Chuyên đề Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao

Download miễn phí Chuyên đề Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao





MỤC LỤC
I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 1
1. Khái niệm, bản chất kiểm toán 1
2. Phân loại kiểm toán 1
2.1. Căn cứ vào mục đích, kiểm toán có 3 loại: 1
2.2. Căn cứ vào hình thức tổ chức, kiểm toán có 3 loại: 3
3. Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề 4
4. Hình thức tổ chức, điều kiện thành lập và hoạt động DNKT 7
4.1. Hình thức tổ chức 7
4.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT: 7
4.4. Điều kiện thành lập và hoạt động của Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán:. 12
5. Đối tượng kiểm toán (Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC) 13
6. Quản lý hoạt động kiểm toán độc lập: Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, gồm: 14
II. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIẾM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN 15
1. Tổng quan về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và các quy định khác liên quan đến KTV hành nghề và DNKT 15
1.1. Đối với KTV hành nghề 15
1.2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của DNKT 17
2. Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán toán BCTC (CM 200) 20
3. Hợp đồng kiểm toán (CM 210) 21
3.1. Khái niệm 21
3.2. Các yếu tố của hợp đồng kiểm toán 21
3.3. Hợp đồng kiểm toán nhiều năm 22
3.4. Chấp nhận sửa đổi hợp đồng 22
4. Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với gian lận, sai sót và các hành vi không tuân thủ pháp luật (CM 240 và CM 250) 22
4.1. Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với gian lận, sai sót (CM 240) 22
4.2. Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định (CM 250) 24
5. Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán (CM 260) 26
5.1. Khái niệm 26
5.2. Trách nhiệm 27
5.3. KTV và doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện 27
6. Đạo đức nghề nghiệp của KTV (QĐ 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005) 28
6.1. Quy định chung 28
6.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán áp dụng cho tất cả mọi người làm kế toán và người làm kiểm toán, gồm: 29
6.3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho KTV hành nghề và nhóm kiểm toán độc lập 30
6.4. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán áp dụng cho những người có chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán làm việc trong các doanh nghiệp và đơn vị 42
7. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (CM 220) 43
7.1. Khái niệm 43
7.2. Trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 43
III. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 44
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN (CM 500) 44
1. Khái niệm và yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán (CM 500) 44
1.1. Khái niệm 44
1.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán 44
2. Cơ sở dẫn liệu của BCTC (CM 500) 46
3. Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán (CM 500) 47
3.1. Kiểm tra 47
3.2. Quan sát 48
3.3. Điều tra 49
3.4. Xác nhận 49
3.5. Tính toán 51
3.6. Quy trình phân tích 52
4. Hồ sơ kiểm toán (CM 230) 53
4.1. Khái niệm 53
4.2. Nội dung và hình thức hồ sơ kiểm toán 53
5. Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác (CM 530) 55
5.1. Khái niệm 55
5.2. Trách nhiệm 56
5.3. Thu thập bằng chứng kiểm toán từ thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trên cơ sở lấy mẫu kiểm toán 56
5.4. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán 57
a) Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) 57
b) Lựa chọn các phần tử đặc biệt 57
c) Lấy mẫu kiểm toán 58
B. CÁC VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 58
1. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt 58
1.1. Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục, sự kiện đặc biệt (CM 501) 58
1.2. Kiểm toán năm đầu tiên và số dư đầu năm tài chính (CM 510) 60
1.3. Quy trình phân tích (CM 520) 62
1.4. Kiểm toán các ước tính kế toán (CM 540) 62
1.5. Các bên liên quan (CM 550) 64
1.6. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560) 65
1.7. Hoạt động liên tục (CM 570) 67
1.8. Giải trình của Giám đốc (CM 580) 69
1.9. Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý (CM 545) 70
1.10. Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505) 73
2. Sử dụng tư liệu của các bên khác 75
2.1. Sử dụng tư liệu của KTV khác (CM 600) 75
2.2. Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ (CM 610) 76
2.3. Sử dụng tư liệu của chuyên gia (CM 620) 78
IV. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN 80
1. Kiểm soát nội bộ 80
1.1. Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (CM 400) 80
1.2. Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học (CMKT số 401) 82
1.3. Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM số 402) 83
2. Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300) 84
2.1. Khái niệm 84
2.2. Hiểu biết về tình hình kinh doanh (CM 310) 85
2.3. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro (CM 320) 88
2.4. Các thủ tục của KTV đối với các rủi ro đánh giá (CM 330) 89
Thử nghiệm cơ bản 90
2.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán (CM 300) 90
(3) Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể xem Phụ lục số 02. 91
3. Thực hiện kiểm toán 91
4. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (CM 700) 92
V. THỰC HÀNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC CHỦ YẾU CỦA BCTC 96
1. Kiểm toán hàng tồn kho 96
1.1. Những yêu cầu cơ bản 96
a) Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán 96
1.2. Các nội dung chủ yếu của kiểm toán hàng tồn kho 97
2. Kiểm toán Nợ phải thu 104
2.1 Những yêu cầu cơ bản 104
a) Các yêu cầu của chuẩn mực, chế độ kế toán 104
2.2. Những nội dung chủ yếu của kiểm toán Nợ phải thu khách hàng 106
3. Kiểm toán TSCĐ và đầu tư dài hạn 111
3.1. Kiểm toán TSCĐ hữu hình 111
(1) Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 111
3.2. Kiểm toán TSCĐ vô hình 115
(1) Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán 115
3.3. Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn 117
(1) Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán 117
4. Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 120
4.1. Kiểm toán nợ phải trả 120
(1) Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán 120
4.2. Kiểm toán vốn chủ sở hữu 130
(1) Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán 130
5. Kiểm toán các khoản mục khác 132
5.1 Kiểm toán tiền 132
5.2. Kiểm tra các khoản đầu tư ngắn hạn 133
5.3 Kiểm toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 133
VI. CÁC DỊCH VỤ KHÁC DO DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN CUNG CẤP 134
1. Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt (CM 800) 134
1.1. Khái quát 134
1.2. Nội dung cụ thể của chuẩn mực 135
2. Công tác soát xét BCTC (CM 910) 137
2.1. Khái quát 137
2.2. Nội dung cụ thể của chuẩn mực 138
3. Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước (CM 920) 140
3.1. Khái quát 140
3.2. Những nội dung chủ yếu của chuẩn mực 140
4. Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (CM 930) 141
4.1. Khái quát 141
4.2. Những nội dung chủ yếu 142
VII. BÀI THI ĐẠT ĐIỂM CAO NĂM 2006 143
VIII. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN 171
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ui trình kiểm toán do việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán trong qui trình kiểm toán BCTC phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
1. Kiểm soát nội bộ
Nội dung phần này đề cập những vấn đề cơ bản về rủi ro kiểm toán, đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, cùng đặc điểm kiểm toán trong môi trường tin học cũng như các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài.
Về khái niệm, hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
1.1. Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (CM 400)
a) Khái niệm
Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hay không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và DNKT không phát hiện được.
Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do KTV và DNKT đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Đánh giá rủi ro kiểm toán: Là việc KTV và DNKT xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán.
Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, KTV phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của BCTC và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó.
b) Thử nghiệm kiểm soát
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện:
- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;
- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.
Ngoài các thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán khác để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, như thu thập bằng chứng thông qua việc thu thập thông tin và quan sát các hoạt động của các hệ thống này.
c) Các bước thực hiện thử nghiệm kiểm soát bao gồm:
- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không;
- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng có được đơn vị thực hiện hay không.
Trên cở sở kết quả đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, KTV thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tương ứng trong thử nghiệm cơ bản.
1.2. Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học (CMKT số 401)
a) Sự cần thiết phải đánh giá môi trường tin học
Trong kiểm toán BCTC, KTV cần đánh giá ảnh hưởng của môi trường tin học lên quá trình kiểm toán. Môi trường tin học có thể ảnh hưởng đến :
- Các thủ tục KTV áp dụng nhằm tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ;
- Việc xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và đánh giá của KTV về rủi ro kiểm toán;
- Việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản phù hợp để đạt được mục tiêu kiểm toán.
b) Các giai đoạn đánh giá môi trường tin học
(1) Khi lập kế hoạch kiểm toán BCTC với những mảng công việc có thể chịu ảnh hưởng của môi trường tin học của khách hàng, KTV phải tính đến tầm quan trọng và độ phức tạp của hệ thống tin học và tính sẵn có của những dữ liệu tin học có thể cần cho kiểm toán.
(2) Khi đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các khoản mục trên BCTC doanh nghiệp. Những rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong môi trường tin học có thể có tác động rộng hay hẹp đến khả năng có sai sót trọng yếu trên số dư một tài khoản hay giao dịch trong những tình huống xác định.
(3) Khi xác định các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cần xem xét môi trường tin học nhằm giảm rủi ro kiểm toán thấp tới mức có thể chấp nhận được.
1.3. Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM số 402)
a) Sự cần thiết
KTV phải đánh giá ảnh hưởng của các dịch vụ mà tổ chức bên ngoài cung cấp cho đơn vị được kiểm toán liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng phương pháp tiếp cận có hiệu quả.
Tổ chức cung cấp dịch vụ có thể thiết lập và thực hiện những chính sách và thủ tục ảnh hưởng đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sử dụng dịch vụ. KTV cần xác định phạm vi của các dịch vụ cung cấp bởi một tổ chức bên ngài và ảnh hưởng của nó đối với công tác kiểm toán.
b) Các yếu tố cần xem xét
- Tính chất của các dịch vụ do tổ chức bên ngoài cung cấp.
- Điều kiện của hợp đồng và mối liên hệ giữa đơn vị sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ
- Các cơ sở dẫn liệu BCTC có tính trọng yếu chịu ảnh hưởng bởi việc sử dụng dịch vụ bên ngoài.
- Các rủi ro tiềm tàng liên quan đến các cơ sở dẫn liệu nêu trên.
- Tác động qua lại của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sử dụng dịch vụ và của đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Các thủ tục kiểm soát nội bộ của...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiểm toán và kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại Kế toán & Kiểm toán 0
D Bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Kế toán & Kiểm toán 0
D Báo cáo thực tập tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC Kế toán & Kiểm toán 0
D Báo cáo thực tập tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Kế toán & Kiểm toán 0
D Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
D Giáo án ôn tập và kiểm tra giữa kì 1 môn toán 7 sách kết nối tri thức với cuộc sống Luận văn Sư phạm 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Tính độc lập của kiểm toán viên và sự ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top