Download Đề tài Vài nét về nghệ thuật ca trù và vai trò của nó trong du lịch văn hóa

Download miễn phí Đề tài Vài nét về nghệ thuật ca trù và vai trò của nó trong du lịch văn hóa





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ 3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HÁT CA TRÙ 3
1. Ả đào: (nữ giới) 3
2. Kép (nam giới) 3
3. Ca trù 3
4. Cầm chầu 4
5. Đầu thưởng, vai thưởng, nách thưởng 4
6. Đủ khổ, dôi khổ, thiêu khổ 5
7. Hát mưỡu 5
8. Giáo phường 5
9. Hãm 5
10. Lạc nhạn, xuyên tâm, thuỳ châu 5
11. Hát ả đào 6
II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ 6
CHƯƠNG II 10
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ 10
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀI HÁT CA TRÙ 10
1. Phân loại 10
2. Chất liệu 10
3. Nội dung chính của bài ca trù 11
4. Bố cụ một bài ca trù 11
5. Âm luật 12
6. Đổi âm thể 12
7. Các điệu hát thông dụng 12
II. NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CA TRÙ 13
1. Nhạc cụ 13
2. Dàn nhạc của ca trù 13
3. Tiếng hát và cách hát ca trù 13
4. Gõ phách 15
5. Gẩy đàn 16
6. Điệu múa khi hát ca trù 17
7. Đánh trống chầu trong hát ca trù 17
CHƯƠNG III 20
VAI TRÒ CA TRÙ TRONG DU LỊCH VĂN HOÁ 20
KẾT LUẬN 22
PHỤ LỤC 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
MỤC LỤC 25
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sáu ngàn ngày là mấy, cánh phù du trông thấy cũng buồn cười, thôi công đâu chuốc ấy sự đời”. “Cánh phù du” - Ba chữ này gọi là “chốn tiếp” - thưởng vào “chốn tiếp” gọi là “vai thửơng”. “Thôi công cầu” - ba chữ này gọi là “chốn tục”- thưởng vào “chốn tục” gọi là nách thưởng.
6. Đủ khổ, dôi khổ, thiêu khổ
Một bài hát ca trù (hát nói) gồm ba khổ: khổ đầu, khổ giữa và khổ xếp. Khổ đầu và khổ giữa có 4 câu ở mỗi khổi, khổ xếp có 3 câu. Một bài hát nói đầy đủ có 11 câu - gọi là bài hát đủ khổ. Bài nào có trên 11 câu gọi là dôi khổi, chưa đủ 11 câu gọi là thiếu khổ. Hai khổ đầu và khổ xếp luôn giữ nguyên dôi hay thiếu khổ chỉ xảy ra ở khổ giữa.
Ngoài ra còn có “hát nói gối hạc” - trong bài hát có một vài cầu thơ kéo dài ra, số chữ trong câu thơ có thể lên đến 12, 18 thậm chí 24 chữ.
7. Hát mưỡu
Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài trọn vẹn mà thường được hát mở đầu hay kết thúc cho một bài hát nói. Do vậy khi kết hợp hát mưỡu và hát nói lại cho ta các dạng như:
-Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói).
-Hát mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói).
-Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát).
-Hát nơi mưỡu kép (hát mưỡu bằng 2 câu thơ lục bát.
8. Giáo phường
Đây là tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Người đứng đầu giáo phường gọi là “ông chùm”. Giá phường có hệ thống qui ước mà các thành viên phải tuân thủ. Hằng năm, giáo phường đều tổ chức lễ tế tổ vào ngày 11 tháng Chạp. Sau ngày tế tổ thì ông chùm giải quyết các công việc nảy sinh trong giáo phường. Nơi lễ tế tổ có thể làm ở nhà thờ hay muựơn đình của xã để làm lễ. Trong lễ tế tổ, đào nương kép hát của các họ ở các vùng khác nhau tề tựu, đông đủ hát đủ các điệu và đặt tiệc mời khách quý - gọi là đám “thánh sư”. Giáo phường còn được hiểu là nơi dạy những người đi hát.
9. Hãm
Hãm là một điệu hát của ca trù hát ngâm hãm để chuốc rượu chúc mừng trong tiệc vui khúc hát hãm có từ một mừng đến 10 mừng.
10. Lạc nhạn, xuyên tâm, thuỳ châu
Các khái niệm này chỉ khổ nhạc của trống, đàn và phách. Nó được chia thành 5 khổ theo thứ tự như sau:
-Chính diện (dùng vào những câu hát bằng phẳng).
-Xuyên tâm có xuyên thưa, xuyên mau.
-Lạc nhạn (dùg vào câu hát trầm ngâm)
-Quán châu ( dùng vào các khổ thơ).
-Thương mã (dùng vào các khổ xếp, khổ dồn).
-Thuỳ thâu: chỉ 3 tiếng trống vào giữa câu thứ 11 hay câu thứ 10.
Xuyên thưa chỉ ba tiếng trống đánh vào đầu câu thứ 4.
Xuyên mau là ba tiếng trống đánh bào đầu câu thứ 8.
11. Hát ả đào
Đây là tên gọi chug cho hát cô đầu, hát ca trù… Theo các thư tịch hiện nay thì khái niệm hát ả đào xuất hiện sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò…
-Hát cửa đình.
Là cuộc hát được tổ chức tại đình làng hàng năm. Vào các dịp tế thần, thành hoàng làng. Luật lệ của hát cửa đình rất chặt chẽ, nghi lễ hát linh thiêng khi hát ả đào phải nhịp theo các tiết mục hành lễ và động tác của người tế.
Như vậy, để tìm hiểu về nghệ thuật ca trù, trước tiên ta phải hiểu được một số khái niệm chính thường sử dụng khi nói về ca trù. Nắm bắt được các khái niệm đó sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu được thuận lợi hơn rất nhiều. Các khái niệm đưa ra ở mức cô đọng nhất sẽ phần nào giúp người đọc luận giải các cụm từ chuyên biệt mà nếu không am hiểu ca trù sẽ không thể cắt nghĩa được.
II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ
Có thể khẳng định không ai biết rõ hát ả đào có từ bao giờ cho đến thời điểm hiện nay. Nguyên nhân của việc đó là do nguồn sách vở tư liệu cũ của ta về âm nhạc không còn lại nhiều. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể căn cứ vào một số ít nguồn tư liệu nhưng chủ yếu lại là những truyền thuyết được ghi chép lại qua truyền khẩu trong nhân dân. Chính vì lí do đó, nguồn gốc hình thành ca trù không thống nhất, tương truyền mỗi nơi một khác. Đây là một vấn đề đặt ra với các nhà nghiên cứu trong hành trình tìm về cái nôi của hát ca trù.
Tuy vây, tui cũng xin đưa ra đây dẫn chứng về ba tư liệu cổ nói tới nguồn gốc ca trù được dân gian cũng như các nhà nghiên cứu nhắc tới nhiều nhất.
Theo “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sĩ thì vào đầu Vua Lý Thái tổ (1010 - 1028) có người ca nhi tên là Đào Thị hát hay đàn giỏi từng được vua ban thưởng. Về sau vì ái mộ danh tiếng Đào Thị nên con hát gọi là Đào nương. Sách “Khâm đinh viết sử” cũng ghi : “năm Thuận Thiên thứ 16 (1925) vua Lý Thái Tổ đặt chức Quản giáp cho giới con hát. Như vậy, từ các cứ liệu trên, ca trù ít nhất cũng có từ đời Lý. Tuy nhiên đây cũng chỉ là tương truyền mà chưa có các căn cứ chính xác.
Đến đời nhà Hồ (1400 - 1407) lại có sách (Công dư tiệp ký” chép lại chuyện một đào nương ở tại thôn Đài Xá, huyện Tiên Lữ - Hưng Yên múa giỏi hát hay. Thời điểm đó, quân Minh sang xâm chiếm nước ta gây bao cảnh tang thương. Nàng đã cùng dân làng lập mưu hạ được nhiều tên giặc Minh giúp làng Đài Xá được yên ổn. Về sau người làng nhớ ơn nên đã lập đến thờ và thôn nàng ở trước đây gọ là thôn “Ả đào”.
Lại có truyền thuyết khác về Tổ cô đầu mà hiện nay được nhiều người ghi nhớ nhất. Đời nhà Lê có người tên là Đinh Lễ tự là Nguyễn Sinh, quê ở làng Cổ Đạm - Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Là con nhà gia thế song tính tình phóng khoáng, thích ca hát gảy đàn. Một lần Đinh Lễ được một cụ già đưa cho một khúc gỗ ngô đồng và tờ giây vẽ hình một cây đàn bảo rằng về làm cây đàn sẽ giúp trừ hoạ và mang lại an lành cho nhân dân. Quả nhiên cây đàn đã giúp cho cuộc sống của bà con hạnh phúc vui tươi hơn. Một hôm, Đinh Lễ đi qua châu Thường Xuân - tỉnh Thanh Hoá ngồi gảy đàn vô tình tiếng đàn đã giúp cho Bạch Hoa - con gái quan châu Bạch Đình Sa bị câm từ nhỏ bỗng cất tiếng nói sau khi nghe đàn. Cảm tạ ơn đó Bạch Hoa được gả cho Đinh Lễ. Từ đấy hai vợ chồng sống hạnh phúc, ca hát và còn dạy cả dân làng cách đàn, cách múa. Khi hai vợ chống mất đi, dân làng Cổ Đạm và đệ từ nhớ ơn lập đền thờ gọi là đền tổ cô đầu, hay đền bà Bạch Hoa công chúa. Hàng năm đến ngày 11 tháng Chạp có giỗ tổ cô đầu và các đào kép khắp nơi lại tề tựu về ở Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội ngày nay đều có đền thờ hai vị tổ sư này.
Không phải ngẫu nhiêm mà cùng với truyền thuyết trên, làng Cổ Đạm ngày nay được nhân dân cả nước biết tới như cái nôi của ca trù, là vùng đất tổ của loại hình nghệ thuật này . Xem xết nhều khía cạnh, ta sẽ thấy Cổ Đạm xứng đáng là nơi khởi thuỷ của ca trù.
Thứ nhất, có phải vô tình không khi truyền thuyết về tổ ca trù gắn liền với các chế tác ra cây đàn đáy và việc truyền bá nghệ thuật chơi đàn đáy? Như thế có nghĩa là, tính đến thời điểm có cây đàn đáy do Đinh Lễ (làng Cổ Đam) sáng chế ra thì ca trù đã có bước tiến đáng kể về chất và dần dần định hình thành một thể loại âm nhạc có diện mạo, lễ luật rõ ràng, chặt chẽ. Hơn thế, nhắc đến ca trù không thể không nhắc tới cây đà...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top