. Ngày nay, loại ổ cắm 36 chân không còn được sử dụng, hầu hết các máy tính PC đều trang bị ổ cắm 25 chân nên ta chỉ cần quan tâm đến loại 25 chân.
Bảng 1-1. Sắp xếp các chân trên hai loại ổ cắm.
TÊN TÍN HIỆU
VỊ TRI
CHAN
CHỨC NĂNG
Strobe
1
Khi đặt một mức điện áp Low vào chân này, máy tính
thông báo cho máy in biết có một byte sẵn sàng trên các đường tín hiệu để được truyền.
D0
2
Các đường dữ liệu ( 8 đường )
D1
3
D2
4
D3
5
D4
6
D5
7
D6
8
D7
9
Acknowledge
10
Mức Low chân này, máy in thông báo cho máy tính
biết đã nhận được kí tự vừa gửi và có thể tiếp tục nhận.
Busy (Báo bận)
11
Máy in gửi một mức lôgic High vào chân này trong khi
đang đón nhận hay đang in ra dữ liệu để thông báo cho máy tính biết bộ đệm dữ liệu đầy hay máy in đang ở trạng thái Off-line
Paper empty (Hết giấy)
12
Máy in đặt trạng thái trở kháng cao (High) ở chân này
khi hết giấy.
Select (Lựa chọn)
13
Một mức Highcó nghĩa là máy in đang trong trạng thái
được kích hoạt .
Auto Linfeed (Tự động)
nạp dòng)
14
Mức Low ởchân này máy tính nhắc máy in tự động
nạp một dòng mới mỗi khi kết thúc một dòng.
Error (Có lỗi)
15
Mức Low ở chân này, máy in báo cho máy tính biết đã
xảy ra lỗi khi in.
Reset (Đặt lại trạng thái
máy in)
16
Máy in được đặt trở lại trạng thái được xác định lúc
ban đầu khi chân này ở mức Low.
Select Input (Lựa chọn
lối vào)
17
Bằng một mức Low máy in được lựa chọn bở máy
tính.
Ground (Nối đất)
18-25
Qua bảng trên ta thấy cáp nối giữa máy tính và máy in bao gồm 25 sợi, tuy nhiên không phải tất cả các sợi cáp đều được sử dụng như vậy chúng ta có thể tận dụng dây cáp này nếu có một vài sợi bị đứt.
Qua cách mô tả chức năng của từng tín hiệu riêng lẻ ta có thể nhận thấy là các đường dẫn tín hiệu có thể chia thành 3 nhóm:
Các đường dẫn tín hiệu xuất ra từ máy tính PC và điều khiển máy in, được gọi là các đường dẫn điều khiển.
Các đường dẫn tín hiệu, đưa các thông báo ngược lại từ máy in về máy tính, được gọi là các đường dẫn trạng thái.
Đường dẫn dữ liệu, truyền các bit riêng lẻ của các ký tự cần in. Từ cách mô tả các tín hiệu và mức tín hiệu ta có thể nhận thấy các tín hiệu Acknowledge, Auto Linefeed, Error, Reset, và Select Input kích hoạt ở mức Low. Thông qua chức năng của các chân này ta cũng hình dung được cách điều khiển máy in.
Đáng chú ý là 8 đường dẫn song song đều được dùng để chuyển dữ liệu từ máy tính sang máy in. Trong những trường hợp này, khi chuyển sang ứng dụng đo lường và điều khiển ta phải chuyển dữ liệu từ mạch ngoại vi vào máy tính để thu thập và xử lý. Vì vậy ta phải tận dụng một trong năm đường dẫn theo hướng ngược lại, nghĩa là từ bên ngoài vào máy tính để truyền số liệu đo lường.
CÁC THANH GHI Ở CỔNG SONG SONG.
Để có thể ghép nối các thiết bị ngoại vi, các mạch điện ứng dụng trong đo lường và điều khiển với cổng song song ta phải tìm hiểu cách trao đỏi với các thanh ghi thông qua cách sắp xếp và địa chỉ các thanh ghi. Các đường dẫn của cổng song song được nối với ba thanh ghi 8 bit khác nhau:
THANH GHI DỮ LIỆU ĐỊA CHỈ ( 278H, 378H, 2BCH, 3BC H)
D7 D6 D5 D4 D3 D2 D1 D0

D0(chân)
D1(chân3) D2 (chân4) D3 (chân5) D4 (chân6) D5 (chân7) D6 (chân8) D7 (chân9)
THANH GHI TRẠNG THÁI ĐỊA CHỈ ( 279H, 379H, 2BDH, 3BD H)
77
6
5
4
3
0
0
0
Error (chân15)
SLCT(chân 13)
Paper Empty (chân 12)
Select Acknowledge (chân 10)
Busy (chân 11)
THANH GHI ĐIỀU KHIỂN ĐỊA CHỈ ( 27AH, 37AH, 2BEH, 3BE H)
D7
D6
D5
D4
D3
D2
D1
D0
Strobe (chân 1)
Auto Feed (chân 14)
Reset (chân 16)
Select Input (chân 17)
Interrup Enable
(cho phép ngắt)
Như sơ đồ trên đã trình bày 8 đường dữ liệu dẫn tới thanh ghi dữ liệu còn 4 đường dẫn điều khiển Strobe, Auto Linefeed, Reset, Select Input dẫn tới thanh ghi điều khiển. Năm đường dẫn trạng thái Acknowledge, Busy, Paper Empty, Select, Error tới thanh ghi trạng thái.
Thanh ghi dữ liệu hay 8 đường dẫn dữ liệu không phải là đường dẫn 2 hướng trong tất cả các loại máy tính nên dữ liệu chỉ có thể được xuất ra qua các đường dẫn này cụ thể từ D0 đến D7. Thanh ghi điều khiển hai hướng, hay nói chính xác hơn: Bốn bit có giá trị thấp được sắp xếp ở các chân 1, 14, 16, 17. Thanh ghi trạng thái chỉ có thể được đọc và vì vậy được gọi là một hướng.
GHÉP NỐI VỚI LCD HIỂN THỊ KÝ TỰ
PHÂN LOẠI LCD
Có thể chia module của LCD thành 2 loại chính là:
Loại hiển thị ký tự(character LCD) gồm có các kích cớ 16x1(16 ký tự x 1 dòng);16x2(16 ký tự x 2 dòng);20x1(20 ký tự x 1 dòng);20x4(20 ký tự x 4 dòng);40x1(40 ký tự x1 dòng);40x2(40 ký tự x 2dòng) và 40x4(40 ký tự x 4 dòng).Mỗi ký tự được tạo bởi 1 ma trận các điểm sáng kích thước 5x7 hay 5x10 điểm ảnh.
Loại hiển thị đồ họa(graphic LCD) đen trắng hay màu,gồm có các kích cớ 1,47 inch (128x128 điểm ảnh); 1,8 inch (128x160 điểm ảnh);2 inch(176x220 điểm ảnh);2,2 inch(240x320 điểm ảnh);2,4inch(240x320 điểm ảnh);3,5 inch(320x240 điểm ảnh)…….các loại trên được dùng tro...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top