Luận văn Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam





MỤC LỤC
 
Lời giới thiệu 1
Chương I: Du lịch và tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.2. Khái niệm về Du lịch 3
1.3. Tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân 4
1.4. Đường lối đổi mới trong sự nghiệp phát triển Du lịch của Đảng ở Việt Nam và những thành tựu về du lịch trong những năm qua 7
Chương II: Một số vấn đề về cơ sở pháp lý trong du lịch 14
2.1. Vài nét về tình hình pháp luật về Du lịch trước năm 2005 14
2.2. Đánh giá chung sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh du lịch 17
2.3. Luật Du lịch - Cơ sở pháp lý cơ bản của du lịch Việt Nam 37
2.3.1. Quá trình xây dựng Luật 37
2.3.2. Quan điểm xây dựng Luật 39
2.3.3. Những nội dung cơ bản của Luật Du lịch 39
Chương III: Hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam 52
3.1. Tham gia các Tổ chức - Hội nghị về du lịch 52
3.2. Ký kết các Điều ước quốc tế đa phương và song phương giữa Việt Nam và các nước về Du lịch 54
3.3. Vấn đề du lịch trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ta 56
3.4. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Du lịch trong quá trình hội nhập 58
3.4.1. Hoàn chỉnh Pháp luật Việt Nam về Du lịch 58
3.4.2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về Du lịch 58
3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch có năng lực, đạo đức 59
3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế du lịch 60
3.4.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam với các bộ, ngành, các địa phương 61
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ch khuyến khích đầu tư vào kinh doanh, khai thác tiềm năng Du lịch đối với các loại hình Du lịch văn hoá, lịch sử, Du lịch cộng đồng .....
Về quản lý hoạt động thiết kế, xây dựng các công trình tại các khu, điểm Du lịch: trong Pháp lệnh có quy định cần có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch có thẩm quyền. Quy định này trên thực tế rất ít được chấp hành do một mặt, ngành Du lịch chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý; mặt khác hiệu lực của quy định này không cao do việc vi phạm quy định này cũng không dẫn đến trách nhiệm, chế tài nào, do đó tình trạng xây dựng lộn xộn, thiết kê không phù hợp, không hài hoà với cảnh quan môi trường tại các khu, điểm Du lịch là rất phổ biến.
* Vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên Du lịch:
Quản lý tài nguyên Du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch ở mọi quốc gia. Pháp lệnh Du lịch đã dành hẳn một Chương quy định về vấn đề này. Một số nội dung cụ thể thuộc chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên Du lịch cũng đã được Chính phủ giao cho Tổng cục Du lịch tại Nghị định số 94/2003/NĐ-CP ngày 19/8/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch.
Tuy nhiên, do việc quản lý tài nguyên Du lịch gắn với các khu, điểm Du lịch trên thực tế do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hay do các Bộ, ngành, địa phương khác nhau được phân công, phân cấp quản lý nên việc chồng chéo hay thiếu sự thống nhất trong quản lý là diều khó tránh khỏi. Trên thực tế vẫn tồn tại nhiều lộn xộn trong hoạt động kinh doanh, khai thác, không bảo đảm trật tự , vệ sinh, an toàn tại nhiều khu, điểm Du lịch. Điều này có lý do từ việc chưa phối hợp tốt giữa các cơ quan khác nhau tại các khu, điểm Du lịch, song chủ yếu là do chưa xác định được một chủ thực sự có đủ quyền hạn và trách nhiệm để quản lý. Pháp lệnh Du lịch đã quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau, song những quy định này còn dừng lại ở mức chung chung, chưa cụ thể đối với từng loại cơ quan quản lý tài nguyên Du lịch có tính chất khác nhau (như tài nguyên Du lịch thuộc lĩnh vực văn hoá, cách mạng, tài nguyên Du lịch tự nhiên...). Nhìn chung, các Luật đã ban hành có liên quan đến đối tượng quản lý là tài nguyên Du lịch như Luật Bảo vệ di sản văn hoá, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thuỷ sản... đã thể chế hoá cơ chế quản lý đối với các loại tài nguyên khác nhau nhưng trong các Luật đó có rất ít hay như không có những quy định gắn việc bảo vệ và phát triển tài nguyên với phát triển Du lịch, chưa thấy rằng phát triển Du lịch là một trong những yếu tố và cách quan trọng để duy trì, bảo vệ, phát huy và phát triển giá trị của tài nguyên. Do đó trên thực tế ở một số nơi, việc triển khai các dự án phát triển Du lịch còn chậm và vướng do chưa có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động Du lịch. Ngoài ra, việc cho phép các Ban quản lý tại các khu vực có tài nguyên Du lịch (như Ban quản lý di tích, Ban quản lý vườn quốc gia....) vừa có chức năng quản lý vừa thực hiện hoạt động khai thác kinh doanh Du lịch đã không tạo điều kiện cho những chủ thể có năng lực và chuyên môn về Du lịch thực hiện việc quản lý có hiệu quả tại các khu, điểm Du lịch, góp phần vào việc duy trì và phát triển tài nguyên Du lịch tại các khu vực đó. Trên thực tế hiện nay đã xuất hiện một số mô hình tốt trong quản lý các khu, điểm Du lịch song cần được quy định cụ thể bằng quy định pháp luật.
* Công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt hành chính trong lĩnh vực Du lịch:
Việc chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh Du lịch. Tuy nhiên, cơ chế hậu kiểm lại đòi hỏi cần tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra. Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và một số địa phương tiến hành hoạt động kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn Du lịch, kiêm tra việc cấp thẻ hướng dẫn viên Du lịch ở một số địa phương, kiểm tra các cơ sở lưu trữ Du lịch.... đặc biệt ở những địa phương có hoạt động Du lịch sôi động, Lạng Sơn, Lào Cai, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm nhằm hạn chế tình trạng hoạt động tuỳ tiện, không có giấy phép, không đảm bảo chất lượng dịch vụ.... phối hợp với các Bộ, ngành liên quan; UBND nhiều tỉnh, thành phố đã ra văn bản chỉ đạo; tổ chức các đoàn kiểm tra, đến nay có thể nói các hiện tượng tranh giành, níu kéo, ép giá, đeo bám khách Du lịch, cướp giật tài sản của khách, ăn xin, vệ sinh môi trường bước đầu đã được giải quyết tại nhiều khu, điểm Du lịch. Tuy nhiên, hệ thống thanh tra Du lịch toàn quốc do chưa đủ mạnh về tổ chức, bộ máy cán bộ nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này; sự phối hợp với các ngành, địa phương liên quan chưa thật thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả nên đã làm hạn chế ít nhiều đến công tác này.
Nghị định số 50/2002/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành Chính phủ trong lĩnh vực Du lịch đã có tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm hành chính trong việc phong ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm hành chính trong các hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch, hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lich..... Tuy nhiên, qua triển khai thực tế cho thấy còn một số hành vi vi phạm chưa được đưa vào Nghị định để xử lý, đồng thời có một số quy định không phù hợp nên quá trình vận dụng còn gặp nhiều khó khăn, cần chỉnh sửa bổ sung.
* Những tồn tại chính trong quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh
Một số vấn đề tuy đã có quy định mang tính chủ trương trong Pháp lệnh song trên thực tế chưa triển khai được do một số nguyên nhân có cả chủ quan lẫn khách quan, song chủ yếu là do còn vướng trong việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như vấn đề đầu tư xây dựng trong khu du lịch chưa nghiên cứu để xây dựng được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn làm căn cứ quản lý; chưa có quy chế cụ thể trong việc xin ý kiến thoả thuận đối với các dự án du lịch; vấn đề xác định tài nguyên có tiểm năng và tài nguyên đang được khai thác chưa thực hiện được; việc xây dựng các tiêu chí xác định các khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, các điểm du lịch, tuyến du lịch còn nhiều khó khăn do trên thực tế hiện nay các khu du lịch, điểm du lịch còn đang trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển nên khó đưa ra được các tiêu chí thống nhất, ổn định; chính vì vậy Nghị định về khu, tuyến, điểm du lịch cho tới nay vẫn còn đang trong quá trình soạn thảo. Sự chậm trễ này có phần do nguyên nhân chủ quan, song có một số vấn đề khác còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Ví dụ như trong Pháp lệnh Du lịch đã đề ra chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, đồng thời cũng đã xác định nguồn của Quỹ này “bằng m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu SQL Server 2012 bằng phương pháp mã hóa Công nghệ thông tin 0
D Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hà Khoa học Tự nhiên 0
B Giải pháp huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện phương pháp phân tích hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công Kiến trúc, xây dựng 0
L Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trương trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay và những cơ sở pháp lý để thực hiệ Luận văn Kinh tế 1
T Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 201 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top