chu_teu_coi

New Member
Đề tài Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán

Download miễn phí Đề tài Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán





Để dẫn đến tình trạng trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu mà chúng ta cần chỉ ra. Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể tìm ra những biện pháp và phương hướng thích hợp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ nhất, trình độ xã hội hóa sản xuất ở Việt Nam còn thấp. Thật vậy, ở nước ta nền sản xuất vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, tản mạn, phân công lao đông kém phát triển (70% lao động làm nông nghiệp), kỹ thuật sản xuất chủ yếu ở trình độ thủ công, rất lạc hậu. Trong khoảng 6000 doanh nghiệp nhà nước thì có trên 50% doanh nghiệp vẫn sản xuất thủ công, khu vực ngoài quốc doanh còn lạc hậu hơn nữa. Trình độ người lao động còn rất hạn chế, đội ngũ công nhân có tay nghề cao không nhiều, hơn nữa lại không đồng đều trong cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó dẫn tới năng suất lao động rất thấp, tích luỹ ít, các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng thiếu vốn để đầu tư và khó có điều kiện đổi mới dây chuyền kỹ thuật công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề có khả năng làm chủ công nghệ mới, năng suất lao động không được cải thiện. Khi doanh nghiệp muốn trở thành công ty cổ phần thì phải phát hành cổ phiếu cảu mình, lúc đó cổ phiếu của công ty sẽ kém hấp dẫn các cổ đông. Người có vốn không thể quá mạo hiểm đầu tư vào một công ty làm ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh kém ngay cả trên thị trường nội địa.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhà nước ở Việt Nam
Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được nêu tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) được cụ thể hóa dần trong các Nghị quyết và thông báo tiếp theo của Hội nghị. Đây là một giải đúng đắn để huy động vốn lâu dài cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiều sâu. Quá trình thực hiện cổ phần hóa có thể chia thành 2 giai đoạn chính:
ã Giai đoạn thí điểm (1992 - 1995).
Quyết định số 202/CT của Chủ tịch Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 8/6/1992 về thực hiện thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Sau 4 năm thực hiện, nước ta đã chuyển được 5 doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần, bao gồm:
ã Công ty Đại lý Liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ Giao thông vận tải(1993).
ã Công ty Cơ điện lạnh thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(1993).
ã Xí nghiệp giày Hiệp An thuộc Bộ Công nghiệp(1994).
ã Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An(1994).
ã Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(1995).
Trong những năm thí điểm cổ phần hóa thì các doanh nghiệp nhà nước đều tập trung về phía Nam, trong đó có 4 doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 1 doanh nghiệp thuộc đĩa bàn tỉnh Long An.
ã Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến nay.
Ngày7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP xác định rõ giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp, giúp Thủ tướng chỉ đạo công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ, các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác này. Đến tháng 9/1998, nước ta đã có 33 doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần. Tính từ năm 1992 đến năm 1998 thì cả nước mới có 38 doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa. Ngoài ra, trong năm 1998 còn hơn 178 doanh nghiệp nhà nước đang chuẩn bị triển khai cổ phần hóa ở các bước khác nhau.
Trong hai năm 1996 – 1997, nhờ thực hiện tốt những văn bản pháp qui về triển khai cổ phần hóa do Chính phủ ban hành nên công tác cổ phần hóa đạt được những kết quả khá cao. Số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong hai năm này tăng gấp nhiều lần 3 năm trước và đã đưa tổng số doanh nghiệp nhà chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty lên 18 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp này sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều phát triển tốt với chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm cao.
Tuy vậy, tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm (chỉ có 18 doanh nghiệp trong 5 năm). Do đó, ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998 có tới 12 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa. Trong tháng 7/1998 có ít nhất 5 doanh nghiệp xong cổ phần hóa, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật công ty lên bằng tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa trong 5 năm công lại. Đến 1/9/1998, cả nước có 38 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Ngoài ra còn có hơn 90 doanh nghiệp khác đang tiến hành cổ phần hóa ở những giai đoạn khác nhau, trong đó có nhiều công ty sắp hoàn thành; một số doanh nghiệp đang đăng ký tiến hành cổ phần hóa.
2.3. Một số kết quả ban đầu sau khi thực hiên cổ phần hoá các doánh nghiệp nhà nước.
Tính từ năm 1991 đến năm 1998, trong số 38 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, có 12 doanh nghiệp đã hoạt động từ một năm trở lên theo Luật công ty. Nói chung, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do huy động thêm được vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng lực sản xuất kinh doanh, năng suất, hiệu quả và lợi nhuận cao hơn trước: vốn điều lệ (kể cả vốn của Nhà nước) tăng bình quân 19,06%/năm, doanh thu tăng bình quân 46%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 44%/năm, các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm; tỷ suât lợi nhuận năm 1997 trên vốn sở hữu (gồm vốn góp ban đầu và tích luỹ) là 44%[6,126].
Quyền lợi của người lao động trong công ty, đồng thời là các cổ đông gắn liền với quyền lợi của công ty. Số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng bình quân 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%/năm; ngoài ra, người lao động trong công ty còn được chia lợi tức trên vốn góp cổ phần từ lợi nhuận sau thuế từ 22 – 24%/năm [6,131]. Phương pháp quản lý, điều hành công ty thay đã được đổi, do đó trách nhiêm của Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cao hơn nhiều, hoạt động của công ty trở nên có tính hiệu quả cụ thể, rõ ràng hơn.
Công ty cổ phần đã tạo điều kiện vho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, khai thác và động viên mọi nguồn vốn trong xã hội vào hoạt động kinh doanh, bổ sung cho nguồn thu của Nhà nước. Tính từ năm 1992 đến năm 1997 có 18 doanh nghiệp được cổ phần hóa đem lại cho Nhà nước 37.724 triệu đồng, bao gồm: tiền thu về bán cổ phần 30.207 triệu đồng, phần lợi tức của Nhà nước từ các công ty cổ phần 6.995 triệu đồng, lãi tiền vay mua chịu cổ phần của cán bộ công nhân viên 522 triệu đồng[5,33].
Tóm lại, các doanh nghiệp dã chuyển thành công ty cổ phần đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng rõ rệt. Nhờ hiệu qua được cải thiện nên tăng thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cổ đông(trong đó có Nhà nước và người lao động) vừa hưởng mức cổ tức cao, vừa tăng giá trị vốn góp tại công ty. Nhà nước không những tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức mà còn tăng cường được những khoản nộp ngân sách.
3. Một số vấn đề còn tồn tại khi triển khai cổ phần hoá các doanhnghịêp nhà nước ở Việt Nam.
3.1.Một số vấn đề còn tồn tại
Tuy tính khả thi và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nói riêng và các doanh nghiệp cổ phần nói chung đã được thực tế chứng minh, nhưng so với mục tiêu chuyển 150 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần năm 1998 và so với số lượng doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn thì quá chậm, hơn nữa lại không đồng đều giữa các ngành, các địa phương. Cho đến năm 1998, cả nước còn 5 bộ, 35 tỉnh, thành phố và 11 Tổng công ty do Tủ tướng Chính phủ thành lập chưa triển khai cổ phần hóa một doanh nghiệp nào.
Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang dừng lại ở mức độ thử nghiệm mặc dù Nhà nước có khuyến khích động viên các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thông qua một số ưu đãi về thuế và các điều kiện tài chính khác nhằm làm cho việc cổ phần hóa mang tính chất tự nguyện. Trong khi đó các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại cổ phần hóa làm mất chủ quyền của Nhà nước, làm mất vai trò kinh tế của quốc doanh, từ đó do dự, chần chừ chưa muốn cổ phần hóa.
Nhà nước chưa có những văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý, các văn bản của Nhà nước vẫn chỉ là những Nghị định, Nghị quyết, Thông báo chứ chưa có...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top