MrKen_pr09x

New Member
Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam





MỤC LỤC
 
Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC 4
I.TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC 4
1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc 7
2. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc 11
3. Tình hình phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc 12
II.CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC 16
1. Định hướng thu hút FDI có trọng điểm 16
2. Xây dựng các đặc khu kinh tế 17
3. Xây dựng 14 thành phố mở cửa ven biển 21
4. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 21
4.1. Chính sách cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng 21
4.2. Tạo dựng môi trường luật pháp cho FDI 23
5. Chính sách ưu đãi thuế với hoạt động FDI 29
6. Chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa Kiều 33
7. Chính sách khuyến khích của các công ty xuyên quốc gia và các nhà tư bản lớn 37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC 40
I. SỐ DỰ ÁN, SỐ VỐN VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC 40
1. Lượng vốn và lượng dự án qua các năm 40
2. Quy mô đầu tư 48
3. Hình thức đầu tư 50
II. CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC 52
1. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực 52
2. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ 54
3. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư 55
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC 60
1. Những thành tựu đạt được trong thu hút FDI 60
1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 60
1.2. Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đất nước 61
1.3. Thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ 63
1.4. Taọ điều kiện phát triển công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý 64
1.5. Thúc đẩy việc hình thành thị trường các yếu tố sản xuất 65
2. Những điểm bất cập trong thu hút FDI 67
2.1. Kết cấu ngành nghể của FDI còn chưa hợp lý, ảnh hưởng đến kết cấu ngành nghề chung của cả nước 67
2.2. Quá trình thu hút FDI tao ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng của Trung Quốc 68
2.3. FDI tăng cao ảnh hưởng đến kinh tế quá nóng 68
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 70
I. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 70
1. Những nét tương đồng 70
2. Những nét khác biệt 74
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 76
1. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước 76
2. Nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất 79
2.1. Phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và xu thế phát triển của các khu kinh tế tự do (KCN, KCX, Khu kinh tế mở –KKTM) trong giai đoạn hiện nay 79
2.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX 81
2.3. Hoàn thiện môi trường pháp luật, cơ chế chính sách đối với hoạt động đầu tư vào KCN, KCX, KKTM 82
3. Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư 86
3.1. Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư “mềm” 86
3.2. Cải thiện môi trường đầu tư "cứng" 88
4. Khuyến khích đầu tư của TNCs đồng thời phát triển công nghiệp dân tộc trên cơ sở vừa hợp tác vừa cạnh tranh với TNCs 88
5. Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư từ Việt Kiều 90
6. Tăng cường hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới 92
Kết luận 93
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vốn này đối với quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.
i. Số dự án, số vốn và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung quốc:
1.1. Lượng vốn và lượng dự án qua các năm:
Nguồn: MOFTEC Statistics
Kể từ năm 1979 tới nay, tình hình thu hút vốn FDI của Trung Quốc có nhiều biến động (Xem biểu đồ 2.1). Tuy nhiên, có thể phân chia quá trình thu hút FDI tại Trung Quốc thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn thăm dò (1979-1985):
Do Trung Quốc một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng ven biển của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao. Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, khách sạn có khả năng sinh lời cao. Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, thời gian quay vòng vốn ngắn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD. Các hạng mục công nghiệp sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hay trung bình. Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.
Giai đoạn phát triển ổn định(1986-1991):
Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh trong chính sách đầu tư. Chiến lược thu hút FDI được cựu tổng bí thư Đảng Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bên ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy thực hiện chính sách thương mại hướng vào xuất khẩu. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Chính sách này rất khác so với chính sách của nhiều nước NICs là thu hút FDI vào sản xuất thay thế nhập khẩu. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời vẫn thực hiện công nghiệp hoá. Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý.
Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và các nước phát triển phương Tây đã đến Trung Quốc. Họ chủ yếu đầu tư vào các ngành năng lượng, thông tin, chế tạo máy, điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản. Những dự án được chấp thuận ở các tỉnh và thành phố ven biển chiếm 80% tổng số của cả nước. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có sự chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang các ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lược sử dụng vốn nước ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản lượng công nghiệp tăng lên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua chính sách vĩ mô, kết hợp khăng khít chính sách ưu đãi trong thu hút vốn nước ngoài và chính sách ngành nghề của đất nước, khuyến khích có trọng điểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy mô tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển vững chắc hơn.
Nhìn chung, giai đoạn 1984-1991, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều.
Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992-1993):
Bước sang thập kỷ 90, sau chuyến đi thị sát của ông Đặng Tiểu Bình ở các tỉnh phía Nam, tại Đại hội XIV năm 1992, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường. Cả nước đã hình thành kết cấu mở cửa đối ngoại bao gồm 339 huyện thị với diện tích hơn 50 vạn km2 và hơn 300 triệu ngưòi. Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy, họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường trong nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng theo cấp số nhân. Năm 1992, tổng số dự án FDI ký kết trên cả nước là 48.764, tăng 3,75 lần so với 1991, vượt cả tổng số dự án FDI thời kỳ 1979-1991 là 42.027. Vốn đăng ký đạt 58,12 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng vốn đăng ký thời kỳ 1979-1991 là 52,54 tỷ USD. Vốn thực hiện là 11,01 tỷ, tăng 2,52 lần so với năm 1991. Năm 1993, số dự án FDI lên tới 83.437, tăng 71,1% so với năm 1992. Vốn đăng ký là 111,44 tỷ USD, tăng 149,95% so với năm trước. Đồng thời nó cũng nhiều hơn tổng vốn đăng ký 14 năm trước đó (1987-1992) là 110,46 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt 27,52 tỷ USD, tăng 2,49 lần so với năm 1992 và tương đương 80% tổng vốn thực hiện 14 năm trước đó.
Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực. Tốc độ tăng trưởng của các nước phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư bản tam cường Mỹ-Nhật-Tây Âu ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc.
TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mang theo một số loại hình đầu tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao, sản phẩm cao cấp hoá. Các dự án mang tính sản xuất trong kết cấu ngành nghề giảm xuống. Các dự án mang tính phi sản xuất phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt là ngành bất động sản tăng cao, chiếm tỷ trọng trong số các dự án và tỷ trọng trong vốn đăng ký từ 9,3% và 31% năm 1992 lên đến 13,57% và 39,28% năm 1993.
Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng. Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%. Tốc độ tăng trưởng này đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mất cân bằng ảnh hưởng đến lạm phát.
Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng vốn thực hiện trên vốn đăng ký mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp hơn so với mấy năm trước đó. Tình trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà vốn đối ứng trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiên liệu, cung ứng không đủ.
Nhìn chung, FDI những năm 1992-1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc. Đặc trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến hiện đại hoá.
Giai đoạn điều chỉnh (1994 đến nay):
Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992-1993, từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI theo h
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
L Thực trạng công tác thu – chi ở BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2003 – 2008) Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng thu - Chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn tr Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu Luận văn Kinh tế 0
M Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực trạng Luận văn Kinh tế 0
K Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả về khách du lịch trong nước và quốc tế tại khách sạ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top