Weatherly

New Member
Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn

Download miễn phí Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 3
A - Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường 3
I - Ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3
II - Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4
1. Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4
2. Nhiệm vụ của kế toán 4
B - Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tổ chức công tác kế toán Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 5
I - Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 5
1- Khái niệm về chi phí sản xuất. 5
2 - Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 6
3 - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8
4 - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8
4.1. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 9
4.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 15
II - Giá thành và phân loại giá thành. 19
1 - Khái niệm giá thành. 19
2. Phân loại giá thành sản phẩm 19
3- Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm. 20
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 21
5 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 25
III- Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN (TUFACO) 27
I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN. 27
1 - Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 27
2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty. 29
3 - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 33
4 - Những thuận lợi và khó khăn của công ty. 35
5- Tình hình chung về công tác kế toán ở Công ty Quy chế Từ Sơn 35
II - Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp xiết cơ khí ở Công ty quy chế Từ Sơn. 40
1 - Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế từ sơn. 40
2 - Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế Từ Sơn. 40
3 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế Từ Sơn. 41
4 - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 54
5 - Đánh giá sản phẩm dở dang. 60
6 -Tính giá thành sản phẩm tại công ty 60
PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN 65
 
I - Nhận xét chung về công tác tổ chức bộ máy kế toán và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty quy chế Từ Sơn. 65
1.1 Ưu điểm 65
1.2. Nhược điểm 67
II - Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty quy chế Từ Sơn. 68
KẾT LUẬN 69
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh SP dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không có hay bằng nhau thì tổng giá thành sản xuất bằng tổng chi phí sản xuất.
III- Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- tuỳ từng trường hợp vào hình thức kế toán doanh nghiệp sử dụng mà kế toán chi phí sản xuất, giá thành sử dụng các sổ kế toán thích hợp.
Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ (Hình thức kế toán mà Công ty Quy chế Từ Sơn sử dụng) kế toán chi phí sản xuất và giá thành sử dụng các sổ :
- Bảng phân bổ số 1, số 2 và số 3
- Bảng kê số 4
- Nhật ký chứng từ số 7
- Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 (631)
Phần thứ hai
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở công ty quy chế từ sơn (tufaco)
I - đặc điểm tình hình chung của công ty quy chế từ sơn.
1 - Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Như chúng ta đã biết, một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để kết hợp hài hoà cân đối và linh hoạt giữa cung và cầu thị trường. Từ sự cần thiết của các sản phẩm bu lông, ốc vít, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh......đối với các ngành công nghiệp như điện, xây dựng, cơ khí và khai thác mỏ......đặc biệt là đối với ngành cơ khí. Ngoài ra còn một số sản phẩm đặc biệt có chất lượng cao phục vụ cho ngành chế tạo máy, đường sắt, cầu cống, đường dây, đóng tàu và trạm dây truyền sản xuất xi măng các loại chi tiết phục vụ cho lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp. Sản phẩm được bảo vệ bộ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ điện phân, nhúng kẽm nóng chảy đều chất lượng cao của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 18/11/1963 Bộ công nghiệp đã ra quyết định thành lập nhà máy Quy chế Từ Sơn. Đây là nhà máy đầu tiên của nước ta được xây dựng tại thị trấn Từ Sơn - Huyện Từ Sơn - Bắc Ninh. Gần 40 năm thử thách và phát triển, nhà máy Quy chế Từ Sơn đã đóng góp một phần đáng kể sản phẩm của mình vào nền công nghiệp của nước nhà. Để đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, tháng 10/2000 nhà máy đổi tên thành công ty Quy chế Từ Sơn.
Nằm kề quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội 18km về phía bắc, thuận lợi cho việc lưu thông sản phẩm hàng hoá. Công ty Quy chế Từ Sơn là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp với tổng diện tích đất kinh doanh vào khoảng 40000m, với năng lực ban đầu được nhà nước trang bị gồm:
Nhà xưởng: 1456m²
Máy móc thiết bị: 22 cái
Nguồn vốn: 285000đồng
Các công nghệ chủ yếu của công ty là dập nóng, dập nguội và cắt gọt cơ khí với phương án sản xuất các loại bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn Việt Nam có tính lắp lẫn cao, bao gồm những sản phẩm như: bu lông tinh, bu lông bán tinh, bu lông thô, bu lông đặc biệt, đai ốc tinh, đai ốc bán tinh.......
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia thành 2 giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: Từ khi thành lập công ty đến trước khi có quyết định 217 HĐBT ( từ ngày 18/11/1963 đến ngày 14/11/1987 ).
Đây là thời kỳ còn mang nặng cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, công ty chỉ có nhiệm vụ tổ chức sản xuất thực hiện theo kế hoạch được giao. Do vậy trong thời kỳ này công ty thường đạt vượt mức kế hoạch như năm 1976 sản lượng đạt 112%, năm 1987 đạt 118,7%.
* Giai đoạn 2: Từ khi có quyết định 217 đến nay.
Giai đoạn này nhà nước đã xoá bỏ chế độ bao cấp, các doanh nghiệp chuyển dần sang hạch toán kinh tế, bắt đầu vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Là một doanh nghiệp nhà nước nên khi chuyển sang một cơ chế mới, các doanh nghiệp nói chung và công ty Quy chế Từ Sơn nói riêng không tránh khỏi những khó khăn và bỡ ngỡ khiến cho việc sản xuất của công ty lâm vào tình trạng trì trệ làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước tình hình đó lãnh đạo công ty đã phải tập trung giải quyết một loạt các giải pháp để ổn định sản xuất như tổ chức lại các dây truyền sản xuất, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ và công việc, tinh giảm biên chế, thực hiện tốt các giao nộp, các nghĩa vụ đối với nhà nước, duy trì và phát triển thị trường đã có, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với người lao động........
Để có thể đứng vững trong thời kỳ mới với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường lại thêm hàng ngoại nhập lậu tràn vào ngày càng nhiều, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty ngày đêm cố gắng vượt qua những khó khăn và thử thách đó để bước vào một thời kỳ mới. Cùng với các chủ trương chính sách của nhà nước, công ty đã vận dụng kịp thời các chủ trương chính sách đó phù hợp với điều kiện của mình đồng thời áp dụng những biện pháp quản lý mới như tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm thị trường...
Một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh qua các năm:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
Dự kiến 2004
1
Nguồn vốn SXKD
Trđ
3.291
3.390
3.592
2
Giá trị tổng sản lượng
Trđ
8.600
7.931
9.200
9.500
3
Doanh thu tiêu thụ
Trđ
11.610
10.748
11.500
12.700
4
Nộp ngân sách
Trđ
285
280
280
300
5
Số lượng CBCNV
Người
500
500
495
490
6
Thu nhập BQ
đ/người
550.000
600.000
650.000
700.000
2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty.
2.1 - Tổ chức sản xuất.
Công ty Quy chế Từ Sơn với diện tích mặt bằng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 1456m², tổng số công nhân viên toàn công ty là 576 người trong đó 70,8% là nam, 53 người có trình độ đại học và trên đại học.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Lao động trực tiếp: 274 người
+ Lao động gián tiếp: 83 người
+ Lao động phụ trợ khác: 69 người
- Cơ cấu bậc thợ:
+ Bậc 7/7: 4 người
+ Bậc 6/7: 10 người
+ Bậc 5/7: 50 người
+ Bậc 4/7: 219 người
+ Bậc 3/7: 55 người
+ Bậc 2/7: 17 người
2.2 - Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế không hề tồn tại một mô hình bộ máy quản lý chung nào có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Mỗi doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp vào đặc trưng ngành nghề, đặc điểm sản phẩm sản xuất, những đòi hỏi về yêu cầu quản lý của đơn vị mình để xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức bộ máy công ty cũng được coi là đặc trưng của công ty đó. Công ty Quy chế Từ Sơn đã xây dựng một bộ máy quản lý đồng nhất, chặt chẽ theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ được phân công giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể được khái quát qua mô hình sau:
S
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top