suongrong269

New Member
Download Báo cáo Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến việc duy trì và phát triển các sản phẩm thổ cẩm ở Sapa hiện nay

Download miễn phí Báo cáo Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến việc duy trì và phát triển các sản phẩm thổ cẩm ở Sapa hiện nay





MỤC LỤC
 
Phần mở đầu 1
1. Lý do lựa chọn đề tài : 1
2. Ý nghĩa của đề tài. 2
2.1. Ý nghĩa lý luận. 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3
3.1. Đối tượng. 3
3.2. Khách thể nghiên cứu. 3
3.3. Phạm vi khảo sát. 3
4. Mục đích nghiên cứu. 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu. 4
5.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi. 4
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu. 4
5.4. Phương pháp quan sát. 4
6. Giả thuyết nghiên cứu. 4
7. Khung lý thuyết. 5
Phần nội dung 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 6
2. Cơ sở lý luận. 7
3. Các khái niệm công cụ. 8
3.1. Khái niệm "ảnh hưởng". 8
3.2. Khái niệm "du lịch". 8
3.3. Khái niệm "duy trì". 9
3.4. Khái niệm "phát triển". 9
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. 9
1. Về vị trí địa lý, tự nhiên. 9
2. Về tình hình kinh tế. 9
3. Về tình hình văn hoá, xã hội, y tế. 10
II. Việc duy trì các sản phẩm thổ cẩm. 10
III. Việc phát triển các sản phẩm thổ cẩm ở Sapa. 15
1. Sự thay đổi của các sản phẩm thổ cẩm truyền thống. 15
2. Hình thức kinh doanh các sản phẩm thổ cẩm. 19
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong việc duy trì và phát triển các sản phẩm thổ cẩm ở Sapa. 23
1. Những thuận lợi. 23
2. Những khó khăn. 25
V. Kết luận và khuyến nghị. 26
1. Kết luận 26
2. Giải pháp, khuyến nghị. 28
2.1. Về phía chính quyền địa phương. 28
2.2. Về phía người dân. 28
Tài liệu tham khảo 29
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và huyện Sapa nói riêng" (Trích bài "Lợi thế Sapa trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai" - Giàng Seo Phử - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai).
2. Cơ sở lý luận.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khi xem xét đánh giá các sự kiện xã hội ở những hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể trên quan điểm kế thừa và phát triển. ở nghiên cứu này, không chỉ tìm hiểu những tác động của du lịch tới việc duy trì và phát triển các sản phẩm thổ cẩm mà còn tìm hiểu xu thế biến đổi của sản phẩm đó, từ đó có chiến lược phát triển lâu dài. Đây cũng là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch ở Sapa hiện nay.
Lý thuyết cơ cấu - chức năng: Theo lý thuyết này xã hội được nhìn nhận như một hệ thống hoàn chỉnh sự quan hệ qua lại giữa các bộ phận. Các nghiên cứu thường xem xã hội giống như cơ thể con người, trong đó các bộ phận có những chức năng riêng và những chức năng này thoả mãn nhu cầu của hệ thống và bộ phận.
Theo Pascar một hệ thống phải có khả năng duy trì hoạt động theo một mô hình xã hội, trên cơ sở đó sẽ đổi mới động cơ, hoạt động hay trong hoạt động của chính thành viên để tạo ra một hoạt động hài hoà, đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới đối với sự biến đổi của môi trường.
Lý thuyết trao đổi xã hội của Homans: Chủ yếu tập trung vào tương tác xã hội giữa các cá nhân. Homans đưa ra 4 nguyên tắc tương tác giữa các cá nhân như sau:
- Nếu một dạng hành vi được thưởng hay có lợi thì hành vi có xu hướng lặp lại.
- Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy.
- Nếu như mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều "chi phí" vật chất và tinh thần lớn để đạt được nó.
- Khi các nhu cầu của các cá nhân gần như hoàn toàn thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc thoả mãn chúng.
3. Các khái niệm công cụ.
3.1. Khái niệm "ảnh hưởng".
ảnh hưởng là tác động của vật nó đối với vật kia làm cho vật thứ hai ít nhiều bị chi phối của vật thứ nhất.
(Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học - 1998)
3.2. Khái niệm "du lịch".
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn có ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, tiêu biểu là một vài quan điểm sau:
Trong quá trình thống kê du lịch, tác giả Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải đã chỉ ra rằng: du lịch là một ngành kinh tế - xã hội dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hay không kết hợp các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Theo Coltman, du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm: du khách, cơ quan cung ứng, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch.
Một số tác giả Hoa Kỳ thì lại coi du lịch như là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.
3.3. Khái niệm "duy trì".
Trong báo cáo này, "duy trì" được hiểu là việc giữ gìn và bảo tồn các sản phẩm thủ công truyền thống, trong đó có sản phẩm thổ cẩm.
3.4. Khái niệm "phát triển".
Theo Liên Hợp Quốc thì phát triển là một quá trình trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình, qua những thời kỳ khác nhau và tới tính hoàn toàn không đảo ngược của quá trình đó.
(Từ điển Xã hội học - Nguyễn Khắc Viện - 1994)
Chương 2: kết quả nghiên cứu
I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
1. Về vị trí địa lý, tự nhiên.
Sapa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có độ cao trung bình 1.500m so với mặt biển, cách Hà Nội 333km. Diện tích tự niên là 67,864ha, chiếm 8,44% diện tích toàn tỉnh, với 17 xã và 1 thị trấn.
Sapa thuộc vùng khí hậu Đông Hoàng Liên Sơn có mùa đông lạnh, mùa hè mát, không có thời kỳ khô nóng. Nhiệt độ trung bình năm của toàn huyện là 15-160C.
2. Về tình hình kinh tế.
Kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Năm tháng đầu năm 2003 toàn huyện đã trồng và chăm sóc được 112ha lúa xuân, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức so với kế hoạch được giao 4ha. Đặc biệt trong thời gian qua huyện đã phối hợp với Vườn quốc gia Hoàng Liên tổ chức rà soát đất lâm nghiệp. Chuẩn bị thiết kế thi công trồng 110ha rừng cảnh quan.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện tiếp tục duy trì, đầu tư khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như: dệt may, làm hàng thổ cẩm, chế biến thực phẩm phục vụ thị trường và sinh hoạt của người dân. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp toàn huyện tính từ đầu năm đạt 2.995 triệu đồng, bằng 90% kế hoạch giao, trong đó công nghiệp khai thác (vật liệu xây dựng) đạt 2.596 triệu đồng, công nghiệp chế biến đạt 399 triệu đồng.
Tỷ trọng thương mại chiếm 15%, tỷ trọng ngành du lịch 13%. Tính từ đầu năm 2003 lượng khách du lịch đến địa bàn có đăng ký kinh doanh là 31.547 lượt khác, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 10.101 lượt khách quốc tế.
3. Về tình hình văn hoá, xã hội, y tế.
Tăng cường công tác vận động duy trì học sinh đến lớp ở các điểm trường, tỷ lệ học sinh chuyên cần ở các điểm trường đạt trên 80% ở tất cả các khối.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân phòng ngừa dịch bệnh. Tính từ đầu năm 2003 đã khám và chữa bệnh cho 27.102 lượt người, điều trị nội trú 1.235 lượt người.
II. Việc duy trì các sản phẩm thổ cẩm.
Những tiềm năng, thế mạnh của du lịch Sapa từng bước được đánh thức, thổi vào cuộc sống của người dân địa phương một luồng không khí mới mẻ. Nếu như trước đây (vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX) sau khi người Pháp chen chân đến vùng đất này, họ đã chọn Sapa là nơi nghỉ mát và dưỡng bệnh, thì nay sự phát triển du lịch đã tạo nên nhu cầu tiêu thụ gia tăng của du khách đối với các sản phẩm cả vật chất lẫn văn hoá tinh thần của địa phương.
Khách du lịch đến Sapa rất thích quan tâm, tìm hiểu đời sống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là khách nước ngoài. Không những thế họ còn tỏ ý thích mua các hàng thổ cẩm, đồ trang sức của địa phương về làm kỷ niệm. Cũng chính từ đó mà việc tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch của người dân tộc thiểu số mới thực sự bắt đầu được phát triển và mở rộng.
Sản phẩm thổ cẩm của người dân tộc thiểu số ở Sapa trước kia chỉ chủ yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đây là công việc họ làm quanh năm với mục đích sử dụng cho bản thân và gia đình. Các cô gái dân tộc được học khâu vá, thêu thùa từ rất sớm, những người bà, người mẹ truyền thụ cho họ tất cả những kinh nghiệm và sự khéo léo của người phụ nữ để họ làm "vốn" trước khi đi lấy chồng. Song, những năm trở lại đây mục đích tạo ra các sản phẩm thổ cẩm của họ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Tiền lương - Sự ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính, từ đó hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thốn Luận văn Kinh tế 0
T BÁO CÁO BÀI TẬP MÔN XỬ LÝ ẢNH Khoa học kỹ thuật 0
L Luận văn: Những ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính doang Tài liệu chưa phân loại 0
C Báo cáo Ý nghĩa của việc ảnh hưởng của chữ Hán vào Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
H Báo cáo thực hành Xây dựng một số thuật toán sơ cấp trong xử lý ảnh Tài liệu chưa phân loại 0
M Báo cáo thực tập tổng hợp tại Trung tâm Phát thanh- Truyền hình- Điện ảnh CAND Tài liệu chưa phân loại 0
L Báo cáo NCKH: ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ẢNH TỪ WEBCAM Tài liệu chưa phân loại 0
E Báo cáo Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người Dân Tân (Qua khảo sát xă hội học tại xã Tân Tài liệu chưa phân loại 0
B Đề án: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên báo cáo tài chính- Chuẩn mực kế toán số 10 Luận văn Kinh tế 0
K Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên báo cáo tài chính- Chuẩn mực kế toán số 10 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top