sunkute

New Member
Download Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần thép Việt – ý

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần thép Việt – ý





Việc xác định chi phí vốn của VIS rất quan trọng, là căn cứ để xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu và cũng là sơ sở đưa ra lựa chọn cách huy động vốn của VIS. Trong từng trường hợp cụ thể mà VIS có quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn nào. Bảng 2.5 cho thấy chi phí lãi vay của VIS tương đối thấp và ổn định. Nếu trừ đi phần tiết kiệm thuế, thì chi phí lãi vay khoảng 2,7% (vì lãi vay được đưa vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên số liệu trên chưa tính đến các khoản chi phí cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng như: chi phí giao dịch, chi phí thông tin liên lạc, chi phí lập dự án khả thi, chi phí kiểm toán Chi phí vốn CSH thực chất là chi phí phải trả cho chủ sở hữu khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Với doanh nghiệp thì đây là một khoản chi phí, nhưng với nhà đầu tư thì đây chính là thu nhập được nhận trên cơ sở đầu tư vốn. Năm 2004 tỷ lệ này là 10%, năm 2005 là 11%, năm 2006, VIS đã được ghi danh niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chi trả cổ tức là 10% + 4% cổ phiếu thưởng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hợp với tình hình sản xuất kinh doanh lựa chọn.
Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?
Nhà doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
Tài chính có vai trò quan trọng, nó giúp tiền tệ của Công ty được chuyển động tuần hoàn, đưa dồng tiền đi đến các bộ phận của Công ty, đảm bảo cho Công ty hoạt động, vận hành bình thường. Do vậy, phân tích tài chính trong doanh nghiệp chính là sự xác định các hạn chế, dự báo được dấu hiệu bất thường trong hoạt động của Công ty, đồng thời giải quyết được các mối quan hệ trong nội bộ Công ty, và công ty với các tác nhân bên ngoài. Để thấy được vị trí và yêu cầu của Công ty trong từng giai đoạn phát triển, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu trong quản lý doanh nghiệp. Từ đó không chỉ tạo ra sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp trên thi trường nhằm thu hút các nhà đầu tư, huy động nguồn lực về vốn nhằm mở rộng và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay, theo đó doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và thông qua cơ cấu vốn, nguồn vốn và sự biến động của từng loại vốn, từng nguồn vốn ta sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu tình hình tài chính và huy động vốn tại Công ty CP Thép Việt – Ý qua một số chỉ tiêu, cụ thể:
2.2.1 Tình hình tài sản tại VIS
Bảng 2.3 Kết cấu tài sản của Công ty cổ phần thép Việt – Ý
tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 – 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
05/04
(%)
06/05
(%)
I.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
337,722
502,043
551,546
148,66
109,84
1
Tiền mặt
13,995
54,762
77,900
391,30
142,25
2
Các khoản phải thu
139,754
213,147
324,954
152,51
152,45
3
Hàng tồn kho
180,061
234,058
138,444
129,98
59,15
4
Tài sản lưu động khác
3,912
0,076
10,248
1,94
13484
II.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
236,402
219,172
226,603
92,71
103.39
1
Tài sản cố định hữu hình
279,544
288,309
291,478
103,14
101.10
2
Hao mòn luỹ kế
(43,210)
(72,988)
(92,669)
168,91
126,96
3
Tài sản cố định vô hình
0
2,375
0
-
-
4
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0,068
1,467
14,624
2157
996,86
5
Tài sản dài hạn khác
3,740
5,042
13,170
134,81
261,21
Tổng tài sản
574,124
721,215
778,149
125,62
107,89
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý)
Qua bảng 2.3 ta thấy, Việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty tương đối hợp lý (TSCĐ chiếm 30% - 40%, TSLĐ chiếm 70% - 60% trên tổng tài sản doanh nghiệp). Công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng, là mặt hàng có khối lượng lớn và cồng kềnh do vậy hàng tồn kho tại công ty khá lớn. Và đây cũng là một cơ sở để đảm bảo cho nguồn vốn vay tại các Ngân hàng. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn chú trọng tới vấn đề đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc, và xây dựng kho kín để bảo quản sản phẩm. Điều này cho thấy, tình hình biến động tài sản của VIS tăng rõ qua 3 năm. Tổng tài sản của VIS năm 2004 đạt 574,124 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 721,215 tỷ đồng, tăng 25,62% so với năm 2004; năm 2006 tổng tài sản VIS tăng đạt 778,149 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2005. Qua bảng ta thấy, yếu tố làm tổng tài sản biến động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng, tiền mặt tăng, hàng tồn kho lại giảm điều này cho thấy sản lượng thép được sản xuất ra đã được tiêu thụ tốt; Riêng tài sản cố định và đầu tư dài hạn: có chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tài sản dài hạn khác đều có sự tăng đột biến năm 2006, nguyên nhân năm 2006 là thời kỳ công ty tiến hành cho xây dựng kho kín chứa sản phẩm, xây dựng xưởng luyện cán để tận dụng nguyên liệu phế trong quá trình cán thép chính... Điều này cho thấy công ty hoạt động ngày có hiệu quả.
2.2.2 Tình hình nguồn vốn tại VIS
Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Thép Việt – ý
tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
05/04
(%)
06/05
(%)
I.
Nợ phải trả
501,087
634,952
662,057
126,71
104,27
1
Nợ ngắn hạn
292,450
469,231
470,932
229,40
100,36
2
Nợ dài hạn
204,457
162,150
162,625
79,31
100,29
3
Nợ khác (Chi phí phải trả)
4,180
3,571
28,500
85,43
798,10
II.
Vốn chủ sở hữu
76,023
92,108
116,212
121,16
126,17
1
Vốn chủ sở hữu
75,585
91,713
115,990
121,34
126,47
2
Nguồn kinh phí và quỹ khác
0,438
0,395
0,222
90,18
56,20
Tổng nguồn vốn
577,110
727,060
778,269
125,98
107,04
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý)
Bảng 2.4 chi chúng ta thấy: Năm 2004 có số nợ phải trả là 501,087 tỷ đồng, năm 2005 là 634,952 tỷ đồng tăng 26,71% nguyên nhân là do sau khi mới bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do nhu cầu về vốn nhiều nên số nợ đã tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định, doanh nghiệp dần làm chủ được tình hình tài chính nên tỷ lệ nợ phải trả về cơ bản là tăng nhẹ so với năm 2006 là 4,27%. Tuy nhiên số nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, năm 2004 tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn là 86,82%, năm 2005 là 87,33%, năm 2006 là 85,06%. Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn phản ánh mặt lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Đối với VIS tỷ lệ này khá cao có thể thấy: Là một doanh nghiệp mới thành lập số nợ vay lớn cho thấy công ty có uy tín để có thể được nợ khoản tiền lớn như vậy, tuy nhiên điều này lại là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ. Để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong điều kiện vốn vay có hạn và còn phải chịu nhiều ràng buộc, công ty đã chọn phương án tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu mục đích tăng khả năng thanh toán và mức độ đảm bảo an toàn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời làm nguồn đối ứng cho việc mở rộng sản xuất, thành lập Nhà máy sản xuất phôi thép. Năm 2004 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 75,585 tỷ đồng, năm 2005 là 91,713 tỷ đồng tăng 21,34%, năm 2006 là 115,99 tỷ đồng tăng 26,47% so với năm 2005. Điều này cho thấy doanh nghiệp không chỉ tăng vốn điều lệ mà còn tự tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Huy động vốn ở đây có thể nói là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn và sử dụng vốn.
Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn tại VIS qua 3 năm (2004 - 2006)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Nội dung
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
05/04 (%)
06/05 (%)
1
Tổng doanh thu
911,343
1.125,413
1.269,068
123,49
112,76
2
Lợi nhuận trước thuế
10,341
12,978
16,250
125,50
125,21
3
Tổng vốn
577,110
727,060
778,269
125,98
107,04
4
Lợi nhuận TT/ Tổng vốn
1,79%
1,78%
2,08%
5
Vốn CSH / Tổng vốn
13,17%
12,67%
14,94%
6
Nợ dài hạn / Tổng vốn
35,43%
22,30%
20,90%
7
Vốn CSH / Nợ dài hạn
36,97%
56,56%
71,32%
8
Chi phí lã...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
T Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Hoàn kiếm Công nghệ thông tin 0
H Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Na Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội tr Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trìn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top