huynhanh_333

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Huy động vốn và sử dụng vốn ở ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng Sơn





MỤC LỤC
 
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 2
1. Vai trò của ngân hàng Đầu tư và phát triển. 2
1.1. Định hướng của ngân hàng đầu tư. 2
2. Hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển ở ngân hàng đầu tư và phát triển . 3
2.1. Sự cần thiết của công tác huy động vốn ở ngân hàng đầu tư và phát triển. 3
2.2. Các nguồn vốn ở ngân hàng đầu tư và phát triển. 4
2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng. 4
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn. 5
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LẠNG SƠN. 6
1. Quá trình thành lập ngân hàng. 6
1.1. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng sơn. 7
1.2. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng sơn. 8
1.3. Những kết quả đạt được. 11
1.4. Những hoạt động huy động vốn. 11
III. GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LẠNG SƠN. 12
1. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn. 12
2. Giải pháp với hoạt động sử dụng vốn. 12
C. KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A. LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ thay da đổi thịt, chính vì vậy nhiệm vụ hàng đầu là phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Chính vì vậy để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội chúng ta cần có vốn. Hiện nay khi thị trường chưa phát triển thì ngân hàng là hệ thống quan trọng cho hoạt động kinh tế. Qua ngân hàng vốn được lưu chuyển từ nơi này sang nơi khác hay chính xác hơn là từ nơi thừa sang nơi thiếu. Tạo nguồn vốn cho các công cuộc đầu tư lớn thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.
Trong những năm qua thực hiện đường lối của Đảng ngân hàng đầu tư và phát triển Lạng sơn nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung đã không ngừng tăng cường khả năng huy động vốn, đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế, hiện đại hoá ngân hàng. Chính vì vậy đã góp phần quan trọng trong công cuộc đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát và giúp cho nhiều hộ dân có đời sống ổn định. Nhưng bên cạnh đó thì hệ thống ngân hàng toàn quốc cũng như ngân hàng đầu tư và phát triển Lạng sơn còn rất nhiều mặt cần khắc phục, đó là nguồn vốn huy động còn thiếu, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó vốn cho vay sử dụng lãng phí, không hiệu quả.
Chính vì vậy tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn trong các ngân hàng toàn quốc nói chung và ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng sơn nói riêng đang là vấn đề hàng đầu thu hút sự quan tâm của các nhà làm chính sách, các nhà quản lý đầu tư và ngân hàng. Và qua những vấn đề trên em đã chọn đề tài: " Huy động vốn và sử dụng vốn ở ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng sơn" làm đề tài nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
1. Vai trò của ngân hàng Đầu tư và phát triển.
Ngân hàng Đầu tư là một thể chế tài chính nhằm thu hút, tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Mục tiêu của ngân hàng không phải chỉ là lợi nhuận mà chủ yếu là hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Từ những đặc điểm này ngân hàng đầu tư ở Việt Nam có một số nét cơ bản là: Trong hoạt động huy động vốn: Được nhận, vay từ các nguồn tài trợ của chính phủ, các tổ chức nước ngoài, ngân hàng đầu tư trung ương… Hoạt động sử dụng vốn cũng chủ yếu tập trung vào các dự án kinh tế, kỹ thuật có tầm chiến lược, then chốt của quốc gia, chủ yếu là các lĩnh vực như: giao thông, năng lượng, xây dựng, thông tin…
Vấn đề đặt ra là ngân hàng đầu tư có nên thụ động dựa vào các nguồn tài trợ từ ngân sách và các tổ chức quốc tế hay chủ động mở rộng hoạt động tìm cách tạo nguồn vốn cho mình. Ngoài ra, trong hoạt động sử dụng vốn ngân hàng đầu tư cần chủ động nâng cao nghiệp vụ, sức cạnh tranh và uy tín cho riêng mình để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế ngày càng hiệu quả hơn.
1.1. Định hướng của ngân hàng đầu tư.
a. Đối với việc huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Ngân hàng đầu tư và phát triển chủ trương coi khâu tạo vốn là khâu mở đường, tạo ra nguồn vốn vững chắc cho Việt Nam đồng và ngoại tệ, đa dạng, các hình thức biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn và xác định: nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Với định hướng không ngừng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển. Thông qua huy động dưới các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và tiền tiết kiệm có thời hạn. Mặt khác, tiếp tục tăng trưởng nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, khai thác triệt để nguồn vốn nước ngoài thông qua chức năng ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ, cộng tác đầu tư các quỹ, các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ cho đầu tư.
b. Đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển.
Ngân hàng đầu tư phát triển coi việc phục vụ trong sự nghiệp đầu tư phát triển là một định hướng chính thể hiện vai trò ngân hàng đầu tư của mình. Trong hoạt động cho vay đầu tư ngân hàng chú trọng quá trình tìm chọ dự án hiệu quả, thực hiện tốt công tác thẩm định và quản lý dự án sau khi cho vay cũng như thực hiện công tác tư vấn đầu tư giúp các chủ đầu tư hoạt động tốt nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Như vậy định hướng rất rõ ràng, nhưng cái khó hiện nay là các hướng đi và giải pháp cụ thể. Để có được những giải pháp hữu hiệu cần có sự nghiên cứu hệ thống hoá có lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm để phục vụ tốt hơn cho đầu tư phát triển.
2. Hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển ở ngân hàng đầu tư và phát triển .
2.1. Sự cần thiết của công tác huy động vốn ở ngân hàng đầu tư và phát triển.
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ chốt của ngân hàng đảm bảo cho ngân hàng có thể tồn tại và thực hiện chức năng của một trung gian tài chính trong nền kinh tế, bởi chức năng hoạt động chủ yếu của ngân hàng là "đi vay để cho vay". Như vậy, một ngân hàng muốn thành lập phải có đủ vốn ban đầu nhất định do ngân hàng nhà nước quy định. Nhưng số vốn tự có chiếm khoảng 10% vốn hoạt động. Do vậy huy động vốn là điều kiện cần cho hoạt động của ngân hàng.
Đối với ngân hàng đầu tư kể từ khi thực hiện chức năng như một ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì để có vốn cho vay các dự án đầu tư đòi hỏi ngân hàng phải huy động được vốn. Theo pháp lệnh quy định thì một ngân hàng được phép huy động một lượng vốn tối đa bằng 20 lần vốn tự có.
2.2. Các nguồn vốn ở ngân hàng đầu tư và phát triển.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngân hàng để có thể đóng góp vào hoạt động đầu tư và phát triển thì lượng vốn huy động đòi hỏi phải là vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn chỉ có vai trò là vốn lưu động đảm bảo các khoản cho vay ngắn hạn, và chỉ dùng một phần nhỏ để cho vay dài hạn khi lượng vốn ngắn hạn đủ lớn và ổn định.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì các nguồn vốn sau đây ở ngân hàng mới có đóng góp chính vào đầu tư và phát triển.
+ Các khoản tiền tiết kiệm và tiền gửi có thời hạn đến một năm.
+ Các kỳ phiếu, trái phiếu có thời hạn, phát hành trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Các khoản đi vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài.
+ Các khoản thu nợ của dự án cũ.
+ Một phần huy động ngắn hạn có thể cho vay trung và dài hạn.
+ Các khoản thu nhập dành cho vay đầu tư phát triển khác.
Như vậy trên cơ sở các nguồn vốn này ngân hàng có thể huy động được vốn. Để đầu tư và phát triển tốt ta phải có những giải pháp để phát triển các nguồn vốn này.
2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng.
Để đánh gi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Tiểu luận: giữ gìn và phát huy Bản sắc văn hóa Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
M Tiểu luận: Tìm hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Vai trò của pháp luật thuế ở nước ta hiện nay- Các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò Luận văn Luật 0
N Tiểu luận: Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến Văn hóa, Xã hội 0
S Tiểu luận: Tìm hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của Tổ chức Luận văn Luật 0
W Tiểu luận: Vai trò của pháp luật thuế ở nước ta hiện nay – các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Phát hành cổ phiếu- phương thức huy động vốn của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
R Tiểu luận: Nguồn lực con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Văn hóa, Xã hội 0
C Tiểu luận: Vấn đề đào tạo và phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top