lang_tu

New Member

Download miễn phí Báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc





Vùng núi Phan Xi Phăng(Sa Pa, Lào Cai) : đây là khu vực có địa hình núi cao với
đỉnh núi Phan Xi Phăng cao 3.142m được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Dương.
Chinh phục địa hình núi cao được xem là “đích” của các hành trình du lịch TTMH
ởkhu vực này. Ngoài ra, các giá trịsinh thái của hệsinh thái núi cao, đặc biệt là
các giá trị đa dạng sinh học ởvườn quốc gia Hoàng Liên với nhiều loài sinh vật
quý hiếm nhưPơmu, Lãnh sam, Thiết sam, Thông đỏ, Đỗquyên, v.v.; các giá trị
văn hóa ởmột sốbản dân tộc nhưbản Hồ, bản TảPhìn, bản Cát Cát, bản Xín Chải
là “thành phần” không thểthiếu trong các sản phẩm du lịch TTMH ởkhu vực này.
Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch lữhành có sản phẩm du lịch TTMH đều
chọn khu vực này đểkhai thác



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khoảng 5 tháng rất thuận
lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2-3 tháng có điều kiện thuận lợi và
khoảng 4-5 tháng ít thuận lợi (Bảng 3), tuy nhiên trong các tháng ít thuận lợi (thường
là các tháng có thời tiết oi bức, nóng nực) một số địa điểm ở vùng núi cao như Sapa,
BÁO CÁO TỔNG HỢP
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 57
Mẫu Sơn, Mộc Châu, ... nơi có khí hậu mát mẻ hơn lại thuận lợi cho hoạt động du lịch,
đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng.
Bảng 3 : Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch
ở vùng núi phía Bắc
Các tiểu vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tây Bắc
Đông Bắc
Ghi chú: Rất thích hợp
Thích hợp
Ít thích hợp
Vùng núi phía Bắc là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc,
trung bình mỗi có 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc. Ảnh hưởng này có sự giảm dần từ
Bắc xuống Nam. Ngoài ra vùng núi phía Bắc cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão,
tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, đặc biệt là ở khu vực duyên hải Đông Bắc. Những
ngày bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động du lịch.
Tuy nhiên nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết của vùng núi phía Bắc là
thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng về các
giá trị tự nhiên, cảnh quan lãnh thổ, làm tăng tính hấp dẫn du lịch của vùng. Cần biết
phát huy những thuận lợi về đặc điểm khí hậu, thời tiết để phát triển nhiều loại hình du
lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, vừa phát huy vừa khắc phục được tính mùa vụ
của hoạt động du lịch ở vùng này.
Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên
Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên có tính chất quy luật, đặc biệt
đối với vùng núi phía Bắc, một vùng có diện tích không lớn song có địa hình chia cắt
mạnh.
Ở lãnh thổ này bão lũ, gió mùa Đông Bắc thường xảy ra hàng năm nhưng
thường không gây tác hại lớn. Những năm gần đây hiện tượng động đất có xảy ra ở
một số nơi trong vùng như Lai Châu, Điện Biên và đã gây ra một số thiệt hại về nhà
cửa, công trình xây dựng. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, dự báo để
giảm thiểu những tác động đến dân sinh, kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động
du lịch.
Các trở ngại cho hoạt động du lịch thường xảy ra vào mùa mưa và những ngày
có thời tiết xấu như bão, gió mùa Đông Bắc. Ở một số nơi có thể gây ách tắc giao
BÁO CÁO TỔNG HỢP
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 58
thông như úng lụt, lở đất. Cũng cần chú ý đề phòng các ổ dịch bệnh tự nhiên, sinh vật
độc hại (ruồi, muỗi, rắn, thú dữ, thức ăn lạ...) đối với khách du lịch.
Những biến đổi bất thường của đặc điểm khí hậu, thời tiết cũng thường gây nên
những khó khăn đột xuất cho khách du lịch và các hoạt động du lịch.
Vùng núi và cao nguyên chiếm diện tích chủ yếu của lãnh thổ vùng núi phía
Bắc vì vậy có vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nói
chung đối với phát triển du lịch nói riêng.
Môi trường du lịch vùng lãnh thổ này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với lớp
phủ thực vật vì đó vừa là "áo giáp" bảo vệ khỏi các hiện tượng trượt lở, vừa điều hòa
lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt và đặc biệt rừng còn là môi trường để bảo tồn và phát
triển các loài động vật quí hiếm - đối tượng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
Do nhiều nguyên nhân, rừng nhiệt đới ở vùng núi vùng núi phía Bắc trải qua
hơn 50 năm (từ 1943) đã bị thu hẹp tới hơn 2/3 diện tích (theo Morant năm 1943 diện
tích rừng chiếm khoảng 60% toàn lãnh thổ khu vực).
Kèm theo tốc độ tàn phá rừng là sự cùng kiệt kiệt của thảm thực vật, sự huỷ hoại
hàng loạt ổ sinh thái tự nhiên của các loài động vật hoang dại. Số lượng cá thể và số
lượng loài động vật hoang dại có ý nghĩa du lịch trở nên ít ỏi, nhiều loài đã bị tuyệt
chủng và một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong.
Việc chặt phá rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự bảo tồn và phát triển
của nhiều hệ sinh thái mà còn làm mất đi sự hấp dẫn của các cảnh quan tự nhiên vốn
rất có giá trị trong các hoạt động du lịch. Có thể nói tuyến du lịch Tây Bắc: Hà Nội -
Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu - Hoà Bình -
Hà Nội chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu như các cảnh quan, đặc biệt là rừng,
được phục hồi. Hiện nay tuyến du lịch này vẫn còn thu hút được sự quan tâm của
khách bởi tính đặc sắc của các lễ hội, phong tục và những nét sinh hoạt truyền thống
của đồng bào dân tộc Thái, H' Mông, Dao v.v... Nếu như có sự đầu tư để bảo vệ và
phục hồi lại cảnh quan môi trường, chắc chắn các tuyến du lịch tới vùng núi vùng núi
phía Bắc sẽ có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ đối với khách du lịch quốc tế, mà còn
đối với cả khách du lịch nội địa.
Hiện tượng xói mòn đất, lũ lụt gia tăng một cách đáng kể ảnh hưởng trực tiếp
đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là việc vận chuyển khách theo đường bộ, cũng là
hậu quả của việc chặt phá rừng ở vùng núi phía Bắc trong những năm qua. Việc huỷ
hoại môi trường đã góp phần làm gia tăng đáng kể quá trình xuống cấp của hệ thống
đường giao thông vùng núi vùng núi phía Bắc vốn dĩ đã rất lạc hậu do nhiều năm ít
được đầu tư nâng cấp. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý khách khi đến với
BÁO CÁO TỔNG HỢP
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 59
vùng núi trong những điều kiện như vậy, tạo môi trường kém thuận lợi cho hoạt động
phát triển du lịch ở khu vực này.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại về môi trường tác động đến hoạt động du
lịch là nguy cơ trượt lở đất, đá do những chấn động để lại trong quá trình khai thác vật
liệu xây dựng. Trong thực tế cho đến nay chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra do
sự suy giảm môi trường địa chất địa mạo bởi nguyên nhân trên. Tuy nhiên nếu không
có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cảnh quan và phòng chống nguy cơ cho hoạt
động khai thác vật liệu xây dựng rất phổ biến, thậm chí cả ở những khu vực có tiềm
năng du lịch hang động, du lịch thể thao núi v.v..., thì yếu tố môi trường này sẽ có
những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển du lịch ở vùng núi vùng núi phía Bắc.
4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu
ở vùng núi phía Bắc
4.1 . Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chính
Mặc dù là một lãnh thổ có tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch khám phá, du
lịch TTMH, tuy nhiên thời gian qua hoạt động phát triển du lịch TTMH ở vùng núi
phía Bắc còn nhiều hạn chế.
Kết quả điều tra khảo sát và phân tích các tư liệu, thông tin về du lịch TTMH...
 
Top