huyentran080789

New Member
Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc Tây Hồ

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc Tây Hồ





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.01
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.02
1. Lý luận chung về chi phí sản xuất.02
1.1. Nội dung và bản chất kinh tế của chi phí.02
1.2.Phân loại chi phí sản xuất .02
a. Phân loại yếu tố chi phí.03
b. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.03
c. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí.04
d. Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành.04
1.3. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành.05
1.3.1.Phân loại giá thành.05
a. Giá thành dự toán.
b. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp.
c. Giá thành đấu thầu công tác xây lắp.
d. Giá thành hợp đồng công tác xây lắp.
e. Giá thành thực tế công tác xây lắp.
1.3.2-Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.07
1.3.3-Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gia thành.08
1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.09
1.4. Đối tượng tập hợp và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.09
1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.09
1.4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.10
a. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.10
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 11
c. Kế toán tập hợp chi phí máy.12
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.13
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuât.15
1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.16
1.5.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.16
a.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí của nguyên vật liệu chính hay nguyên vật liệu trực tiếp.16
b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng
hoàn thành tương đương.16
c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.16
1.5.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp.17
1.5.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. .17
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn.18
b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.18
e. Phương pháp tính giá thành theo định mức.19
phần II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ .20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.20
2.2.Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.23
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.23
2.2.2. chức năng nhiệm vụ từng bộ phận.24
a. Ban giám đốc.24
b. Bộ máy quản lý chức năng.25
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán.26
a. Bộ máy kế toán.26
b. Chức năng của từng bộ phận.27
2.4. Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ .29
a. Nhiệm vụ kế toán thường xuyên. .29
b. Tổ chức chứng từ tại công ty Kiến trúc Tây Hồ.30
c. Hệ thống tài khoản kế toán.32
d. Hệ thống báo cào tài chính tại công ty Kiến trúc Tây Hồ.34
2.5.Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.35
2.5.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.35
2.5.2. Nội dung kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.36
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.36
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.41
c . Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.51
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.55
2.5.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.60
2.5.4.Tính giá thành sản phẩm.61
a. Đối tượng tính giá thành:.61
b. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành.62
c. Trình tự tính giá thành.62
Phần III: PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ
3.1 Nhận xét, đánh giá tình hình tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.65
a. Nguyên tắc chung trong hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm.65
b. .Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ. .66
c. Những tồn tại trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.70
3.2.Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.72
a.Đối với chi phí vật tư.72
b. Đối với chi phí nhân công (công nhân sản xuất tạp vụ, công nhân lái máy,.) công tác hạch toán cần thêm một số cong việc sau:.73
c. Đối với chi phí sản xuất chung.74
d. Đối với việc lập bảng tổng hợp chi phí cuối kỳ kế toán.75
e.Về phần mềm kế toán công ty sử dụng.75
f.Về hệ thống tài khoản công ty sử dụng.76
KẾTLUẬN.78
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u... nên để thuận lợi cho việc quản lý hạch toán tài sản cố định, kế toán TSCĐ cần sắp xếp theo từng nhóm theo đặc trưng nhất là quyền sở hữư, nguồn hình thành. Vì vậy kế toán TSCĐ của Công ty luôn theo sát tình hình biến động, tính khấu hao TSCĐ của từng tài sản, theo dõi chi tiết bằng thẻ TSCĐ để có được mức khấu hao đã chuyển thực tế vào các công trình, hay các bản thiết kế. Từ đó xác định được giá thành thành phẩm của Công ty sao cho thấp nhất để thu hút các hợp đồng kinh tế, các tổ chức mời thầu.
- Kế toán thanh toán: Phải theo dõi chính xác, kịp thời tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Để có được sự chính xác đòi hỏi kế toán phải theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu, phải trả, liên tục đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán của các đơn vị kịp thời cũng như phải trả các khoản đến kỳ hạn phải thanh toán. Phải đối chiếu theo định kỳ hay cuối tháng từng khoản nợ khoản thu phát sinh, số đã thu, số còn phải thu, số đã thanh toán, số còn phải trả. Khi cần thiết phải xác nhận với khách hàng bằng văn bản đối với các khách hàng có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên và có số nợ, phải trả lớn. Chính vì vậy thông qua các mối quan hệ thanh toán, có thể đánh giá tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt Công ty sẽ ít chiếm dụng vốn của người khác, ngược lại sẽ tồn tại tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến nợ kéo dài.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội(BHXH): Kế toán tiền lương và BHXH phải quản lý lao động về mặt số lượng để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động trong công ty về mặt số lượng và chất lượng từ đó làm căn cứ tính lương tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động, tại mỗi phòng, mỗi đơn vị thi công kế toán phải có sổ chi tiết để thanh toán tiền công tiền lương, các khoản phụ cấp và trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng đơn vị thi công từng phòng. Trên bảng thanh toán lương cần ghi rõ các khoản phụ cấp, các khoản khấu trừ số tiền người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, dựa vào đây cũng đánh giá được hoạt động của công ty, và là một nhân tố quan trọng trong quá trình tái sản xuất sản phẩm.
-Thủ quỹ: Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý về nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với số tiền tồn ở sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có chênh lệch thủ quỹ phải kết hợp với kế toán để tìm ra nguyên nhân của phần chênh lệch đó đưa ra kiến nghị biện pháp giải quyết. Để tránh sự chênh lệch trên thủ quỹ phải kiểm tra mọi khoản thu và chi tiền mặt, phiếu thu, chi phải có chữ ký của người thu người nhận, người cho phép nhập xuất quỹ. Sau khi đã thu tiền thủ quỹ đóng dấu đã thu tiền hay đã chi tiền vào chứng từ. Cuối ngày thủ quỹ căn cứ vào chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi để chuyển cho kế toán tiền mặt. Đòi hỏi mọi khâu trong quá trình làm việc của thủ quỹ phải cẩn thận, chính xác, thủ quỹ phải trung thực, ghi chép đầy đủ tránh thiếu sót và nhầm lẫn.
2.4. Hình thức kế toán tại Công ty.
Hiện nay hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là chứng từ ghi sổ. Hình thức này dễ phát hiện sai sót, tập trung được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khâu thiết kế đến bàn giao công trình cho đội thi công. Mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều được ghi trên chứng từ gốc sau đó phân loại ghi vào chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ cái các tài khoản.
a. Các nghiệp vụ kế toán làm thường xuyên.
(1) Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra tiến hành phân loại tổng hợp lập chứng từ ghi sổ.
(2) Các chứng từ liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thủ quỹ ghi vào sổ quỹ kèm theo chứng từ thu, chi cho kế toán tổng hợp số liệ lập chứng từ ghi sổ.
(3) Căn cứ vào số liệu, chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan.
(4) Chứng từ phản ánh kinh tế hoạt động cần quản lý chi tiết cụ thể kế toán ghi sổ chi tiết có liên quan.
(5) Cuối tháng căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập bảng chi tiết số phát sinh.
(6) Sau đó đối chiếu số phát sinh và bản đối chiếu số phát sinh.
(7) Căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và bảng chi tiết số phát sinh lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.
Trình tự kế toán của Công ty Kiến trúc Tây Hồ
Chứng từ gốc
(2) (4)
(1)
Bảng tổng hợp chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ nghi sổ
(1)
(3)
Sổ cái các tài khoản
(5)
Bảng chi tiết số phát sinh
Bảng đối chiếu số phát sinh
(6)
(7) (7)
Bảng CĐKT và các báo cáo
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
b.Tổ chức chứng từ tại Công ty Kiến Trúc Tây Hồ.
Mỗi một nội dung kinh tế, kế toán bộ phận trực tiếp lập chứng từ, mỗi một chứng từ mà kế toán Công ty lập thường có 3 liên và được đưa đến từng bộ phận liên quan. Liên gốc luôn được giữ lại gọi là liên gốc, những liên còn lại thì tuỳ từng nội dung kinh tế mà được luân chuyển đến bộ phận cần thiết. Chứng từ mà kế toán lập đó phải có đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định và có đầy đủ chữ ký. Sau đó chuyển cho từng phần hành, bộ phận liên quan để dựa vào đó làm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho...Từ đó kế toán từng bộ phận phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp và hợp lý của chứng từ, như chữ ký của người có liên quan sau khi kiểm tra thì kế toán sẽ dựa vào đó để lập định khoản kế toán ghi sổ kế toán. Sau khi hoàn tất toàn bộ kế toán bao gồm việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu khoá sổ và cung cấp số liệu báo cáo tài chính của Công ty. Công ty sẽ sắp xếp phân loại, lập danh mục sổ kế toán lưu trữ ở bộ phận kế toán và kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Những chứng từ chính được công ty áp dụng trong hệ thống danh mục chứng từ như là:
- Chứng từ hàng tồn kho dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thể hiện qua:
Phiếu xuất kho – Mẫu số 01 VT
Phiếu nhập kho- Mẫu số - 02 VT
Biên bản kểm kê kho – Mẫu số 08 VT
Thẻ kho – Mẫu số 06 VT
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ – Mẫu số 07 VT
Trình tự luân chuyển chứng từ hàng tồn kho: Người mua vật tư nhận hoá đơn tài chính ở đơn vị mua, mang về nộp cho phòng kế toán, kế toán vào sổ chi tiết, sau đó vào sổ tổng hợp để theo dõi vật tư . Kho xuất vật tư kế toán viết phiếu xuất kho thành 3 liên, liên một lưu lại, liên thứ 2 giao cho kế toán công trình, liên thứ 3 người nhận vật tư sau đó chuyển lên kế toán tổng hợp. Định kỳ cuối tháng kế toán kiểm kê kho xác định vật tư tồn kho, giá trị xuất kho là nhập trước xuất trước.
- Lưu chuyển chứng từ lao động tiền lương do Công ty thực hiện theo chế độ giao khoán quỹ lương của đơn vị chủ quản theo từng năm kế hoạch ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top